Nội dung bài kiểm tra năng lực giảo viên trong hội thi Giáo viên giỏi (tham khảo)

TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn một phương án A, B ,C thầy, cô cho là đúng.

Câu1 : Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học nêu rõ Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học thuộc điều mấy của Thông tư này.

A. Điều 32 B. Điều 31 C. Điều 19

Câu2 : Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.Theo TT58/2011/BGD-ĐT thì xếp loại cả năm đạt yêu cầu (Đ) khi:

A. Cả hai học kỳ xếp loại CĐ

B. Học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ

C. Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ.

Câu 3: Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học quy mỗi lớp ở cấp THCS có:

A. Không quá 40 học sinh. B. Không quá 45 học sinh.

C. Không quá 50 học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung bài kiểm tra năng lực giảo viên trong hội thi Giáo viên giỏi (tham khảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GV
TRONG HỘI THI GVG (Tham khảo)
TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn một phương án A, B ,C thầy, cô cho là đúng.
Câu1 : Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học nêu rõ Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học thuộc điều mấy của Thông tư này.
A.  Điều 32                       B.  Điều 31 	C.  Điều 19
Câu2 : Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.Theo TT58/2011/BGD-ĐT thì xếp loại cả năm đạt yêu cầu (Đ) khi:
A. Cả hai học kỳ xếp loại CĐ
B.  Học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ
C. Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ.
Câu 3: Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học quy mỗi lớp ở cấp THCS có:
A. Không quá 40 học sinh.                                              B. Không quá 45 học sinh.
C. Không quá 50 học sinh.
Câu 4: Một HS A của trường THCS B có điểm TBM đạt 8.0 trở lên  trong đó có một môn Văn hoặc Toán đạt 8.0. Trong các môn còn lại có một môn đạt 6.4 còn lại đạt 6.5 trở lên và các môn đánh giá bằng nhận xét đều xếp loại đạt. Học sinh A được xếp loại về học lực là:
A.  Giỏi                            B.  Khá	 C.  TB
Câu 5: Thông tư 58/2001/TT-BGD&ĐT có hiệu lực thi hành kể từ :
A. 5/10/2006                    B. 15/09/2008                C. 26/01/2012
Câu 6: Luật Viên chức có hiệu lực thi hành vào thời gian nào?
A.  01/01/2012 	B.  01/01/2010               C.  01/01/2011
Câu 7: Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Ở Điều 6 định mức tiết dạy của giáo viên THCS trên một tuần là:
A. 17 tiết                          B. 18 tiết                        C. 19 tiết
Câu 8: Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 
A.05/09/2012.                  B. 01/07/2012. 	C. 16/05/2012.
Câu 9: : Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm quy định diện tích trung bình cho mỗi học sinh trong lớp:
A. 0,5 m2.                        B. Từ 1,10 m2 trở lên. 	C. Từ 1,50 trở lên.
Câu 10: Chủ tịch Hội đồng trường do:
A. Các thành viên của Hội đồng trường bầu.
B. Hội đồng sư phạm bầu.                                   	C. Hiệu trưởng bổ nhiệm.
Câu 11 Theo thông tư 58/2011/TT-BGD-ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh . Ai là người trực tiếp ghi kết quả học tập của học sinh sau khi thi lại:
A.   Văn thư.                    B.    Giáo viên bộ môn.  	C.   Giáo viên chủ nhiệm
Câu 12: Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT qui định quy trình đánh giá,xếp loại giáo viên  theo các bước
A. Giáo viên tự đánh giá,xếp loại – Hiệu trưởng đánh giá xếp loại.
B. Tổ đánh giá-Hiệu trưởng xếp loại.
C. Giáo viên tự đánh giá,xếp loại – Tổ đánh giá, xếp loại- Hiệu trưởng đánh giá xếp loại
Câu 13: Theo thông tư 58/2011/TT-BGD-ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh khuyết tật theo nguyên tắc.
A. Tính điểm bình thường
B . Theo nguyên tắc động viên, khuyến khích, tiến bộ
C. Theo sự tiến bộ của học sinh.
Câu 14: Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT thì số lần kiểm tra thường xuyên của môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết /tuần  bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn là:
A. Ít nhất 3 lần 	B. Ít nhất 2 lần                        C. Ít nhất 4 lần
Câu 15: Một học sinh cuối năm học đạt được kết quả học tập như sau:
Môn
T
Lý
Hóa
Sinh
V
Sử
Địa
TD
AN
MT
Tin
NN
CD
TB CN
H K
ĐTB
8.5
8.2
8.4
8.0
7.5
9.0
6.4
Đ
Đ
Đ
9.8
8.0
9.0
8.3
Tốt
Theo thông tư 58/2011 học sinh này được xếp loại
A. Giỏi                                   B. Trung Bình                               C. Khá
Câu 16: Giáo viên nữ có con nhỏ  từ 12 tháng trở xuống thì số tiết đựơc giảm trong tuần là:
A. 2 tiết /tuần	 B. 1 tiết /tuần       	C. 3 tiết/tuần
Câu 17: Nguyên lý giáo dục là :
A. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận với thực tiễn, nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội.
B. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
C. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Câu 18: Thông tư 30/2009/TT BGDDT Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên được hiểu như thế nào?
A -  Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ .
B -   Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về  phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.
C -  Là hệ thống các yêu cầu  cơ bản về phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn,nghiệp vụ .
Câu 19: Hình thức đánh giá của môn GDCD về  kết quả học tập của học sinh được quy định :
A. Đánh giá bằng nhận xét                         B. Đánh giá bằng cho điểm
C. Kết  hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét
Câu 20: Theo thông tư số 17/2012/TT-BGD ĐT thời hạn cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy học thêm có hiệu lực nhiều nhất là:
