Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45

I/Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Hệ thống hóa một cách vững chắc những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam, những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.

2. Kĩ năng:Tổng hợp khái quát vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập.

II/Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- HS: SGK,tập ghi, đồ dùng học tập.

 III/Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại.

IV/ Các hoạt động lên lớp:

 

docx 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4011Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 09	 Ngày soạn: 30/8/2015
Tiết: 41 	 	 Ngày dạy: 12/10/2015
ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I/Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa một cách vững chắc những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam, những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. 
2. Kĩ năng:Tổng hợp khái quát vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,...
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập.
II/Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
HS: SGK,tập ghi, đồ dùng học tập.
 III/Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV/ Các hoạt động lên lớp:
 HĐ của GV.
 HĐ của HS.
 NDLB
1/ Ổn định lớp 1’
2/ KT bài cũ:5’ 
? KT sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: 33’
- GV chia lớp thành 4 nhóm y/c thảo luận hoàn thành bảng thống kê.
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày bảng.
-GV NX bài làm của HS.
? Em hãy tóm tắt truyện Kiều?
-Treo bảng phụ một số CH y/c HS tìm hiểu.
? Gọi HS đứng tại chỗ trình bày cảm nhận của mình?
-GV NX cho điểm HS.
4/Củng cố 4’
? Tóm tắt ND và NT chính của các VBTĐ đã học?
5/Dặn dò 5’: 	
- Hoàn thành các BT.
- Soạn bài tiếp theo.
- Báo cáo sĩ số.
- HS mở vở soạn.
-4 nhóm thảo luận.
TT
TG
TP
ND chủ yếu
NT chủ yếu
-HS lên bảng trình bày.
- HS theo dõi ghi nhận.
-HS tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Du bằng lời văn của mình.
- Cảm nhận của em về hình tượng các nv:
1/ Vũ Nương.
2/ Vua quan Lê- Trịnh.
3/ Vua Quang Trung.
4/ Thuý Kiều.
5/ Lục Vân Tiên.
- HS trình bày.
-HS ghi nhận.
-HSTL theo ý hiểu.
-Ghi nhớ, thực hiện.
I. Thống kê các tác giả, tác phẩm truyện trung đại đã học.
II. Luyện tập.
BT1. Tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Du.
BT2. Nêu cảm nhận của em về hình tượng các nv:
1/ Vũ Nương.
2/ Vua quan Lê- Trịnh.
3/ Vua Quang Trung.
4/ Thuý Kiều.
5/ Lục Vân Tiên.
Phụ lục.
Bảng thống kê các tg, tp trung đại đã học.
TT
Tên đoạn trích
 (tác phẩm)
Tên tác giả 
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật chủ yếu
1
Chuyện người con gái Nam Xương - trích Truyền kì mạn lục.
Nguyễn Dữ 
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. 
Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút)
Phạm Đình Hổ 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh. 
Thành công ở lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động. 
3
Hoàng Lê nhất thống chí (Trích hồi thứ 14)
Ngô Gia văn phái
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác gỉa Hoàng lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà thanh và số phận bi đát của vua tôi lê chiêu thống. 
- Lựa chon trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử với ngôn ngữ ,kể tả, chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
4
Truyện Kiều 
Nguyễn Du 
- Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học việt nam. 
- Truyện kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. 
-Kết tinh thành tựu của VHDG trên phương diện ngôn ngữ, thể loại.
- Thành công nghệ thuật tự sự, dẫn truyện, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả con người.
5
Chị em Thúy Kiều – (trích "Truyện Kiều")
Nguyễn Du 
Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẽ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em thúy kiều. ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. 
- Lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người
- Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy 
- Lựa chọn và sử dụng ngôn nữ miêu tả tài tình.
6
Cảnh ngày xuân trích (trích "Truyện Kiều")
Nguyễn Du 
Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. 
- Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả, gợi. Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật
- Miêu tả theo trình tự thời giancuộc du xuân của chị em Thuý Kiều.
