Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 137: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê (tiếp theo)

 A.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản:

-Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.

-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.

- Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.

B. Chuẩn bị:

- Giáo án, Máy chiếu.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 137: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/3/2014
Ngày dạy:
 Tiết 137: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê (Tiếp theo)
-Nguyễn Minh Châu -
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản: 
-Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.
-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.
- Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.
B. Chuẩn bị:
- Giáo án, Máy chiếu.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
 ? Nêu tình huống truyện?
3. Bài mới:
? Qua khung cửa sổ, Nhĩ có những quan sát, cảm nhận gì về thiên nhiên?
? Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào? Nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả?
? Trong cảm nhận của anh đó là cảnh như thế nào?
Anh quan sát thấy điều gì, nói gì, nghĩ gì về vợ?
Chỉ ra cái hay trong phép so sánh?
Qua đó em thấy Nhĩ có cảm nhận về vợ và gia đình như thế nào?
Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông trong Nhĩ bừng lên khao khát gì?
Vì sao anh lại có khao khát đó? 
Giáo viên sử dụng 1 bài tập trắc nghiệm để khai thác học sinh rút ra nhận xét.
Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? Điều đó có thực hiện được không?
 Từ đây anh đã suy nghĩ gì về cuộc đời mỗi con người?
- Giaó viên đưa ra tình huống giả định.
Giáo viên dẫn vào hành động của Nhĩ ở cuối truyện.
Theo hành động của Nhĩ có ý nghĩa gì?
Có ý kiến cho rằng đó là hành động có ý nghĩa thức tỉnh. Theo em điều thức đó là gì?
Thảo luận nhóm( 3 phút)
H.s các nhóm trả lời, nhận xét -> GV chốt
Giáo viên tổng kết NT, nội dung phần 2.
Nhận xét về thành công trong nghệ thuật của truyện? 
Nêu ý nghĩa của văn bản?
GV hướng dẫn học sinh làm việc độc lập.
Thảo luận bàn, cá nhân phát biểu, Gv kết luận.
GV huwongs dân xh.sinh làm việc độc lập.
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: 
1. Tình huống truyện:
2. Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
a. Cảm nhận về thiên nhiên:
-Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớtđậm sắc hơn, tím thẫm như bóng tối.
- Con sông Hồng màu đỏ nhạt như rộng thêm ra.
-Bãi bồi bên kia sông phô màu vàng thau xen màu xanh nonthân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất đai màu mỡ. 
->Cảnh vật được tả từ gần đến xa, từ ngữ gợi tả, phép so sánh.
=>Cảnh vật quen, gần gũi, mới mẻ, biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương xứ sở. 
b. Cảm nhận về người vợ
- Lần đầu tiên thấy vợ mặc áo vá, những ngón tây gầy vuốt ve bờ vai anh.
- Nói: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh”
- ... như cánh bãi bồi nằm phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng, hi sinh từ đời xưa....nhờ đóNhĩ tìm thấy nơi nương tựa là gia đình.
-> Hình ảnh so sánh gợi cảm, chính xác.
=> Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động. Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa và sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình. 
c. Suy ngẫm về cuộc đời
*Khao khát của Nhĩ:
- Được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông
-> Đây chính là muốn khám phá vẻ đẹp của quê hương. Thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa trong cuộc sống 
*Suy nghĩ của Nhĩ trước việc con trai sa vào đám phá cờ thế:
- Nhĩ không giận con vì biết nó chưa hiểu ý mình. Anh rút ra quy luật: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.”
-> Chiêm nghiệm sâu sắc về đường đời.
*Hành động kì quặc của Nhĩ:
- Giơ cánh tay gầy khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai đó.
->Anh muốn giục đứa con kịp chuyến đò nhưng qua đó thức tỉnh mọi người hãy dứt khỏi những cái chùng chình, vòng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực, giản dị, gần gũi và bền vững.
Tiểu kết:
- Miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tinh tế. Giọng điệu suy ngẫm triết lí. Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Nhĩ là nhân vật tư tưởng.
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
 - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động.
- Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
2. ý nghĩa văn bản:
- Cuộc sống số phận con người chứa đầy những bất thường nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định, toan tính.
- Trên đường đời khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình.
- Thức tỉnh con người biết trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình, vẻ đẹp của quê hương.
* Ghi nhớ SGK.
* Luyện tập:
Bài 1: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn đầu của truyện?
Gợi ý: 
- Cảnh được cảm nhận của ai, theo trình tự nào?
- Nhận xét cách dùng từ ngữ, hình ảnh?
- Đó là cảnh thế nào?
Bài 2: Sau khi học xong văn bản “Bến quê” em rút ra được bài học gì?
Bài 3: Nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn SGK trang 108- 109.
Gợi ý: 
- Nhĩ suy nghĩ gì?
- Nhĩ chiêm nghiệm về điều gì?
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
* Củng cố: Cho học sinh quan sát sơ đồ bài học trên máy chiếu.
* HDVN:
- Học bài.
- Viết đoạn văn cảm nhận có cấu trúc tổng - phân - hợp về đoạn văn bài tập 3.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_27_Ben_que.doc