Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 40: Ngữ văn địa phương chợ cát

 A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Giúp HS hình dung được phiên chợ quê của địa phương NB nói riêng, vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung. Hiểu được tình người sâu sắc của vùng quê nghèo vất vả, lam lũ nhọc nhằn.

 - Nắm được đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

 2. Kỹ năng: Rèn cho HS cách đọc diễn cảm, bước đầu biết cảm nhận bài thơ.

 3. Giáo dục HS: Lòng yêu mến, tự hào về con người quê hương NB. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ vốn văn hóa của quê hương

B. CHUẨN BỊ:

 I. Giáo viên: - Yêu cầu HS tiến hành sưu tầm, lập bảng danh sách tg ở địa phương.

 - Cung cấp văn bản, hệ thống câu hỏi. Máy chiếu

II. Học sinh: Chuẩn bị bài theo HD của GV.

C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. Ổn định lớp học: (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (1HS – 4’)

 ? Ở lớp 8, em đã được học bài thơ nào của địa phương NB? Hãy nêu suy nghĩ của em về bài thơ đó?

=> Bài thơ “Bà tôi” nói lên tình cảm chân thành của người bà dành cho người hành khất. Qua đó nói lên tấm lòng của con người quê ta, tuy khó khăn về vật chất, nhưng tình người thì chan chứa yêu thương. Bài thơ đã thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 40: Ngữ văn địa phương chợ cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:  15/10/2015
Ngày dạy: 19/10/2015
 Tiết 40:  NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CHỢ CÁT
       Bình Nguyên
 A. MỤC TIÊU:
     1. Kiến thức: 
      - Giúp HS hình dung được phiên chợ quê của địa phương NB nói riêng, vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung. Hiểu được tình người sâu sắc của vùng quê nghèo vất vả, lam lũ nhọc nhằn.
      - Nắm được đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.     
     2. Kỹ năng: Rèn cho HS cách đọc diễn cảm, bước đầu biết cảm nhận bài thơ.
     3. Giáo dục HS: Lòng yêu mến, tự hào về con người quê hương NB. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ vốn văn hóa của quê hương
B. CHUẨN BỊ:
 I. Giáo viên: - Yêu cầu HS tiến hành sưu tầm, lập bảng danh sách tg ở địa phương.
                            - Cung cấp văn bản, hệ thống câu hỏi. Máy chiếu
II. Học sinh: Chuẩn bị bài theo HD của GV.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp học: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (1HS – 4’) 
 ? Ở lớp 8, em đã được học bài thơ nào của địa phương NB? Hãy nêu suy nghĩ của em về bài thơ đó?
=> Bài thơ “Bà tôi” nói lên tình cảm chân thành của người bà dành cho người hành khất. Qua đó nói lên tấm lòng của con người quê ta, tuy khó khăn về vật chất, nhưng tình người thì chan chứa yêu thương. Bài thơ đã thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc.
 III. Bài mới: 35’ GV giới thiệu vào bài 
     Mảnh đất NB với thiên nhiên hữu tình, con người hào hoa thanh lịch đã trở thành đề tài, khơi gợi nguồn cảm xúc cho các thi sỹ của quê hương NB và của cả những thi sỹ không phải sinh ra từ NB
Ai về thăm đất Ninh Bình
Mà xem phong cảnh hữu tình nên thơ
Nước non, non nước như mơ,
Càng nhìn Dục Thuý càng ngơ ngẩn lòng. (Ca dao)