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích "Truyện Kiều")
Nguyễn Du 
Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
 Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công trong truyện Kiều , đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên) 
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ
- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Ưa hành động, cử chỉ, lời nói.
Bổ sung:
.
Rút kinh nghiệm: 
.
Tuần : 09	 Ngày soạn: 30/8/2015
Tiết: 42 	 	 Ngày dạy: 12/10/2015
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
I/Mục tiêu cần đạt:
1.	Kiến thức:
-Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả tác phẩm văn học địa phương.
3. Thái độ: Quan tâm và yêu mến văn học của địa phương mình.
II/Chuẩn bị.
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
HS: SGK,tập ghi, đồ dùng học tập.
 III/Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV/ Các hoạt động lên lớp:
 HĐ của GV.
 HĐ của HS.
 Nội dung lưu bảng
1/ Ổn định lớp 1’
2/ KT bài cũ:5’ 
? KT sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: 33’
-Chia nhóm y/c HSTL CH: Em hãy thống kê tên một số những tác giả cùng những sáng tác tiêu biểu của địa phương mà em đã sưu tầm được, bằng cách hoàn thành vào bảng.
? GV định hướng cho HS tìm hiểu 2 tg tiêu biểu nhất của KG?
-GV phát cho các nhóm một số tp của 2 tg.
? Y/c HS ngồi viết bài văn?
4/Củng cố 4’
? Nêu hiểu biết sơ lược về 2 tg vừa học?
5/Dặn dò 5’
- Hoàn thành bài viết.
- Soạn bài tiếp theo.
- Báo cáo sĩ số.
- HS mở vở soạn.
- 4 nhóm thảo luận trình bày vào bảng sau:
STT
Tên tg
Bút danh
Năm sinh, mất
TP chính
1
2
3
-Các nhóm tìm tác giả, nhóm sau không trùng nhóm trước.
- HS tìm hiểu theo định hướng của GV.
* Nhóm 1+2: Tìm hiểu tác giả Trần Bạch Đằng.
a/ Tiểu sử.
- Sinh năm 1926, mất năm 2007.
-Tên thật là Trương Gia Triều.
- Quê: Hoà Thuận, Giồng Riềng- KG.
- Được tặng giải thưởng văn nghệ NĐC năm 1965.
- Được tặng giải thưởng về văn nghệ năm 2001.
b/ Sự nghiệp sáng tác.
-Thơ: Bài ca khởi nghĩa; Theo sóng Đồng Nai; Đất nước lại vào xuân
- Truyện: Bác Sáu Rồng; Một ngày của bí thư tỉnh uỷ; Chân dung một quản đốc
- Kịch: Nửa tuần trăng kì lạ; Ty và lời đáp; Mùa hè oi ả...
- KB điện ảnh: Ông Hai cũ; Dòng sông không quên; Ván bài lật ngửa
* Nhóm 3+4: Tác giả Kiên Giang.
a/ Tiểu sử.
-Sinh năm 1927, mất năm 2014.
- Tên thật là Trương Khương Trinh.
- Quê: Đông Hoà, An Biên, RG nay là tỉnh KG.
b/ Sự nghiệp sáng tác.
-Thơ: tập Hoa trắng thôi cài trên áo tím; Lúa sạ miền Nam; Khói trắng
- Cải lương: Ng đẹp bán tơ; Người vợ không bao giờ cưới; Ngưu Lang Chức Nữ..
- Tân cổ giao duyên: Cô gái miền Tây; Đội gạo đường xa; Tim đá mạ vàng
- HS theo dõi.
-HS viết bài.
-HSTL theo ý hiểu.
-Ghi nhớ, thực hiện.
I. Tìm hiểu một số tác giả tiêu biểu của VHKG.
1/ Tác giả Trần Bạch Đằng.
a/ Tiểu sử.
- Sinh năm 1926, mất năm 2007.
-Tên thật là Trương Gia Triều.
