I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp H hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới rõ ràng, dễ hình dung.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho H kĩ năng thuyết minh kèm miêu tả, không lạc đề sang văn miêu tả.
3. Thái độ : Giáo dục H có thái độ đúng đắn khi thuyết minh, văn bản mang tình cảm, tình yêu đặc biệt với đối tượng, để dễ đi vào lòng người.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh : Vở bài học, bài soạn, dụng cụ học tập.
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Tuần : 2 Tiết : 9 Ngày dạy :28 /8/09 I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Ø Giúp H hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới rõ ràng, dễ hình dungï. 2. Kĩ năng : Ø Rèn luyện cho H kĩ năng thuyết minh kèm miêu tả, không lạc đề sang văn miêu tả. 3. Thái độ : Ø Giáo dục H có thái độ đúng đắn khi thuyết minh, văn bản mang tình cảm, tình yêu đặc biệt với đối tượng, để dễ đi vào lòng người. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Ø Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ. 2. Học sinh : ØVở bài học, bài soạn, dụng cụ học tập. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm. IV/ TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. (8đ + VBT) Kể chuyện, tự thuật, nhân hóa, thơ, vè, ca dao.... Điều cần tránh khi TM kết hợp với sử dụng 1 số biện pháp NT là gì?(8đ + VBT) a. Sử dụng đúng lúc đúng chỗ b. Kế hợp các PPTM c. Làm lu mờ đối tượng TM d. Làm đối tượng TM gây ấn tượng . 3. Giảng bài mới: Trong văn bản thuyết minh, dể tạo tính hấp dẫn, thu hút văn bản cần sử dụng yếu tố miêu tả . Hôm nay chúng ta tìm hiểu yếu tố này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BÀI * Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. ®H đọcVB SGK/ 24, các H khác theo dõi. Đối tượng thuyết minh trong văn bản là gì? Hãy giải thích nhan đề văn bản? Ø Cây chuối gắn bó với đời sống con người Việt Nam. ®G chia nhóm thảo luận Nhóm 1,2:Tìm những câu thuyết minh về đặc điểm cây chuối? Ø Đoạn 1: câu 1,3,4 giới thiệu về cây chuối, những đặc tính cơ bản: loài ưa nước, phát triển rất nhanh. Ø Đoạn 2: câu 1 nói về tính hữu dụng của cây chuối. Ø Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, các loại chuối, công dụng: Chuối chín để ăn, chuối xanh để chế biến thức ăn, chuối để thờ cúng. Nhóm 4,5: Tìm những câu văn thuyết minh có yếu tố miêu tả về cây chuối. Những yếu tố miêu tả có ý nghĩa như thế nào trong VB ? H nhận xét về vai trò của yếu tố MT. Văn bản trên cần bổ sung những gì? Ø Bổ sung về đặc điểm cây chuối rõ ràng hơn: Rễ, thân, lá, bắp chuối, bẹ chuối. Nêu một số công dụng của thân, lá, nõn, bắp chuối? Ø Thân: dùng để cho lợn ăn. Lá: để gói bánh. Nõn, bắp chuối: dùng để nấu canh, làm rau ghém, làm gỏi ® G chốt lại ND, gọi H đọc ghi nhớ Sgk * Hoạt động 2: Luyện tập ® G yêu cầu H lấy vở bài tập, hướng dẫn H làm bài tập, nhận xét, sửa chữa. I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: VB:“ Cây Chuối Trong Đời Sống Việt Nam” - Các câu TM trong VB: + Đoạn 1: các câu 1,3,4 + Đoạn 2: câu 1 + Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, các loại chuối và công dụng. - Yếu tố miêu tả. + Cây chuối thân mềm, + Chuối mọc thành rừng, bạt ngàn vô tận. + Khi quả chín có vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn;... _ Yếu tố miêu tả giúp làm nổi bật đặc điểm của cây chuối. Giúp người đọc hình dung dễ về đối tượng. * Ghi nhớ (sgk) II/ Luyện tập: Bài 1 - Thân cây tròn, thẳng như cột đình tỏa ra những tán lá xanh. - Nõn chuối trắng muốt trông tinh khiết như một làn ánh sáng trắng. 4. Củng cố và luyện tập : Đưa yếu tố miêu tả vào văn bản vào văn bản thuyết cần chú ý những gì? a. Không làm mất đi đặc trưng của văn bản thuyết minh. b. Không lạm dụng yếu tố miêu tả quá mức. c. Kết hợp thuyết minh + miêu tả + biện pháp nghệ thuật. d. Các ý trên đều đúng. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : - Học ghi nhớ, làm bài tập 2/ Sgk . Đọc bài: Trò chơi ngày xuân và tìm câu văn miêu tả. - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập sử dụng YTMT trong VBTM. + Đọc VB: Con trâu ở làng quê Việt Nam Sgk, Lập dàn ý. V/ RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: - Phương pháp: - Phương tiện : - Tổ chức: - Kết quả:
Tài liệu đính kèm: