Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chương trình địa phương phần văn mưa phùn

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1 Kiến thức:

- Sự hiểu biết về các nhà văn nhà thơ ở địa phương

 - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ ở địa phương

- Những biến chuyễn của văn học địa phương sau năm 1975

 2 Kỹ năng: - Sưu tàm ,tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương Hà Tĩnh

 - Đọc - hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương

 - So sánh đặc điễm văn học địa phương giũa các giai đoạn

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 -GV : Sách tài liệu Ngữ văn Địa phương Hà Tĩnh.

 - Nghiên cứu tài liệu soạn bài.

 -HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chương trình địa phương phần văn mưa phùn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngàysoạn 2 /11/2015
Tiết 42: 
Chương trình địa phương phần Văn
Mưa phùn
 - Đức Ban -
A. Mục tiêu cần đạt:
 1 Kiến thức:
- Sự hiểu biết về các nhà văn nhà thơ ở địa phương
 - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ ở địa phương
- Những biến chuyễn của văn học địa phương sau năm 1975
 2 Kỹ năng: - Sưu tàm ,tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương Hà Tĩnh
 - Đọc - hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương 
 - So sánh đặc điễm văn học địa phương giũa các giai đoạn 
B. Chuẩn bị của GV và HS
 -GV : Sách tài liệu Ngữ văn Địa phương Hà Tĩnh.
 - Nghiên cứu tài liệu soạn bài.
 -HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà
C.Tiến trình các hoạt động:
 * ổn định tổ chức:
 * Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” và cảm nhận về H/ả Lục Võn Tiờn?
 * Dạy bài mới: 
Hoạt đông1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đọc tiếp xúc văn bản:
Hoạt động GV và HS 
 Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn học sinh đọc.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích.
? Nêu vài nết hiểu biết về nhà văn Đức Ban?
? Em có hiểu biết gì về truyện ngắn “Mưu phùn”? 
? Trong truyện có từ ngữ nào khó hiểu? giải nghĩa?
? Truyện có kết cấu theo trình tự nào? Dựa vào đó hãy cho biết các phần và nêu nọi dung của từng phần?
I. Đọc tiếp xúc văn bản:
Đọc:
Chú thích:
- Tác giả: Họ tên là Phạm Đức Ban sinh năm 1949. quê huyện Can Lộc- Hà Tĩnh.Ông là cây bút chủ lực của văn xuôi Hà Tĩnh. Đức Ban đã cho ra đời hàng loạt tác phảm với nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kịch, kítrong đó có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng. Ông thành công nhất với đề tài nông thôn sau chiến tranh. ở đây người đọc thấy hiện lên những người nông dân hiền lành, tốt bụng, ăn ở thủy chung, có tấm lòng nhân ái bao la.
- Tác phẩm: Là tác phẩm đạt giải khuyến khích cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên học sinh-sinh viên do HNV Việt Nam và NXB Giáo dụcphối hợp tổ chức (2002-2005).
- Từ khó: 
 3. Kết cấu: Theo trình tự từ hiện tại nhớ về quá khứ trở về thực tại và hé mở một dự cảm..
- Từ đầu- “ Người con trai chợt vui vẻ”: Cuộc gặp gỡ giưa hai nhân vật chính.
- Tiếp- “bông hoa chanh đẫm nước”. Chuyện của hai người hơn một năm qua
- Còn lại: Cảm giác hụt hẫng của người con gái.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:
? Truyện tập trung nói đến sự việc chính gì?
? Người con trai đã làm gì khi người bạn gái sau bao nhiêu năm xa cách trở về? 
? Tại sao người con trai lại hỏi bạn việc làm tử tế?
? Từ quan niệm đó anh đã làm gì?
? Khi nói tới điều đó tác giả đã nói tới chi tiết nào?
? Khác với người con trai, người con gái có quan niệm như thế nào về việc làm? chi tiết nào thể hiện điều đó? 
? Cuối cùng người con gái đã trở về quê, điều đó chứng tỏ điều gì? được tác giả nhắc qua hình ảnh nào?
? Qua đó em có nhận xét gì về cách lựa chọn nghề nghiệp của hai bạn trẻ?
? Từ đó em học tập được điều gì?
? Để khắc họa được nhân vật tác giả đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật nào đặc sắc? 
 II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Sự lựa chọn nghề nghiệp của hai bạn trẻ:
* Người con trai:
- Hỏi bạn gái: “ công việc ấy thế nào?” và “ có việc làm trên phố tử tế rồi à”. 
ị vì anh quan niệm có việc làm tử tế mới sống được tử tế.
- Anh ở lại làng “ với bao nhiêu là dự” định. Bản vẽ về sông Duềnh, núi Đá quê hương.
* Người con gái: Không thể nhìn ra công việc ở làng, cô quan niệm đã học hết 12, phải có một việc làm gì cho sang nên nói với bạn: “ chẳng lẽ ở nhà trồng chanh”. Rồi cô lên phố tìm việc làm
- Cuối cùng cô cũng trở về quê: Làng quê sông Duềnh, núi Đá. Quê hương chính là nơi nuôi sống, nuôi mình lớn lênkhông gian ấy gợi lên một sự gần gũi: Đó là tiếng gọi “ Đò ơi”, 
2. Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm và sử dụng ngôn ngữ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa của văn bản
II. ý nghĩa: Cuộc đời có nhiều con đường, mỗi thanh niên học sinh cần biết lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp, nhất là trên quê hương mình.	
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập:
Viết một bài văn ngắn nói lên ước mơ về nghề nghiệp của mình. 
III. Luyện tập: 
Học sinh tự thực hiện
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật của văn bản
 - Làm tiếp bài tập luyện tập.
 - Chuẩn bị bài: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tiet_42_chuong_trinh_dia_phuong_Ha_tinh.doc