- Quê: Hoà Thuận, Giồng Riềng- KG.
- Được tặng giải thưởng văn nghệ NĐC năm 1965 và giải thưởng về văn nghệ năm 2001.
b/ Sự nghiệp sáng tác.
-Thơ: Bài ca khởi nghĩa; Theo sóng Đồng Nai; Đất nước lại vào xuân
- Truyện: Bác Sáu Rồng; Một ngày của bí thư tỉnh uỷ; Chân dung một quản đốc
- Kịch: Nửa tuần trăng kì lạ; Ty và lời đáp; Mùa hè oi ả...
- KB điện ảnh: Ông Hai cũ; Dòng sông không quên; Ván bài lật ngửa
=> Là một người tài năng, ông ko chỉ là một nhà báo mà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng.
2/ Tác giả Kiên Giang.
a/ Tiểu sử.
-Sinh năm 1927, mất năm 2014.
- Tên thật là Trương Khương Trinh.
- Quê: Đông Hoà, An Biên, RG nay là tỉnh KG.
b/ Sự nghiệp sáng tác.
-Thơ: tập Hoa trắng thôi cài trên áo tím; Lúa sạ miền Nam; Khói trắng
- Cải lương: Ng đẹp bán tơ; Người vợ không bao giờ cưới; Ngưu Lang Chức Nữ..
- Tân cổ giao duyên: Cô gái miền Tây; Đội gạo đường xa; Tim đá mạ vàng
=> Là người rất tài năng, sáng tác thơ, viết cải lương, tân cổ giao duyên và là một nhà báo nhạy bén của VN.
II. Luyện tập.
Viết bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ về một trong những tp viết về địa phương mà em sưu tầm được.
Bổ sung:
.
Rút kinh nghiệm: 
.................................................................................................................................................
Tuần : 09	 Ngày soạn: 30/8/2015
Tiết: 43 	 	 Ngày dạy: 15/10/2015
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I/Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Kiến thức về từ vựng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Biết tự củng cố, không xem sách tham khảo.
II/Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
HS: SGK,tập ghi, đồ dùng học tập.
 III/Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV/ Các hoạt động lên lớp:
 HĐ của GV.
 HĐ của HS.
 Nội dung lưu bảng
1/ Ổn định lớp 1’
2/ KT bài cũ:5’ 
? KT sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: 33’
- Gọi HS đọc VD.
- Chia nhóm cho HSTL.
? Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Phân biệt từ phức như thế nào ? 
? XĐ từ đơn, từ ghép trong VD2?
? Tìm những từ láy có sự giảm nghĩa và tăng nghĩa trong vd3?
? Thành ngữ là gì ?
? Tìm thành ngữ, tục ngữ và GT?
? Nêu khái niệm nghĩa của từ?
? Chọn cách hiểu đúng?
? Nêu khái niệm từ nhiều nghĩa và HTCNCT?
? Phân tích VD?
4/Củng cố 4’
? Bài học này cần nắm những ND nào?
5/Dặn dò 5’: 	
- Hoàn thành các BT.
- Soạn bài tiếp theo.
- Báo cáo sĩ số.
- HS mở vở soạn.
-HS đọc VD.
-HSTL trả lời từng phần.
- Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức: Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
* Từ phức gồm:
a.Từ ghép: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
b. Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
* Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
* Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
* Những từ láy có sự “ giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
* Những từ láy có sự “ tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
-Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
a) Tục ngữ: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
b) Thành ngữ: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c) Tục ngữ: Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.
d) Thành ngữ: Tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
e) Thành ngữ: Sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
a. Yếu tố động vật: Chó cắn áo rách, đầu voi đuôi chuột, như chó với mèo...
b. Yếu tố thực vật: bèo dạt mây trôi, cây cao bóng cả, dây cà ra dây muống...
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị.
- Cách hiểu a đúng, cách hiểu b,c,d sai.
- Cách giải thích b) là đúng, vì dùng từ rộng lượng định nghĩa cho từ độ lượng (giải thích bằng từ đồng nghĩa), phần còn lại là cụ thể hóa cho từ rộng lượng.
