I. Mục tiêu cần đạt
II. Chuẩn bị
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình bài học
Lời dẫn : Trong giao tiếp, người nói và người nghe cần tuân thủ nhiều quy tắc để hình thành nên những lời nói đúng và đẹp. Ở lớp 8, chúng ta đã được học vai giao tiếp và lượt lời trong hội thoại. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có những kiến thức cơ bản về các phương châm hội thoại. Các phương châm đó như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết 1.
BUỔI 2 : 17/6/2015 TIẾT 3 : TIẾNG VIỆT : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( TIẾT 1 ) Mục tiêu cần đạt Chuẩn bị Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Tiến trình bài học Lời dẫn : Trong giao tiếp, người nói và người nghe cần tuân thủ nhiều quy tắc để hình thành nên những lời nói đúng và đẹp. Ở lớp 8, chúng ta đã được học vai giao tiếp và lượt lời trong hội thoại. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có những kiến thức cơ bản về các phương châm hội thoại. Các phương châm đó như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết 1. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Phương châm về lượng Bước 1 : Ví dụ 1 ( Nhóm 1 ) GV: gọi HS đọc ví dụ 1 An : - Cậu có biết bơi không ? Ba : - Có chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa An : - Cậu học bơi ở đâu ? Ba : - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ ở đâu ? GV hỏi : Khi An hỏi :”Cậu học bơi ở đâu” thì Ba trả lời “Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ ở đâu ?”. Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? HS trả lời GV nhận xét và chốt : GV hỏi : Đáng ra phải trả lời ntn ? GV chốt : Bể bơi A, Cung văn hóa... GV hỏi : Qua đây, ta cần rút ra bài học gì trong giao tiếp ? Gợi ý : Về nội dung giao tiếp GV chốt : GV hỏi : Có 2 vị đại biểu chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau tại một hội nghị. Để làm quen nhau, một vị hỏi : -Bây giờ anh làm việc ở đâu ? Vị kia trả lời : -Tôi đang làm việc tại đây Em hãy cho biết vị đại biểu thứ 2 vi phạm phương châm nào ? Vi phạm ra sao ? GV chốt : Vi phạm PC về lượng, nói thiếu thông tin là ông ta làm việc cụ thể ở cơ quan, ban ngành nào ? Bước 2 : Ví dụ 2 ( Nhóm 2 ) GV : Gọi HS đọc ví dụ 2 GV hỏi : Vì sao truyện lại gây cười ? HS TL GV chốt : GV hỏi : Đáng ra phải hỏi và trả lời ntn ? HS TL GV chốt : Bỏ các từ trên đi GV hỏi : Qua đây em rút ra được bài học gì khi giao tiếp ? HS TL GV nx và chốt : GV hỏi : Cho HS đọc câu chuyện cười: “Nói có đầu có đuôi” Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo: - Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có cuối nghe chưa ? Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ. Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói: - Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi. GV : Anh đầy tớ đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Vi phạm ntn ? HS TL GV chốt : Vi phạm phương châm về lượng, nói dài dòng, vòng vo, thừa thông tin. Hoạt đông 2 : Phương châm về chất Bước 1 : Ví dụ GV gọi HS đọc ví dụ GV hỏi : Truyện nhằm phê phán điều gì ? HS TL GV chốt : Bước 2 : NX GV hỏi : Qua câu chuyện , em rút được bài học gì trong giao tiếp GV : Gọi HS lấy ví dụ ? GV chốt : Cho HS nghe câu chuyện tiếu lâm 1 : Cưỡi Ngỗng Mà Về Nhà nọ có khách xa đến chơi. Trong vườn đầy gà, vịt, ngan, ngỗng, nhưng chủ nhà cứ phàn nàn: – Chẳng mấy khi bác đến nhà chơi, mà nhà lại không có thức gì thết đãi tử tế, thật lấy làm ân hận quá! Ông khách mới bảo: – Tôi có con ngựa đấy, bác đem làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho vui, mấy khi anh em gặp nhau! Chủ nhà hỏi: – Thế nhưng, đường xa, khi về bác đi bộ thế nào được? Ông khách bảo: – Khó gì việc ấy! Rồi bác xem trong đàn ngan, ngỗng, gà, vịt ngoài vườn, có con nào lớn, bác cho tôi mượn một con cưỡi về cũng được! Câu chuyện 2 : Con rắng vuông Bữa kia đi chơi về bảo vợ: - Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước. Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ: - Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin. Chồng làm như thật: - Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định. Vợ bĩu môi: - Cũng chẳng đến! Chồng cương quyết: - Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa. Vợ vẫn khăng khăng: - Vẫn không dài đến nước ấy đâu! Chồng rút lui một lần nữa: - Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân. Vợ bò lăn ra cười: - Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à? GV : Yêu cầu HS phân tích ví dụ Hoạt động 3 : Luyện tập GV : Liên hệ thực tế : Trong giao tiếp cần tuân thủ các phương châm hội thoại 1 cách linh hoạt, sáng tạo. GV : Trường hợp các bác sĩ nói dối bệnh nhân về căn bệnh nan y của người bệnh để họ có thể vui vẻ sống nốt quãng đời còn lại => ko đáng phê phán. Hoạt động 4 : Củng cố và dặn dò Phương châm về lượng Ví dụ 1 Câu trả lời của Ba không làm An thỏa mãn điều mình muốn biết vì An muốn biết trường hoặc địa điểm dạy bơi. NX : Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung giao tiếp, ko được nói thiếu. Ví dụ 2 Truyện gây cười vì các nhân vật khoe khoang, nói dài dòng. + Câu hỏi thừa từ “cưới” + Câu trả lời thừa cụm từ “ Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không được nói thừa. Phương châm về chất Ví dụ Truyện phê phán thói nói dối, khoác lác NX Khi giao tiếp, không nên nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Luyện tập Bài 1 : Thứa từ : Nuôi ở nhà Có 2 cánh Bài 2 : Nói có sách mách có chứng ... Nói dối ... Nói mò Nói nhăng... ...Nói trạng Liên quan đến phương châm về chất Bài 3 Phương châm về lượng ko dc tuân thủ ( câu hỏi cuối thừa ) Bài 4 Dùng các cụm từ đó để đảm bảo phương châm về chất vì thông tin chưa có tính xác thực cao, được kiểm chứng. Để đảm bảo phương châm về lượng, khi nhắc lại nội dung người nghe đã biết, người nói cố ý muốn nhấn mạnh ý, chuyển ý, dẫn ý Bài 5 Ăn đơm nói đặt : vu khống , đặt điều dựng chuyện cho người khác Ăn ốc nói mò : nói không có căn cứ Cãi chày cãi cối : cãi cùn, không biết lí lẽ Khua môi múa mép : ba hoa, khoác lác Hứa hươu hứa vượn : hứa nhưng ko thực hiện
Tài liệu đính kèm: