Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.

- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.

- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh về hòa bình cho nhân loại.

KĨ NĂNG SỐNG :

1. Tự nhận thức: Nhận thức được chỉ có hòa bình mới tạo cho nhân loại cuộc sống tốt đẹp

2. Làm chủ bản thân: biết suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay.

3. Giao tiếp: Trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể chống chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình.

 TT HỒ CHÍ MINH: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới (chống nạn đói, nạ thất học, bệnh tật, chiến tranh ) của Bác.

3. Thái độ:

- Tôn trọng hòa bình, biết đấu tranh để bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 66513Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 điểm) Kể một câu chuyện nói về lối sống giản dị của Hồ Chí Minh.
Học sinh có thể kể một trong những câu chuyện về Hồ Chí Minh như : “Từ đôi dép cao su đến chiếc ô tô, Chiếc ba lô, Chú còn trẻ chú vào hầm trước đi, Bác có phải là vua đâu, Bát chè sẽ đôi...”
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Trong lịch sử thế giới đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các quốc gia, các dân tộc. Đặc biệt trong thế kỉ XX, thế giới diễn ra 2 cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của nhân loại đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng con người, phá huỷ bao nhiêu công trình kiến trúc, thiệt hại hàng chục tỉ Đô la Mĩ. Sau năm 1945 chiến tranh thế giới thứ II kết thúc nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn và đặc biệt vũ khí hạt nhân phát triển mạnh đe doạ toàn bộ loài người và sự sống trên trái đất. Trước nguy cơ đó , cả thế giới đã có nhiều cố gắng nhằm giảm mối đe doạ hạt nhân, như hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ. Văn bản này là đoạn trích bản tham luận của nhà văn Mác-két phát biểu trong hội nghị sáu nước họp tại Mê-hi-cô kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang.
Hoạt động 2. HD tìm hiểu nội dung bài
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả G. G. Mác két.
- Nhận xét, khái quát lại và giải thích từ “hiện thực huyền ảo”.
? Văn bản “Đấu tranh cho một thế gới hòa bình” ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Ông là nhà văn yêu chuộng hòa bình. Đây là bài văn trích từ bài tham luận của ông.
 Hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu VB.
- Cách đọc: giọng rõ ràng dứt khoát, chú ý đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các từ viết tắt.
- Yêu cầu HS đọc từ đầu -> điểm xuất phát của nó.
- Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho HS.
- Yêu cầu HS đọc các chú thích SGK.
? Còn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu. GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
? Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào và được viết theo phương thức biểu đạt gì? (HS phát hiện kiểu văn bản nhật dụng và phương thức biểu đạt chính là nghị luận ).
- GV nhắc lại luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quân điểm được đặt ra sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận cứ: là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
? Hãy nêu luận điểm chính của văn bản trên. Luận điểm trên được triển khai qua những luận cứ nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, khái quát và đưa ra đáp án (trên bảng phụ).
HDHS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn 1 (từ đầu ... khả năng sống tốt đẹp hơn) và cho biết tác giả nêu vấn đề gì?
? Hiện nay trên thế giới có những nguy cơ nào đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất?
? Để giúp người đọc thấy được tính hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ này, tác giả đã lập luận bằng cách nào? (phương pháp lập luận chứng minh, đưa ra các mốc thời gian và số liệu ).
? Theo em, cách lập luận trên có tác dụng gì.
- GV chốt lại: bằng phương pháp lập luận chứng minh với những mốc thời gian cụ thể, số liệu chính xác, tác giả đã thu hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề.
Chuyển tiết
- Yêu cầu HS đọc từ “ Năm 1981 cho toàn thế giới”.
? Đoạn văn trên nói về nội dung gì?
? Để cho cuộc chạy đua vũ trang không làm ảnh hưởng đến đời sống con người, vấn đề cần làm của các tổ chức là gì?
? Vấn đề ấy được thể hiện ở những luận cứ nào.
? Để làm bài toán so sánh, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
- GV dùng bảng phụ để HS dễ theo dõi , đối chiếu.
? Theo em, những dự kiến đầu tư cho nước nghèo có thực hiện được không?
? Vì sao không thực hiện được?
? Vậy những con số trên nói lên điều gì? (sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lý của cuộc chạy đua vũ trang). 
- GV kể một số mẫu chuyện về chiến tranh.
 ? Em có nhận xét gì về cách lập luận trên của tác giả. Cách lập luận này có tác dụng gì.
- GV nhận xét và kết luận: bằng phép so sánh và đưa ra các số liệu cụ thể, tác giả đã khiến người đọc ngạc nhiên và bất ngờ.
- Yêu cầu HS đọc từ “một nhà tiểu thuyết.. điểm xuất phát của nó” và cho biết nội dung nói về điều gì?
 ? Nhà văn Mác- két đã cảnh báo điều gì khi chiến tranh hạt nhân xảy ra?
? Tại sao tác giả nói: chạy đua vũ trang là đi ngược lý trí con người.
? Đối với tự nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu vũ khí hạt nhân nổ?
- Với luận cứ này, hiểm họa chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hóa của nó.
? Vậy, em có suy nghĩ gì trước lời cảnh tỉnh trên của nhà văn Mác két? (có thể đưa ra giải pháp đối với vấn đề chiến tranh hạt nhân ).
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.
? Trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và sự sống trên Trái Đất, thái độ của tác giả ra sao?
HS: Thảo luận và trình bày câu hỏi.
? Kết thúc bài văn, tác giả đưa ra đề nghị gì?
- GV: mục đích mở ra nhà băng con người ở thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã trường tồn trên Trái Đất và không quên những kẻ đã vì lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào họa diệt vong. 
HS: Trình bày theo hiểu biết. GV nhận xét, bổ sung.
Hướng dẫn tổng kết bài.
? Theo em, văn bản trên thuyết phục người đọc ở chỗ nào? (lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, thái độ nhiệt tình của tác giả ).
? Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là gì?
 Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm. 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- G.G. Mác-két là nhà văn Cô- lôm- bi- a. Chuyên viết tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực huyền ảo.
2. Tác phẩm:
 VB được viết khi tác giả tham dự cuộc họp lần II về vấn đề vũ trang và vũ khí hạt nhân (tháng 8/ 1986).
3. Đọc, từ khó:
4. Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản:
- Luận điểm:
+ Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa đối với loài người. Đấu tranh là nhiệm vụ của toàn nhân loại.
- Luận cứ:
 + Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
+ Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến xã hội, y tế, giáo dục
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí loài người và tự nhiên.
+ Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
5. Thể loại, PTBĐ:
 Văn bản nhật dụng- thuyết minh, nghị luận
II. Phân tích:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
- Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân dược bố trí khắp hành tinh.
- Có thể tiêu diệt hành tinh và phá hủy mặt trời.
 Là những chứng cứ xác thực giúp người đọc thấy được đây là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thế giới.
2. Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
- Kinh phí chạy đua vũ trang có thể giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo nhất trên thế giới:
+ Dự kiến cứu trợ về y tế
+ Giáo dục
+ Tiếp tế thực phẩm
=> Chỉ là một giấc mơ, không thể thực hiện được.
-> Lập luận đơn giản, cuộc chạy đua vũ trang đã và đang cướp đi điều kiện cải thiện cuộc sống con người.
3. Tác hại của chiến tranh hạt nhân:
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí con người và lý trí tự nhiên.
- Nó không làm lợi cho con người mà hủy diệt sự sống con người và Trái Đất.
- Nó sẽ hủy diệt nền văn minh, đưa Trái Đất trở lại điểm xuất phát ban đầu.
4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình:
- Tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.
- Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ về thảm họa hạt nhân để nhân loại hiểu.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Có lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.
-Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