- Cách giải thích a) không hợp lí, vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
-HS nhắc lại KT.
a. Trong câu thơ lục bát (Nguyễn Du, Truyện Kiều):
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
- Trong hai câu thơ trên, từ hoa trong thềm hoa,
lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
- " hoa" trong các tổ hợp trên có nghĩa là đẹp, sang trọng, tinh khiết(đây là các nghĩa chỉ dùng trong câu thơ lục bát này, nếu tách "hoa" ra khỏi câu thơ thì những nghiã này sẽ không còn nữa; vì vậy người ta gọi chúng là nghĩa lâm thời ).
b. Không thể coi nghĩa chuyển là nguyên nhân khiến từ hoa trở nên nhiều nghĩa, vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, chưa được cố định hoá trong từ hoa và chưa được chú giải trong Từ điển. 
-HS theo dõi trả lời.
-Ghi nhớ, thực hiện.
I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:
VD1.
- Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức: Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
* Từ phức gồm:
a.Từ ghép: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
b. Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
II. THÀNH NGỮ:
1. Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Xác định thành ngữ, tục ngữ và GT. 
III. NGHĨA CỦA TỪ:
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị.
IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ:
- Từ nhiều nghĩa: là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc đến nghĩa chuyển).
Bổ sung:
.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần : 09	 Ngày soạn: 30/8/2015
Tiết: 44 	 	 Ngày dạy: 15/10/2015
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
I/Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Kiến thức về từ vựng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Biết tự củng cố, không xem sách tham khảo.
II/Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
HS: SGK,tập ghi, đồ dùng học tập.
 III/Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV/ Các hoạt động lên lớp:
 HĐ của GV.
 HĐ của HS.
NDLB
1/ Ổn định lớp 1’
2/ KT bài cũ:5’ 
? KT sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: 33’
- Gọi HS đọc VD.
- Chia nhóm cho HSTL.
? Khái niệm từ đồng âm?
? Phân tích VD?
? Nêu KN từ đồng nghĩa?
? Phân tích VD?
? Nêu khái niệm từ trái nghĩa?
? Chọn cặp từ?
? Nêu khái niệm cấp độ khái quát nghĩa của từ?
? Điền từ ngữ?
? Nêu KN trường từ vựng?
? Phân tích VD?
4/Củng cố 4’
? Bài học này cần nắm những ND nào?
5/Dặn dò 5’: 	
- Hoàn thành các BT.
- Soạn bài tiếp theo.
- Báo cáo sĩ số.
- HS mở vở soạn.
-HS đọc VD.
-HSTL trả lời từng phần.
- Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
a) Lá (1) Þ nghĩa gốc. Lá (2) phổi Þ nghĩa chuyển Þ hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
b) Đường (1) con đường.
Đường (2) dùng để ăn. Þ hiện tượng đồng âm.
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
a. Không đúng
b. Không đúng.
c. Đúng.
d. Sai.
-Từ xuân có thể thay thế từ tuổi trong câu trên. Vì từ xuân có ý chỉ một năm = 1 tuổi của con người.
è Vậy thay thế tạo cho câu văn không bị trùng lặp, đồng thời tạo sự lạc quan cho người viết.
-Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
- Xấu - Đẹp/ Xa - Gần/ Rộng - Hẹp.
-HS nhắc lại KT.
- Từ đơn, từ phức; Từ ghép (ghép đẳng lập, ghép chính phụ), từ láy: láy hoàn toàn, láy bộ phận ( Láy âm, láy vần). 
-Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
-Từ “Tắm” và từ “bể” là trường từ vựng.
- Tác dụng: hình dung ra tính tàn khốc của các thủ đoạn đàn áp Cách mạng nước ta của thực dân Pháp.
-HS theo dõi trả lời.
-Ghi nhớ, thực hiện.
