Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Ánh trăng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

 - Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

III. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn KTKN, giáo án, tranh.

- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà.

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 29698Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn:
Tiết 58 _ Văn bản: Ngày dạy:
ÁNH TRĂNG
	 Nguyễn Duy
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 
 - Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức: 
 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. 
 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. 
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. 
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn KTKN, giáo án, tranh.
Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)	
 Câu hỏi:
 Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài “ Bếp lửa”?
 3. Giới thiệu bài mới: (1’)
 Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” thì “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một triết lí thầm kín. Đối với nhà thơ, đây là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng nghĩa tình, vầng trăng dững dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Để thấy được điều đó, cô mời các em đi vào văn bản “ Ánh trăng”.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
6’
12’
5’
4’
3’
- Gọi hs đọc chú thích sgk.
- Treo tranh tác giả.
- Em hãy nêu vài nét về tác giả?
-> Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ông có những sáng tác thơ: Cát trắng, Đãi cát tìm vàng; Tập truyện ngắn: Nhìn ra bến sông; Tiểu thuyết: Khoảng cách
- Theo em, bài thơ này được sáng tác vào năm nào?
-> Ánh Trăng còn đạt giải A của hội nhà văn VN 1984.
- Thể loại bài thơ?
- Bài thơ có phương thức biểu đạt là gì?
-> tư sự + trữ tình.
- Hướng dẫn đọc: 3 khổ đầu giọng kể nhịp bình thường, khổ 4 giọng đột ngột cất cao, khổ 5,6 giọng tha thiết trầm lắng. 
Nhịp:2/3, 2/1/2,3/2. 
Đọc mẫu và gọi hs đọc lại.
- Bố cục bài thơ được chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
-> Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bằng lặng trôi nhưng khổ thơ thứ tư “đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên. 
- Gọi hs đọc đoạn 1 ( khổ 1,2,3)
- Treo tranh trăng trong quá khứ.
- Hình ảnh vầng trăng gắn bó với con người như thế nào?
- Cảm nhận tình cảm trăng và con người Việt Nam ra sao?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Khổ thơ 2, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Em hiểu trần trụi ở đây như thế nào?
- Qua đó, em thấy tác giả tái hiện lại những kỉ niệm với vầng trăng trong quá khứ như thế nào?
- Khi đó tác giả nghĩ gì?
-> Mỗi lần nhớ đến quá khứ ấy, hình ảnh trăng hiện ra không chỉ có hồn mà còn mang vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc. Trần trụi gợi lên sự thành thật, tô vẽ, chan hòa với thiên nhiên không một chút ngần ngại, không có gì phải che giấu. Hình ảnh so sánh “hồn nhiên như cây cỏ” thể hiện một cách sống thanh thản lại gợi lên vẻ đẹp bình dị, hiền hậu, tình cảm chân thành. Cả hai đến với nhau bằng sự tương giao, tương cảm, nguyên sơ,  trong sáng.
Tuổi thơ tác giả được gắn bó với “vầng trăng”, “với đồng”, “với sông” rồi “với bể”. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam. Đến lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp thành hai “tri kỷ”. Một tình bạn thật đẹp, thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính: “Ngỡ không bao giờ quên. Cái vầng trăng tình nghĩa” 
- Treo tranh trăng ở hiện tại
- Khổ thơ 3, tại sao tác giả lý giải vầng trăng như người dưng?
- Thái độ của con người với trăng ra sao?
- Lí do nào dẫn đến việc từ một vầng trăng “tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”?
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
- Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê thanh bình của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt. Cuộc sống giữa thế giới vật chất hiện đại, tiện nghi, khép kín trong “ánh điện, cửa gương” đã khiến con người trở nên thu mình, tâm hồn xơ cứng dễ trở thành vô tình vô cảm. Người bạn năm xưa nay như người dưng qua đường. Chính sự lãng quên ấy đã phá vỡ tình bạn, làm mất đi sợi dây nối liền giữa quá khứ và hiện tại.
- Liên hệ thực tế, giáo dục hs.
- Gọi hs đọc đoạn 2 ( khổ 4).
- Những từ ngữ nào trong thơ biểu hiện cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người với trăng ?
- Cảm xúc của con người trước hình ảnh trên như thế nào?
- Nghệ thuật sử dụng? 
-> Trong phút giây “thình lình” ấy, con người “vội bật tung cửa sổ” như một phản xạ bản năng thì chợt nhận ra “đột ngột vầng trăng tròn”. Một lần nữa, nhà thơ Nguyễn Duy lại sử dụng thủ pháp đối lập giữa cái tối om của gian phòng và cái ánh sáng hiền dịu của vầng trăng tròn. 