2. Ý nghĩa:
 Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G. G. Mác- két đối với hòa bình nhân loại.
IV. Luỵện tập:Phát biểu cảm nghĩ của em khi thấy vũ khí hạt nhân đe dọa sự sống trên Trái Đất.
4. Củng cố:
Chiến tranh hạt nhân đem lại nguy cơ cho nhân loại như thế nào? Chúng ta phải làm gì trước hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân?
5. Dặn dò:
- Tìm hiểu xem việc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như thế nào? Chiến tranh hạt nhân có tác hại gì và nhiệm vụ của mỗi người đối với việc đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
+ Tìm hiểu khái niệm phương châm quan hệ, phương châm lịch sự.
+ Tìm hiểu các bài tập, tìm ví dụ.
--------------------------------------------------------------------------------
Tuần 2
Tiết 8
Ngày soạn: 31.8.2015
Ngày dạy: 3.9.2015
 Tiếng Việt
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo )
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nắm được những hiểu biết cốt lõi về nội dung ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ,phương cham cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
KĨ NĂNG SỐNG:
- Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.
- Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: 
- Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại, bảng phụ.
 PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TC:
 1. Phân tích tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong GT
 2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
 3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
- HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp. 
2. KTBC: Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất ? Cho ví dụ?
Trả lời, ghi điểm:
- Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa (Phương châm về lượng).2,5 điểm
- Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực ( phương châm về chất).2,5điểm
- Học sinh lấy được ví dụ đúng và chính xác ( 5 điểm)
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. HD tìm hiểu bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HDHS tìm hiểu phương châm quan hệ.
- Dùng bảng phụ ghi tình huống sau:
 A: Nằm lùi vào.
 B: Làm gì có hào nào.
 A: Đồ điếc.
 B: Tôi có tiếc gì đâu.
? Cuộc hội thoại trên có hiệu quả gì không? Vì sao?
? Tình huống trên ứng với câu thành ngữ nào?
? Qua trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Yêu cầu học sinh tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm quan hệ.
GV: Yêu cầu lớp chia 2 nhóm viết một đoạn văn có sử dụng phương châm quan hệ, sau đó yêu cầu các nhóm khác nhận xét phát hiện lỗi.
HD HS tìm hiểu phương châm cách thức.
- Yêu cầu HS quan sát ví dụ SGK.
? Hai thành ngữ dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói như thế nào?
? Những cách nói này có ảnh hưởng gì trong giao tiếp?
? Qua trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- GV đưa ra ví dụ: Đem cá về kho.
? Câu này cĩ thể hiểu theo mấy cách?
- HS thảo luận cặp, trình bày kết quả và giải thích lý do.
- GV kết luận: có 2 cách hiểu
? Để người nghe không hiểu lầm thì phải nói như thế nào?
- Muốn người nghe hiểu theo ý thứ nhất thì thêm từ “mà” trước từ “kho”.
? Qua ví dụ, em thấy trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì.
? Thế nào là phương châm cách thức?
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Yêu cầu học sinh tìm những thành ngữ có liên quan đến phương châm cách thức.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm viết một đoạn văn có sử dụng phương châm cách thức và các nhóm thay đổi nhau tìm những lỗi cụ thể trong đoạn văn đó.
HDHS tìm hiểu phương châm lịch sự.
- Gọi HS đọc truyện cười.
? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã được từ người kia một cái gì đó?
- GV giải thích và kết luận: - giáo dục HS cách giao tiếp trong cuộc sống.
? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này.
- Ví dụ trên thể hiện phương châm lịch sự.
? Thế nào là phương châm lịch sự?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
? Chúng ta vừa tìm hiểu những phương châm nào? Nêu nội dung từng phương châm. Lấy ví dụ.
Hướng dẫn luyện tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
? Qua những câu tục ngữ ca dao trên, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì?