V. TỪ ĐỒNG ÂM:
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA:
 - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
VII. TỪ TRÁI NGHĨA:
Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
VIII. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ:
Nghiã của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác.Một từ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác, và ngược lại.
IX. TRƯỜNG TỪ VỰNG:
Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Bổ sung:
.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần : 09	 Ngày soạn: 20/8/2015
Tiết: 45 	 	 Ngày dạy: 16/10/2015 
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức: HS nhận ra được năng lực làm bài của bản thân và tự nhận ra được những ưu khuyết điểm qua bài viết của mình.
2/ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp NT.
3/ Thái độ: GDHS có ý thức tự phê và phê bình những hạn chế qua bài làm của mình. Đưa ra những hướng khắc phục ở bài sau để tiến bộ.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: Tài liệu: Bài viết của HS ở 3 thang điểm (yếu, TB, khá giỏi).
 Đddh: Bảng phụ.
2/ HS: Đọc kĩ và kẻ sẵn vở thành 2 cột (ưu điểm và hạn chế) cho từng phần (MB- TB- KB) và tự ghi vào các cột đó.
III/ Phương pháp: Vấn đáp- đàm thoại, thảo luận nhóm, phân tích.
IV/ Các hoạt động lên lớp:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung ghi bảng.
1/ Ổn định lớp: 1’
2/ KT bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài soạn của HS.
3/ Bài mới: 
- GV NX đề bài.
- GV nhận xét một cách khái quát bài làm của HS về ưu điểm cũng như hạn chế trước khi trả bài cho HS.
- GV tiến hành sửa bài cho HS.
- Gọi 1 HS đọc to đề bài trên lớp rồi hướng dẫn HS nhận xét, phân tích đề bài.
- GV cho HS lập dàn bài và trình bày theo dàn bài ở trên lớp. ( dàn bài chung đã được sửa chữa).
- Hướng dẫn HS tìm ý để diễn đạt thành văn nói trên lớp.
- Từ đó GV cho HS tự liên hệ bài làm của mình để rút ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế để ghi vào vở đã chuẩn bị sẵn.
- GV tiến hành sửa bài cho HS:
+ Thứ nhất: Sửa loại bài ở thang điểm yếu theo từng phần ( MB- TB- KB ) đã bám theo yêu cầu ở trên chưa?
+ Thứ hai: Tương tự với loại bài điểm TB và khá giỏi.
4/ Củng cố: 5’
- GV đọc các bài văn có điểm khá, giỏi để HS nhận xét.
5/ Dặn dò: 2’
- Về nhà đọc kĩ lại bài của mình để rút kinh nghiệm cho bài sau.
- Soạn bài chuẩn bị cho tiết sau.
- Báo cáo sĩ số.
- HS mở vở soạn cho GV kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nhận bài.
- 1HS đọc to lại đề bài trên lớp.
- HS lập dàn bài và tìm ý trình bày văn nói.
- HS trình bày bài nói.
- HS tự liên hệ với bài của mình về ưu điểm, hạn chế.
- HS lắng nghe và nhận xét về ưu điểm và hạn chế bài của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS học bài và chuẩn bị bài ở nhà.
I/ NHẬN XÉT ĐỀ BÀI.
II/ TRẢ BÀI CHO HS.
III/ TIẾN HÀNH SỬA BÀI.
1.Mở bài: 
Nơi gửi, ngày tháng năm.
Lời xưng hô đầu thư.
Lí do gửi thư.
2.Thân bài: Nd chính của bức thư:
-Kể chuyện thăm quê, thăm trường cũ.
- Thăm khi nào, buổi nào, đi với ai, đến trường gặp ai.
- Những thay đổi của trường, của con người.
- Những hồi ức tràn về ntn.
- Những suy nghĩ, cảm động của bản thân.
( Chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả trong bài viết).
3.Kết bài: Lời nhắn gửi, lời chúc sức khoẻ và kí tên.
 * Bổ sung: 
....
* Rút kinh nghiệm:
...

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_9_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Van.docx