Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 9 (đề dự bị)

Câu 1: (1.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

 Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:

 - Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

 Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:

 - Co.o.ó.!

 Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một.

 (Võ Nguyên Giáp kể, Hữu Mai ghi,

 Trích Những năm tháng không thể nào quên)

 Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác?

Câu 2: (1 điểm)

 Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vẽ hai bức chân dung tuyệt đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của hai người.

 Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 9 (đề dự bị)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
 Môn: Ngữ văn 9
ĐỀ DỰ BỊ
 Thời gian: 120 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (1.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
 Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
 - Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
 Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
 - Co...o...ó...!
 Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một...
 (Võ Nguyên Giáp kể, Hữu Mai ghi,
 Trích Những năm tháng không thể nào quên)
 Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác?
Câu 2: (1 điểm) 
 Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vẽ hai bức chân dung tuyệt đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của hai người. 
 Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?
Câu 3: (1,5 điểm) 
 Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả:
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
 (Trích Lão Hạc) 
Câu 4: (1.5 điểm) 
 So sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?
Câu 5: (5 điểm) 
	Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
........................................& Hết & .......................................
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
 Môn: Ngữ văn 9
ĐÁP ÁN ĐỀ DỰ BỊ
 Thời gian: 120 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
Câu
 Đáp án
Biểu điểm
1
- Trước năm 1945, đất nước ta còn là một nước phong kiến. Người đứng đầu nhà nước là vua. Vua không bao giờ xưng hô với người dân là tôi mà xưng là trẫm. 
- Việc Bác, người đứng đầu nhà nước Việt Nam mới, xưng là tôi và gọi dân chúng là đồng bào tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.
0,25 điểm
0,75 điểm
2
- Cách miêu tả vẻ đẹp hai chị em Thúy Kiều đã dự báo số phận của họ.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân “mây thua”, “tuyết nhường”: vẻ đẹp của thiên nhiên nhường nhịn, tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh à chân dung mang tính cách số phận, dự đoán cuộc đời của Thúy Vân sẽ bình yên, suôn sẻ.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen”, “liễu hờn” làm cho tạo hóa phải ghét ghen, đố kị à chân dung mang tính cách số phận, dự đoán cuộc đời của Thúy Kiều sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ.
0,3 điểm
0,35 điểm
0,35 điểm
3
- Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.
- Trong đoạn văn, tác giả miêu tả những nét mặt, cử chỉ của lão Hạc: mặt co rúm, vết nhăn xô lại, nước mắt chảy, đầu ngoẹo, cái miệng móm mém đang mếu,... nhằm diễn tả tâm trạng đau khổ của lão Hạc sau khi bán con chó.
0,5 điểm
1,0 điểm
4
So sánh hình ảnh người lính:
* Giống nhau:
- Cùng phải chịu hoàn cảnh gian khổ khó khăn nguy hiểm của chiến trường.
- Cùng có ý chí, nghị lực, niềm tin lí tưởng và tinh thần yêu nước, có tình đồng chí đồng đội gắn bó.
* Khác :
 Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Xuất thân từ nông dân nghèo.
- Trang bị còn thô sơ.
- Tình cảm thầm lặng.
- Xuất thân từ nhiều tầng lớp.
- Trang bị hiện đại.
- Tình cảm sôi nổi, trẻ trung.
0,3 điểm
0,3 điểm
0,3điểm
0,3 điểm
0,3 điểm
5
* Yêu cầu chung:
- Hình thức: 
 + Viết đúng hình thức một bài văn tự sự có yếu tố tưởng tượng.
+ Có vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài. Bước đầu biết vận dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong bài viết.
 + Bố cục rõ ràng ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 + Diễn đạt trong sáng, rõ ràng.
- Nội dung:
 + Kể được cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ.
+ Có những suy nghĩ, cảm xúc về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ sau cuộc gặp gỡ.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: 
+ Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ (không gian, thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ).
+ Giới thiệu sơ qua về nhân vật gặp gỡ (tên tuổi, nghề nghiệp hiện nay,...)
2. Thân bài:
 - Miêu tả người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc: giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục,...
- Nội dung cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
+ Trò chuyện về những gian khổ, khó khăn mà người lính gặp trên đường lái xe ra trận.
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính trước sự khốc liệt nơi chiến trường.
- Những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ ấy.
3. Kết bài: 
- Ấn tượng của em sau cuộc gặp gỡ.
- Những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại.
* Hướng dẫn chấm:
- Điểm 5: Bài làm có đầy đủ nội dung như dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
- Điểm 4: Bài làm có thể thiếu một vài ý nhỏ trong nội dung dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy có thể sai một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3: Bài làm chỉ thể hiện 50% nội dung trong dàn ý; bố cục rõ ràng, diễn đạt một số chỗ còn lủng củng, có thể sai một số lỗi chính tả. 
- Điểm 1-2: Bài làm còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt còn lủng củng hoặc không biết diễn đạt.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt dựa vào bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp. 
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
 1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 Đáp án này gồm 03 trang.

Tài liệu đính kèm:

  • docLỚP 9.doc