? Hãy tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.
- GV cung cấp thêm:
 + Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
+ Vàng thì thử lửa thử than
 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
+ Chó ba canh mới nằm, người ba năm mới nói.
+ Một lời nói quan tiền thúng thóc.
 Một lời nói dùi đục cẳng tay.
+ Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
+ Người xinh tiếng nói cũng xinh,
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.
- Nêu yêu cầu bài tập 3.
- Nêu yêu cầu bài tập 5.
HS: Viết đoạn văn và yêu cầu các nhóm khác thay phiên nhau phát hiện lỗi.
- Hãy nối một ý ở cột ( A ) với một ý ở cột (B ) sao cho thích hợp.
( A )
( B )
1. Phương châm quan hệ
2. Phương châm cách thức
3. Phương châm lịch sự
 a. cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.
 b. cần tế nhị và tôn trọng người khác.
 c. cần nói đúng vào đề tài giao tiếp.
I. Phương châm quan hệ:
1. Ví dụ: (xem bảng phụ )
- Mỗi người nói một đằng không khớp nhau, không hiểu nhau → ông nói gà bà nói vịt.
→ Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
2. Ghi nhớ: SGK/ 21
II. Phương châm cách thức:
1. Ví dụ:
VD1:
- Dây cà ra dây muống: chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.
- Lúng búng như ngậm hột thị: chỉ cách nói ấp úng, không thành lời.
→ Cần nói ngắn gọn, rành mạch.
VD 2:
 Có thể hiểu câu trên theo hai cách.
+ Đem cá về nấu lên ăn 
+ Đem cá về cất trong kho.
→ Tránh cách nói mơ hồ khó hiểu.
2. Ghi nhớ: SGK/ 22
III. Phương châm lịch sự:
1. Ví dụ: SGK/ 22
Từ “xin lỗi” và “cảm ơn” đã giúp hai người nhận được ở nhau một tình cảm.
--> Cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Ghi nhớ: SGK/23
IV. Luyện tập:
1. Trong kho tàng
- Khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên con người trong giao tiếp nên nói năng lịch sự.
3. Tìm những thành ngữ liên quan đến phương châm lịch sự.
a/ Nói mát
b/ Nói hớt p/ châm lịch sự.
c/ nói móc 
d/ nói leo
5. Giải nghĩa các thành ngữ:
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo.
- Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác.
 Phương châm lịch sự.
6. Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm lịch sự trong một đoạn văn cụ thể.
4. Củng cố:
	Thế nào là PCQH? PCLS? PCCT? Cho VD?
5. Dặn dò:
- Học bài, xem lại các bài tập đã làm.Làm các bài tập còn lại 2, 4, 5/23, 24.
- Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong một hội thoại.
- Chuẩn bị bài “Sử dụng yếu tố miêu tả thuyết minh”
+ Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK. Yếu tố miêu tả đóng vai trò gì trong văn bản thuyết minh?
+ Làm các bài tập phần luyện tập.
**************************************************************
Tuần 2
Tiết 9
Ngày soạn: 2.9.2015
Ngày dạy: 4.5.2015
Tập làm văn
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
- Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Hiểu được văn thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay, vấn đề thuyết minh sinh động, cụ thể hơn.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ:
- có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh để bài thuyết minh hay, hấp dẫn hơn.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ, đoạn văn mẫu .
PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TC:
1. Phân tích ví dụ để hiểu các phương pháp thuyết minh 
2. Thực hành có hướng dẫn: luyện tập các bài tập để nắm thuyết minh một sự vật, hiện tượng bằng cách miêu tả.
3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những kiến thức thiết thực về cách sử dụng biện pháp miêu tả trong văn thuyết minh.
- HS: soạn bài, xem lại yếu tố miêu tả đã học ở lớp 6.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: kiểm tra dàn ý HS làm ở tiết 5.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
 	Hoạt động 2. HD tìm hiểu bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HDHS tìm hiểu yếu tố MT trong VBTM
- Yêu cầu HS đọc văn bản.
? Nhan đề của VB trên thể hiện điều gì.
? Hãy tìm và gạch chân dưới những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
- Bài văn sử dụng nhiều yếu tố miêu tả.
? Hãy chỉ ra và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó.
? Bài văn trên đã làm rõ công dụng của toàn cây Chuối chưa?
? Hãy cho biết thêm công dụng của thân chuối, lá chuối (tươi, khô), nõn chuối, bắp chuối?
- Thân cây chuối non (chuối tây, chuối hột) có thể thái làm rau sống ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt. Thân cây chuối tươi: làm phao tập bơi, kết làm bè vượt sông...
- Hoa chuối: thái nhỏ ăn rau sống, xào, luộc, làm gỏi...
- Cọng chuối: bện thừng...
- Củ chuối: có thể gọt vỏ để thấy một màu trắng mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ
- Nhận xét và nêu thêm một vài dẫn chứng.
? Qua phân tích, hãy cho biết yếu tố miêu tả đóng vai trò gì trong văn bản thuyết minh.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nêu yêu cầu BT1 và hướng dẫn cách làm.
- Thu phiếu một vài nhóm và đọc để cả lớp cùng chữa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận các ý kiến.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3.
I. Tìm hiểu yếu tố MT trong văn TM:
1. Văn bản: Cây Chuối trong đời sống Việt Nam.
- Nói về vai trò và tác dụng của cây chuối với đời sống con người
- Đặc điểm của chuối:
+ Nơi nào cũng có.
+ Là thức ăn từ thân đến lá.
+ Công dụng của chuối.
- Yếu tố miêu tả:
+ Đoạn một.
+ Đoạn tả chuối trứng cuốc.
+ Đoạn tả cách ăn chuối xanh.
 Làm nổi bật vai trò của cây chuối trong đời sống con người.
2. Ghi nhớ: (SGK/25).
II. Luyện tập, :
1. Bổ sung yếu tố miêu tả
- Thân cây chuối: thẳng, tròn như những chiếc cột nhà sơn xanh.
- Lá chuối tươi: như chiếc quạt phe phẩy trước gió.
2. Chỉ ra yếu tố miêu tả
- Tách trà
- Chén
- Cách uống
3. Đọc văn bản sau chỉ ra và nêu rõ được vai trò , tác dụng của các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
4. Củng cố:
GV: Treo bảng phụ:
Yếu tố miêu tả trong bài thuyết minh có vai trò gì ?
1. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
2. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
3. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.
4. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính logíc và màu sắc triết lý.
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập còn lại: 3/ 26.
- Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng thuyết minh”
+ Đọc kỹ phần “Chuẩn bị” và lập dàn ý cho đề “Con Trâu ở làng quê VN”.
+ Vận dụng bài văn tham khảo trong SGK.
***********************************************
Tuần 2
Tiết 10
Ngày soạn: 2.9.2015
Ngày dạy: 4.9.2015
 Tập làm văn
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Viết đoạn văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án, bảng phụ, đoạn văn thuyết minh mẫu.
PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TC:
1. Phân tích bài tập để hiểu các phương pháp thuyết minh 
2. Thực hành có hướng dẫn: luyện tập các bài tập để nắm thuyết minh một sự vật, hiện tượng bằng cách miêu tả.
3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những kiến thức về cách sử dụng biện pháp miêu tả trong văn thuyết minh.
- HS: soạn bài, đoạn văn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Giáo viên treo bảng phụ
 	Hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả ?
 “Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt, đầu cuống và đầu núm. Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào làn da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm”.
 (Theo Võ Văn Trực)
Trả lời ,ghi điểm:
- Các câu văn có yếu tố miêu tả:
“...Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt, đầu cuống và đầu núm. Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào làn da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm”
(5 điểm)
- Tác dụng: Sử dụng các yếu tố miêu tả trong các câu văn đó làm cho đặc điểm của loại bưởi Phúc Trạch cụ thể, sinh động hơn làm cho đoạn văn được hấp dẫn, nổi bật hơn.
(5 điểm)
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2. HD Luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
- Gọi học sinh đọc đề bài, giáo viên ghi lên bảng.
? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì.
? Cụm từ: “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì.
? Đối với đề trên, cần phải lập những ý nào.
? Phần mở bài, cần nêu ý gì.
? Phần thân bài, cần trình bày những ý gì.
? Phần kết bài, cần nêu đều gì.
- Nhận xét, bổ sung và hoàn thành dàn ý cho HS.
- Dùng bảng phụ đưa ra dàn ý mẫu để HS đối chiếu.
- Yêu cầu HS đọc bài tham khảo (SGK/28-29).
? Em có thể sử dụng đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Dau_tranh_cho_mot_the_gioi_hoa_binh.doc