VHNB tự hào là 1 trong những nền văn học địa phương ra đời sớm nhất. Cho đến nay VHNB đã có bề dày truyền thống 1000 năm tuổi. Quả là 1 vùng non nước – 1 miền thơ văn. Trong giai đoạn VHHĐ VHNB đạt nhiều thành tựu rực rỡ với 1 loạt những tác giả tên tuổi như Tạ Hữu Yên, Trần Lâm Bình, Bình Nguyên, Kao Sơn và hôm nay cô trò chúng ta cùng nhà thơ BN về thăm chợ Cát tại vùng quê Khánh Trung – Yên Khánh NB.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
TG
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Bình Nguyên?
Gv trình chiếu chân dung và vài thông tin về tác giả
..đạt nhiều giải thưởng của TW và ĐP
- Giải A cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn nghệ.
- Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ “Trăng đợi năm 2004’’.
- Giải chính thức cuộc thi thơ “Bác Hồ của chúng ta” năm 2003-2004 của báo Văn nghệ.
- Giải thưởng loại C của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ “Đi về nơi không chữ’’.
- Phong cách viết:
+ Thường viết về non nước Ninh Bình và con người quê hương.
+Thơ Bình Nguyên chứa nhiều suy ẩn,tình thân ái, nỗi niềm thân phận,  phán đoán, những chiêm nghiệm về cuộc sống từ góc nhìn của một người từng trải. Mỗi tứ thơ, mỗi hình ảnh là những tầng vỉa khác nhau của cuộc sống, được khúc xạ qua cái nhìn giàu suy tưởng, như đang âm thầm một triết lý nào đó vốn ẩn mình trong những, hình ảnh quen thuộc của cuộc sống thường  nhật.
+ Đọc thơ Bình Nguyên, người ta thấy anh luôn trăn trở về cái còn và cái mất, cái thực và cái hư, chân thành và giả dối, giữa hữu hạn và vô hạn, giữa thủy chung và lạnh lùng, giữa hạnh phúc, sum vầy với cô đơn, xa cách, giữa nhạy cảm với trơ cùn và trên hết là giữa văn chương với cuộc đời này vốn nhiều nghịch lý và lắm nỗi đắng cay.
- Những bài thơ chiếm được nhiều cảm tình của người đọc là những thi phẩm viết về những cuộc đời, số phận long đong, nghiệt ngã và cay đắng. 
   ? Kể tên các tác phẩm của Bình Nguyên mà em biết?
- Các tác phẩm : Hoa thảo mộc (2001), Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006), Lang thang trên giấy (2009), Bác Hồ của chúng ta (2003-2004), Ngàn năm thương nhớ( 2010) 
GV chiếu bài thơ
 + GV HD đọc: Chậm rãi, thiết tha, tình cảm, phù hợp với thể thơ lục bát.
+ HS đọc thơ => .Giải nghĩa những từ khó.
? Em biết gì về địa danh chợ Cát?
Chợ thuộc xã Khánh Trung- Yên Khánh, 1 trong 8 chợ của huyệ nYên Khánh
GV chiếu
GV liên hề thực tế lịch họp chợ của phiên chợ cát của xã Khánh Trung: Họp vào sáng thứ 3, thứ 5, chủ nhật
HS
? Nêu xuất xứ bài thơ?
HS
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? 
HS
? Nhận xét về giọng điệu của bài thơ?
Thể thơ lục bát quen thuộc, 10 câu lục bát chia thành từng cặp,  chỉ dùng một dấu chấm cuối bài. Lời thơ như lời tâm sự, lời giãi bày của tác giả - người chứng kiến những phiên chợ ở vùng quê này. 
? Em hãy tìm bố cục của bài thơ?
- 4 câu đầu: Nỗi niềm thân phận con người trong phiên chợ quê:
- 6 câu sau: Tình nhân ái trong phiên chợ quê.
GV  chuyển ý: Chúng ta sẽ đi vào phân tích bài thơ theo bố cục vừa tìm được.=> II.
 + HS đọc lại bài thơ.
? Đọc cặp lục bát đầu tiên, cảnh phiên chợ hiện lên qua các h/a nào?