- Gọi học sinh đọc đoạn 3 ( khổ 5, 6).
- Hình ảnh “ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng” diễn tả tâm trạng gì của tác giả?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? 
- Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh có ý nghĩa gì?
- Cho hs thảo luận theo bàn (2’)
- Em có suy nghĩ gì về câu “trăng im phăng phắc”
- Qua cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy, con người nhận ra được điều gì?
-> Hoá ra con người lãng quên trăng nhưng trăng không hề quên người. Trăng vẫn theo người ở đâu đó ngoài ngõ, bên cửa sổ Trăng vẫn nguyên vẹn thuỷ chung như xưa. Trăng đã soi rọi cái góc tối, đánh thức sự lãng quên của con người.
Vầng trăng ấy rất vị tha và khoan dung, lúc nào cũng sẵn lòng đón nhận người tri kỉ trong cảm xúc chan chứa trào dâng.
- Để cảm nhận được vẻ đẹp của trăng thì con người phải có tâm hồn như thế nào?
- Tình cảm của em đối với trăng?
- Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ?
- Nhận xét về hình ảnh trăng trong bài thơ?
- bài thơ đã dử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?
- Kết cấu có gì đặc biệt?
- Qua bài thơ này, em cảm nhận được điều gì?
-> Hs đọc chú thích.
-> quan sát. 
-> + sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa.
+ Được trao giải 1 cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1972 – 1973.
+ Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
-> 1978
-> Thơ Mới.
-> biểu cảm
-> Hs chú ý theo dõi.
-> Đọc diễn cảm bài thơ.
-> 3 đoạn:
+ Đ1: 3 Khổ đầu : Cảm xúc của tác giả trước vầng trăng trong quá khứ và hiện tại.
Đ2: Khổ 4: tình huống gặp lại vầng trăng. 
Đ3: Khổ 5, 6: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. 
-> Đọc
-> quan sát. 
-> + Hồi nhỏ: ở đồng, ở sông, ở bể.
+ Hồi chiến tranh: ở rừng.
-> + Trăng là tri kỷ.
+ Con người hoà hợp với trăng, với thiên nhiên 
-> + điệp ngữ: hồi, với.
+ nhân hóa: trăng là tri kỉ.
-> So sánh: hồn nhiên như cây cỏ.
-> hoang sơ, mộc mạc.
- Hs đọc.
-> những kỉ niệm nghĩa tình với vầng trăng suốt 1 thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc.
-> ngỡ chẳng bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. 
-> quan sát 
-> người đã lãng quên trăng và trăng đi qua ngõ chỉ là lướt qua.
-> coi vầng trăng như người xa lạ.
-> cuộc sống hiện tại vây bủa con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống hiện tại gấp gáp hối hả, không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ. 
-> đối lập: không gian tràn ngập hình ảnh thiên nhiên với đồng, sông, bể, rừng đã được thay bằng không gian thành phố với ánh điện, cửa gương.
-> lắng nghe.
-> đọc to, rõ. 
-> Thình lình , đột ngột.
- Cảm xúc dâng trào trước quá khứ lại hiện hình.
-> đối lập: giữa cái tối om của gian phòng và cái ánh sáng của hiền dịu của vầng trăng tròn.
-> lắng nghe. 
-> đọc. 
-> nhìn nhận lại những giá trị đã từng bị lãng quên.
-> so sánh, điệp ngữ. 
-> Tượng trưng cho quá khứ tươi đẹp yên vui hạnh phúc nguyên vẹn không phai mờ.
-> hs làm việc theo bàn: 
 Trăng là người bạn như đang nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ (chúng ta) phải biết chung thuỷ với quá khứ. 
-> sự vô tình của mình. Tự nhắc nhở mình phải biết thủy chung với quá khứ.
-> lắng nghe. 
-> yêu thiên nhiên. 
-> Hs tự bộc lộ.
- Có khi tha thiết có lúc suy tư.
-> hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của cuộc sống tự nhiên, vĩnh hằng. 
 -> Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước. 
I. Tìm hiểu chun: 
 1. Tác giả.
- Nguyễn Duy tên khai sinh Nguyễn Duy Nhuệ (1948) quê ở Thanh Hoá.
- Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
2. Văn bản:
 a. Xuất xứ. 
- Ánh trăng được sáng tác năm 1978. 
- Đạt giải A của hội nhà văn VN 1984.
 b.Thể thơ: Thơ Mới
 c. Ptbđ: tư sự + biểu cảm.
d. Bố cục: 3 đoạn 
Đ1: 3 Khổ đầu : Cảm xúc của trước vầng trăng của tác giả trong quá khứ và hiện tại.
Đ2: Khổ 4: tình huống gặp lại vầng trăng. 
Đ3: Khổ 5, 6: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.
II. Đọc- hiểu văn bản: 
 1. Nội dung:
- Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm. Nghĩa tình với vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng đến mức “ngỡ chẳng bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”. 
- Hiện tại: 
 + Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”. 
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình. 
2. Nghệ thuật: 
 - Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
 - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa.
- So sánh, điệp ngữ, biện pháp đối lập.
 3. Ý nghĩa văn bản: 
 Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước. 
4. Củng cố: (5’)
 - Vẻ sơ đồ tư duy thể hiện bài học.
5. Dặn dò: (3’)
 - Học thuộc lòng bài thơ. Làm bài tập vào tập.
 - Soạn bài “Tổng kết từ vựng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet_58_Anh_Trang.docx