Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức:

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 trong chương trình ngữ văn 12 như: Vợ nhặt - Kim Lân; Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài; Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành; Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Vấn đề số phận con người và cảm hứng anh hùng ca, tình yêu quê hương đất nước; sự phong phú, đa dạng về đề tài, chủ đề; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.

 2. Kĩ năng :

- Hiểu một số đặc điểm cảu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.

- Biết cách đọc hiểu một truyện ngắn giai đoạn này theo đặc trưng thể loại.

- Biết vận dụng những kiến thức về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 vào làm bài văn nghị luận.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4307Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ 
1. Kiến thức:
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 trong chương trình ngữ văn 12 như: Vợ nhặt - Kim Lân; Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài; Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành; Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Vấn đề số phận con người và cảm hứng anh hùng ca, tình yêu quê hương đất nước; sự phong phú, đa dạng về đề tài, chủ đề; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.
 2. Kĩ năng : 
- Hiểu một số đặc điểm cảu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
- Biết cách đọc hiểu một truyện ngắn giai đoạn này theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những kiến thức về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 vào làm bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Trân trọng thành tựu của truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 trong chương trình Ngữ văn 12.
- Thêm yêu con người, quê hương, đất nước. Có tinh thần bảo vệ, gìn giữ quê hương và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Có năng lực đọc hiểu truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975.
- Năng lực phân tích, đánh giá, bình luận về nhân vật, chi tiêt, tình huống trong một tác phẩm thuộc giai đoạn này.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong trình bày một vấn đề có liên quan ở từng cấp độ thích hợp.
B. LẬP BẢNG MÔ TẢ.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Nội dung
Nêu được hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, cốt truyện, đề tài, cảm hứng chủ đạo, xác định các nhân vật
Lý giải mối quan hệ giữa hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện, tư tưởng tác phẩm. 
Vận dụng hiểu biết về tác phẩm để phân tích, lí giải về tác giả, tác phẩm khác cùng giai đoạn.
Khái quát được đặc điểm, phong cách của tác giả. 
So sánh các phương diện về nội dung giữa các tác phẩm cùng đề tài: đề tài kháng chiến, đề tài XDCNXH ở miền Bắc.
Tự giác khám phá một số tác phẩm văn xuôi hiện đại gia đoạn 1945- 1975. Biết tự giác khám phá các tác phẩm cùng thể loại.
Trình bày những giải pháp để giải quyết những vấn đề cụ thể.
2. Nghệ thuật
Phát hiện và nêu được tình huống truyện, chỉ ra những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, những chi tiết có tác dụng làm rõ chủ đề tác phẩm
Giọng kể ảnh hưởng đến tư tưởng, chủ đề của tác phẩm . Phân tích ý nghĩa, tác dụng của tình huống truyện. Lý giải ý nghĩa các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh, câu văn, biện pháp tu từ.
Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm thể loại từ tác phẩm. Biết trình bày cảm nhận về tác phẩm
So sánh nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài, hoặc cùng tác giả.
Biết chuyển thể văn bản: có thể đóng kịch, vẽ tranh)
C.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Bài tập nhận biết
1.Tác phẩm nào sau đây không phải là truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945-1975?
a. Vợ nhặt
b. Vợ chồng A phủ
c. Chiếc thuyền ngoài xa
d. Rừng xà nu
2. Nhà văn nào sau đây là tác giả của truyện ngắn” Những đứa con trong gia đình”?
a. Nam Cao
b.Nguyễn Tuân
c. Nguyễn Trung Thành
d. Nguyễn Thi
3. Truyên ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo?
a. Đúng
b. Sai
4. Những nhân vật nào sau đây có trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài?
a. Chí Phèo, A Phủ, bà cụ Tứ
b. A Phủ, Mị, Pá Tra
c. Mị, Tràng, Tnú
d. cụ Mết, Dít, A Phủ
5. Truyện ngắn” Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành phản ánh tinh thần đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên thời kì nào?
Thời kì chống phong kiến
Thời kì chống thực dân Pháp
Thời kì chống đế quốc Mĩ
2. Bài tập thông hiểu
6. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tính nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt”:
Trân trọng niềm khát khao tổ ấm gia đình
Ca ngợi tình thương yêu giữa những người nghèo khổ
Xây dựng một tình huống đặc biệt vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo
Xót thương trước tình cảnh thê thảm của người nông dân trước cách mạng tháng 8
7. Câu nào sau đây nêu đúng và đầy đủ chủ đề truyện ngắn “Vợ nhặt”?
a. Truyện ngắn” Vợ nhặt” của Kim Lâm kể về người vợ “nhặt được” của Tràng
b. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thế thảm của người nông dân trong nạn đói 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ
c. . Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người nông dân trước cách mạng
d. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân nói về tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945
8. Thành công chủ yếu về nghệ thuật của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” thể hiện ở những phương diện nào:
a. Khắc họa tính cách nhân vật ; tạo màu sắc và phong vị dân tộc
b. Khắc họa tính cách nhân vật ; xây dựng tình huống truyện
c. Khắc họa tính cách nhân vật ; miêu tả tâm lý nhân vật
d. Tạo màu sắc và phong vị dân tộc ; xậy dựng tình huống truyện
9. Đặc điểm nào dưới đây không thể hiện màu sắc sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành?
a. Đề cập tới vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước - cuộc kháng chiến chống Mĩ giàng độc lập cho dân tộc
b. Xậy dựng các nhân vật anh hùng quyết chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của đất nước
c. Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
d. Tạo dựng một bức tranh hoành tráng về thiên nhiên và con người 
10. Nhận định nào dưới đây đúng và đầy đủ?
 Hình tượng Rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa tượng trưng cho:
a. Sức sống tuyệt vời của thiên nhiên Việt Nam
b. Cuộc đấu tranh bất khuất của dân làng Xôman và các dân tộc Tây Nguyên
c. Sự bất lực của bom đạn đế quốc Mĩ
d. Cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung
3. Bài tập Vận dụng ở mức độ thấp:
Câu 1. Viết đoạn văn không quá 5 câu về ý nghĩa của tình huống truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Câu 2. Viết đoạn văn không quá 10 câu cảm nghĩ về nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi
Câu 3. Viết đoạn văn không quá 10 câu phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh chị về hình ảnh bàn tay Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
4. Bài tập vận dụng ở mức độ cao:
Câu 1. Trong truyện “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”
Anh chị có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến ,Việt?
Câu 2. Tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với đồng bào miền núi qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (đoạn trích được học trong chương trình Ngữ văn 12)
D. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 12( Thời gian 90 phút)
I. Ma trận
Nội dung 
Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
 MĐ thấp
 MĐ cao
Câu 1
Tiếng Việt
PCNN
Nội dung
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
Số câu 1
2 điểm
20%
Câu 2
NLXH
Khái niệm, biểu hiện, bàn luận
Phương hướng rèn luyện
Số điểm
Tỉ lệ
2
20%
1
10%
Số câu 1
3 điểm
30%
Câu 3
NLVH
Vận dụng kiến thức kỹ năng phân tích hình tượng cây xà nu là loại cây đặc thù của mảnh đất Tây Nguyên 
Cây xà nu là biểu tượng trong phẩm chất cuộc sống con người Tây Nguyên
Nghệ thuật
Số điểm
Tỉ lệ
2
20%
3
30%
5
50%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%
3
30%
3
30%
3
10
100%
II. Câu hỏi
 Câu 1(2điểm): Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
 " Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
 Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
 Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
 Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
 ( Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Xác định nội dung của đoạn văn.
Câu 2(3điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 chữ) bày tỏ những suy nghĩ của anh (chị) về lòng tự trọng 
Câu 3(5điểm): Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
III. Hướng dẫn chấm
Câu 1: - Chỉ ra được phong cách ngôn ngữ chính luận (1điểm)
- Nêu được nội dung của đoạn văn là cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn độc lập (1điểm)
Câu 2: Viết được một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, đảm bảo các nội dung sau:
- Thế nào là tự trọng? (0.5điểm
- Biểu hiện của lòng tự trọng ở con người. ngợi ca những người tự trọng. phê phán những người không biết tự trọng (2 điểm)
- Phương hướng rèn luyện của bản thân (0.5điểm)
Câu 3: 
Yêu cầu về hình thức: Viết một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh, diễn đạt mạch lạc, sáng rõ
Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo các nội dung sau: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích
Phân tích được 2 ý chính:
+ Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên, loài cây đặc thù tiêu biểu của Tây Nguyên (2điểm)
+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh 
 . Thương tích của cây xà nu gợi sự mất mát mà nhân dân phải trải qua (1điểm)
 . Sức sống kỳ diệu của cây xà nu thể hiện sự bất khuất, kiên cường, vươn lên mạnh mẽ của con người (1 điểm)
 . Đặc tính ham ánh sáng của xà nu tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của con người(0.5điểm)
- Bút pháp nghệ thuật sử thi và lãng mạn (0.5 điểm)
Giáo viên vận dụng linh hoạt đáp án, biểu điểm để cho điểm công bằng, hợp lý. Khuyến khích những bài viết sáng tạo có cảm xúc.
 HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_TAP_NGU_VAN_KHOI_THPT_YEN_LAP.doc