- Từ ngữ chỉ các đặc điểm của thời tiết.
? Hai từ: sương gió, nắng mưa gợi tả cuộc sống của người dân nơi đây ntn? NT?
- ẩn dụ Sương gió, nắng mưa, điệp ngữ vẫn là.
 - Sương gió, nắng mưa: là hình ảnh của sự lam lũ, vất vả của người dân quê nơi đây.
GV:  Chỉ bằng 2 từ sương gió, nắng mưa cũng đủ sức gợi về cuộc sống của những người dân vùng quê nghèo này: vất vả, lam lũ; quanh năm giãi nắng, giầm sương, tắm mưa gội gió, và chợ Cát bao đời nay vẫn còn, vẫn gắn bó với quê hương KT – YK, vẫn chứng kiến cuộc sống của con người xưa thế và nay vẫn thế. Điệp từ góp phần khẳng định điều đó. Phải chăng chợ Cát vẫn là của riêng chợ Cát mà thôi. ...tiếng của nắng mưa gợi những gì thân thuộc, bình dị nhưng có cội nguồn sâu xa, vĩnh viễn. Điều đó cho thấy, âm thanh của chợ Cát không ồn ào, náo nhiệt, nhưng đầy sức vang vọng, miên viễn trong tâm tưởng, cái âm thanh tưởng như hòa âm của cả quá khứ và hiện tại, của không gian và thời gian, của những gì xưa cũ đã ăn sâu vào tiềm thức. 
? Vậy nét độc đáo của chợ Cát là gì? Chúng ta tiếp tục quan sát những dòng thơ tiếp theo.
Chợ là một nét văn hoá độc đáo của làng quê Việt Nam, nó không đơn thuần là nơi trao đổi những nhu cầu thiết yếu về vật chất mà còn là món ăn tinh thần của người nông dân. Xẩm chợ là một ví dụ. Bởi thế, nói đến chợ là nói đến khung cảnh náo nức, vui tươi, nói đến sự hồ hởi, ngóng trông... Chả thế mà nhắc đến chợ quê, ta phải nghĩ ngay đến Chợ Tết náo nhiệt của Đoàn Văn Cừ với hai câu thơ xứng đáng là tuyệt bút: 
 “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ. 
 Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”; 
rồi cảnh trong Bên kia sông Đuống Hoàng Cầm.... 
 “Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen”, 
 Những cô hàng xén răng đen
 Cười như mùa thu toả nắng” 
Giữa không gian quê của những cảnh chợ, kẻ chợ như thế, Chợ Cát của Bình Nguyên có những nét riêng, nó u hoài, xao xác đến nao lòng: “Vẫn là
? Em hiểu ntn về cụm từ  “ cái phận mỏng tang” ? mỏng tang thuộc loại từ nào? Nó thường biểu hiện điều gì?
GV chiếu: Hình ảnh khăn voon, cánh chuồn
- Mỏng tang là 1 tính từ thể hiện tính chất bề ngoài của sự vật hiện tượng có thể quan sát, cảm nhận được: khăn voan mỏng tang, cánh chuồn mỏng tangở câu thơ này tính từ mỏng tang đi với 1 khái niệm trừu tượng: phận người. Đây là cách dùng từ độc đáo của nhà thơ. Cách vận dụng từ này có tác dụng: gợi về những thân phận con người, những kiếp người mỏng manh, nhỏ nhoi, tội nghiệp, cần sự chở che, nâng đỡ “nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn”(Kiều).
Gv: Đúng vậy, người ta thường nói phận bèo bọt, phận lênh đênh, phận nghèo hèn, còn phận mỏng tang thì chỉ có ở Bình Nguyên mới có. Một từ mà đầy sức gợi về thân phận con người của 1 phiên chợ quê nghèo.
? Có gì đặc biệt trong cách viết ở 2 dòng thơ này? ? Cách nói bao nhiêu bấy nhiêu có ý nghĩa gì?
Bài thơ hút hồn người đọc ngay từ những kết cấu ngôn ngữ sáng tạo mới những chữ này mở ra rất nhiều liên tưởng.
- Cách nói quen thuộc của ca dao tạo cho nhịp điệu của những câu thơ du dương như khúc hát, song khúc hát bị nghẹn lại kkhông thành lời. Vì sao vậy? Chúng ta cùng xem xét tiếp ý thơ. 
? Đối xứng với bao nhiêu cái phận mỏng tang ấy là bấy nhiêu cái vội cái vàng? Ở câu thơ này tác giả lại có cách sử dụng từ ngữ  độc đáo ntn?
 Vội vàng=>Cái vội/ cái vàng
- Vội vàng là 1 từ láy được tách ra từng tiếng ghép với từ cái.
? Cách tạo từ như vậy gợi cho em hiểu thêm gì về phiên chợ của người dân quê nơi đây?
GV: Có lẽ vì cuộc sống mưu sinh vất vả nhọc nhằn mà chợ Cát vẫn họp, vẫn tồn tại song cũng chỉ diễn ra trong vội vàng thoáng chốc vì kẻ bán người mua tất cả đều nhanh chóng trở về  với những mưu sinh thường ngày, với bao nỗi lo toan, bởi cái khổ cái nghèo vẫn còn chưa dứt. Đây có lẽ là nét riêng của chợ Cát vậy.(Liên hệ chợ Chớp- Yên Hưng- YMô)
.GV: Đến đây chúng ta đã hiểu vì sao nhịp diệu du dương của cách nói bao nhiêu, bấy nhiêu lại khiến cho lời hát khó cất lên tiếng hát bởi thân phận con người mong manh, tội nghiệp. Câu thơ gợi cho người đọc chúng ta sự đồng cảm, xót xa đến chạnh lòng, phận người mong manh, phận mỏng đã cho ta hiểu về một c/s khốn khó, nhưng ở đây là mỏng tang. Vội vàng đc tách ra để nhấn mạnh cái vội cái vàng  Cách dùng từ thật gợi. Có lẽ chỉ một người dân quê mới có cách nói dân dã, chính xác về chính thân phận nhọc nhằn, lam lũ của người quê mình như vậy. 
=>Buổi chợ đông vui cũng không làm mất đi cái vẻ lam lũ ấy , họ không phút thảnh thơi, mà vẫn vội vàng  ....có thể mua ít nhưng đến chợ  để tìm thấy niềm vui thì nhiều 
?  Ta bắt gặp c/ s nghèo khổ, lam lũ của người dân một vùng quê. Thái độ của t/g khi thể hiện c/s đó?
 - Thái độ trân trọng, cảm thông, se xót  với c/s nghèo khổ bấp bênh của một vùng quê với nhiều thân phận lam lũ, nhọc nhằn. 
? Vậy những cái vội vàng trao nhau trong phiên chợ ấy là gì? Chúng ta cùng theo dõi đi hết phiên chợ để tìm  và hiểu=> 2.
? Đọc diễn cảm những câu thơ tiếp? Nêu nội dung?
? Trong phiên chợ ấy, họ mua bán những thứ hàng gì?
- Không hề có sơn hào hải vị. 
yếu tố Hán Việt Sơn hào hải vị
? Giải nghĩa yếu tố Hán Việt Sơn hào hải vị?
 - Nét độc đáo trong phiên chợ Cát: Không bán: sơn hào hải vị, Bán: “thứ vàng mười”.
GV: sơn hào hải vị: những thứ quý hiếm không có mà có lẽ chỉ là những sản vật quê mùa, những thứ do bàn tay lao động làm ra.
? Tại sao t/g có thể khẳng định vật bán mua không phải sơn hào hải vị, nhưng vẫn là thứ vàng mười.
- Bởi đó là những sản vật quê hương, là mồ hôi, công sức của chính mình. Đó là niềm tự hào trân trọng về q/h của Bình Nguyên. Mặc dù trao nhau chỉ là những sản vật quê mùa nhưng tại sao tác giả lại gọi là “ Những thứ vàng mười”. Cái quý ở đây không phải là giá trị vật chất mà là cái tình người trao nhau. Nó quý sánh ngang bằng vàng mười.
? Cảnh mua bán những thứ hàng hoá ấy diễn ra ntn?
? Từ đó TG muốn nói gì về mqh và cách ứng xử của con người nơi đây?
- Con người nơi đây: Từ người già  đến người trẻ họ đều là những  con người thuần hậu chất phác, dù cuộc sống có bấp bênh nhưng tình người vẫn ấm áp nồng hậu luôn đọng trong hành vi xử sư. Không ồn ã  xô bồ mà kẻ trước, người sau ngọt lời với nhau, họ trân trọng những tình cảm ngọt lành chân chất, trân trọng sức lao động của mình và của người.
 + Đọc 2 câu cuối 
? Nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ cuối?
- HS giải nghĩa yếu tố Hán Việt, nthuật ẩn dụ..
-Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh: Cuộc sống là sự chắt chiu, là sự nâng niu, trân trọng những giá trị vật chất vô cùng nhỏ bé. Đồng xu lấm vị bùn đất quê hương kia mang sức nặng nỗi vất vả được ví như cái run run phận người. Nhà thơ  đã rất sáng tạo đồng thời có một trái tim giàu tình nhân ái, thổn thức trước bao phận người. Và cả chúng ta cũng không khỏi se xót bởi cuộc sống bấp bênh của những phận người mỏng tang nơi đây. Những câu thơ mang đậm chất trữ tình.
- Tác giả sử dụng ẩn dụ: vị bùn – c/s khổ, phép so sánh..->Từ đó cho thấy nỗi niềm của nhà thơ : Cuộc sống là sự chắt chiu, là sự nâng niu, trân trọng những giá trị vật chất vô cùng nhỏ bé. Đồng xu lấm vị bùn đất quê hương kia mang sức nặng của nỗi vất vả của phận người=> đồng cảm, đồng tình, đồng vọng=> Giá trị nhân văn sâu sắc.
Cái độc đáo ở đây là, một thứ thường được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác (bùn) được chuyển thành cảm nhận của vị giác, khứu giác (vị bùn), hình ảnh vốn rất trừu tượng là thân phận con người thì hiển hiện hữu hình (run run phận người) qua thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác; rồi tất cả lại kết nối với nhau bằng phép so sánh (như), nghĩa là, so sánh chồng lên so sánh, tạo nên một trường liên tưởng độc đáo. Bao nhiêu cảm giác nhoi nhói, trĩu nặng cảm thương, trân trọng của người trở về dường như đã trút cả vào đó. 
? Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối? 
G: Đồng xu lấm vị bùn đất quê hương kia mang sức nặng của nỗi vất vả được ví như cái run run phận người. Nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đã viết về hai câu thơ này: 
Gv chiếu lời nhận xét
“Cái run run phận người là một tổ hợp từ cực kì sáng tạo, nhưng không được viết ra từ một trí óc thông minh và một bàn tay tài hoa mà nó được viết bằng một trái tim thổn thức ! Đọc xong hai câu thơ ấy, bát giác lòng ta cảm thấy run run trong một đồng cảm, một đồng tình, đồng vọng”.
Gv chiếu?(thảo luận bàn 2p)
? Có ý kiến cho rằng bài thơ nhiều tình nhân ái, nhiều nỗi niềm thân phận? Ý kiến của em
- Bài thơ đong đầy nỗi niềm nhân ái, nỗi niềm thân phận của tác giả về phiên chợ quê với những nét riêng, độc đáo. Cuộc sống vất vả nhưng giàu tình người. Bài thơ cũng khơi gợi trong người đọc chúng ta niềm đồng cảm, sự trân trọng nét đẹp tình người của quê hương.
 ? Chúng ta cần có thái độ ntn đối với những nét đẹp ấy?
(GV Tích hợp GDCD để  giáo dục kỹ năng sống cho hs : - Biết trọng con người lao động, những thứ mình làm ra, biết giữ gìn nét đẹp văn hoá quê hương NB.)
chiều sâu văn hóa từ một cảnh chợ quen thuộc mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu ở mỗi làng quê Việt. 
GV chuyển ý=>III.
 ? Nhận xét về nét NT độc đáo của bài thơ?
thơ?
- Giọng điệu thiết tha sâu lắng bởi chất trữ tình được làm nên từ thể thơ lục bát quen thuộc với cách ngắt nhịp bài thơ sáng tạo, cách so sánh, cách nói của ca dao. Cả bài thơ chỉ có 1 dấu chấm duy nhất ở dòng cuối cùng khiến cho lời thơ như lời kể giãi bày tâm sự của tác giả - người chứng kiến phiên chợ vùng quê này. Tình người đầy đặn, cao đẹp. 
? Nêu nội dung của bài thơ?
HS đọc ghi nhớ sgk/
- Chợ Cát là khúc hát ru cho đồng đất, con người quê hương Ninh Bình, và cũng rất tiêu biểu cho lối thơ Bình Nguyên: ít tả mà thiên về gợi nhằm cô đặc, nén chặt cảm xúc. Nó là sản phẩm của những ưu tư, nghĩ ngợi. Ẩn sâu dưới lớp ngôn từ lặng lẽ kia, luôn âm ỉ một triết lý sống mà cơ sở của nó là cội nguồn tâm thức, văn hoá truyền thống của dân tộc. Có lẽ vì thế mà bài thơ đã được chọn giảng trong chương trình văn học địa phương Ninh Bình ở bậc học Trung học cơ sở.
 I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Đăng Hào 
- Sinh 1959 tại Ninh Phúc - Ninh Bình
- Hiện là chủ tịch hội văn học và nghệ thuật NB, Hội viên hội nhà văn VN
2. Văn bản:
 - Đọc, tìm hiểu chú thích
 - Xuất xứ: Trích trong tập thơ “Đi về nơi không chữ” - 2006
- Thể thơ: Lục bát .
- Bố cục: 2 phần
+ 4 câu đầu: Nỗi niềm thân phận con người trong phiên chợ quê:
+ 6 câu sau: Tình nhân ái trong phiên chợ quê.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nỗi niềm thân phận con người trong phiên chợ quê
- H/ ảnh: sương gió, nắng mưa 
- >Điệp từ, ẩn dụ 
=>Chợ Cát bao đời nay vẫn tồn tại, vẫn gắn bó với cuộc sống nhọc nhằn lam lũ của người dân nơi đây.
Bao nhiêu cái phận mỏng tang
Bấy nhiêu cái vội cái vàng trao nhau.
-> Dùng đại từ trỏ số lượng, tính từ, chuyển từ loại.
=> Cuộc sống của những con người nơi vùng quê lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật, vội vàng.
2. Tình nhân ái trong phiên chợ quê:
- Không bán: sơn hào hải vị, 
- Bán: “thứ vàng mười”.
-> sd từ Hán Việt (Sơn hào hải vị)=> Mua bán trao đổi không phải là vật quý hiếm, mà là những sản vật của vùng quê nghèo, nhưng đó mới chính là thứ quý giá.
->ẩn dụ Răng đen, tóc mun
=> Từ già đến trẻ đều là những  con người thuần hậu chất phác, tình người ấm áp nồng hậu. Không ồn ã  xô bồ, họ trân trọng những tình cảm ngọt lành chân chất, trân trọng sức lao động của mình và của người.
Cầm đồng xu lấm vị bùn
Như cầm lên cái run run phận người
-> Phép so sánh, h/a sáng tạo. 
=>C/s của quê hương là sự chắt chiu, nâng niu những giá trị vật chất dù nó vô cùng nhỏ bé. => Cách ứng xử đầy nhân ái, đậm tính nhân văn.
III. Tổng kết:
- Bài thơ lục bát có giọng điệu và cách ngắt nhịp độc đáo.
- Cả bài thơ có 10 dòng, nhưng cấu trúc toàn bài chỉ có một dấu chấm câu ở dòng thơ cuối cùng -> Lời thơ như lời kể, lời giãi bày tâm sự của TG.
2. Nội dung:
- Tình người sâu sắc của người dân ở vùng quê nghèo vất vả, lam lũ nhọc nhằn.
- Ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn nét đẹp văn hoá của quê hương Ninh Bình.
7’
13’
12’
5’
IV. Củng cố: (4’) GV giúp HS hệ thống kiến thức bài. Cho hs nghe bài hát: Ninh Bình quê mẹ
? H·y viÕt 1 ®o¹n v¨n ng¾n tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ bµi th¬?
V. Hướng dẫn học ở nhà:  (1’) - Học sinh tiếp tục bổ sung bảng hệ thống, tiếp tục tìm đọc và sưu tầm những tác phẩm hay viết về địa phương mình để có thể ra một chuyên san về văn học địa phương của khối, lớp trong dịp cuối học kỳ hoặc cuối năm. Học bài và tiếp tục sưu tầm văn học địa phương Ninh Binh.
- Chuẩn bị trước bài Đồng chí và Tiểu đội xe không kính
D. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_9_dia_phuong_cho_Cat.doc