A. 12 tháng.                            B. 18 tháng.                            C. 24 tháng.
Câu 21: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. Là tiêu chí, tiêu chuẩn, điều nào được quy định trong chuẩn nghề nghiệp Gíao viên?
a/Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong thuộc Tiêu chuẩn 2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của Điều 5.
b/Tiêu chí 3 Ứng xử với học sinh thuộc Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Điều 4.
c/ Tiêu chí 2.Đạo đức nghề nghiệp thuộc Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Điều 4  dục của Điều 5.
Câu 23: Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí là một trong 4 phẩm chất được quy định trong điều:
a/ Điều 3. Phẩm chất chính trị;                            b/  Điều 5. Lối sống, tác phong
c/ Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp
Câu 24: Đổi mới PPDH nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS. Được quy định trong:
a/ Điều 7. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
b/ Điều 6. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
c/ Điều 3. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Câu 25: Nội dung Quyết định số 16/2008/ QĐ-BGD&ĐT là:
a/ Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở.
b/ Quy định về đạo đức Nhà giáo
c/ Điều lệ trường phổ thông
CÂU 26: Theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về viêv dạy thêm học thêm là phòng học đảm bảo diện tích trung bình cho 1 học sinh là:
A. từ 0,90m2 trở lên
B. từ 1,00m2 trở lên
C. từ 1,10m2 trở lên
Câu 27: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của tài liệu nào?
A. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
B. Thông tư số 58/2011/TT-BGD ĐT : Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
C. Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học
Câu 28. Trong hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra được ban hành theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH thì bước đầu tiên của quy trình đề là :
A. Chọn mục đích của đề kiểm tra 	B. Thiết lập ma trận
C. Biên soạn câu hỏi.
Câu 29. Chỉ thị về  “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” do ai ký ban hành
A. Thủ tướng Chính phủ 	B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tao
C.  Chủ tịch Quốc hội
CÂU 30: Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương là nhiệm vụ của :
A. Nhân viên văn thư của trường
B. Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL
C. Tất cả giáo viên, nhân viên trường Trung học
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Đồng chí hãy trình bày nhiệm vụ của giáo viên bộ môn được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Trả lời Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; 
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; 
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh; 
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Câu 2: a. Qua quá trình tham gia giảng dạy trong trường THCS Thầy, Cô giáo hãy cho biết: Cần có giải pháp gì để phát huy và tăng cường tính tích cực của học sinh? 	
b. Đồng chí hãy kể tên một số phương pháp dạy học mà đồng chí đã được hoc tập, tập huấn và thực hiện giảng dạy trên lớp? Theo đồng chí thì PPDH nào là tốt nhất, có hiệu quả nhất?
Trả lời:
a. Tính tích cực của học sinh thể hiện ở các hành vi: ham học, chuẩn bị bài đầy đủ, đi học đúng giờ, trang phục gọn gàng sạch sẽ, lắng nghe tích cực, chủ động ghi chép, tham gia phát biểu, trao đổi bài, giúp đỡ bạn học tập ở lớp cũng như trong vui chơi sinh hoạt, bày tỏ ý kiến với giáo viên một cách chủ động và tự tin, tham gia vui chơi nhiệt tình, có sự tiến bộ về học tập về đạo đức, lối sống. 
Để tăng cường tính tích cực của học sinh, giáo viên cần thực hiện một số việc sau: 
− Giáo viên chủ nhiệm biết rõ học sinh về học lực và đạo đức, tính cách để có giải pháp giáo dục theo mỗi nhóm. Phát huy tính tích cực của nhóm học khá giỏi, có hạnh kiểm tốt và phân công giúp đỡ các bạn yếu kém hơn, giúp các em phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. 
− Đối với học sinh cá biệt thì cần phân loại để tìm nguyên nhân của từng trường hợp. Sau đó phân tích chân tình, rõ ràng, nêu gương người thật, việc thật để thuyết phục; giao việc vừa sức, tạo điều kiện hòa nhập trong sinh hoạt chung, kịp thời động viên, khích lệ khi tiến bộ hoặc có đóng góp. 
− Tổ chức các hoạt động tập thể phù hợp lứa tuổi, sở thích của học sinh để giúp đỡ rèn luyện kĩ năng sống, đạo đức, năng lực công dân cho các em. Giáo viên luôn khích lệ, động viên và có thể nhận đỡ đầu một số học sinh cá biệt (yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng về một mặt nào đó) để giúp các em tiến bộ từng bước. 
− Đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn tự học có thể theo các phương pháp linh hoạt nhà: phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học theo dự án, thiết kế bản đồ tư duy, ... 
− Giáo viên thường xuyên tạo được không khí thân thiện, dễ gần gũi, chia sẻ với học sinh, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện ở trong trường và giữa nhà trường với địa phương.
b. Một số PPDH. 
 - Phương pháp dạy học: bao gồm những PP chung cho nhiều môn và các PP đặc thù bộ môn. Bên cạnh các PPDH truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số PP khác như: PP hoạt động nhóm, PP nghiên cứu trường hợp, PP điều phối, PP đóng vai,...
- Tùy theo bài học để sử dụng các phương pháp một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả. Kết hợp các PP để thực hiện có hiệu quả mục tiêu bài học.
Câu 3: Thầy cô nêu biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn mình tại đơn vị đang công tác ? 
Trả lời:
- Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn thường xuyên kiểm tra bài bằng nhiều hình thức trong đó kiểm tra mịêng làm sao mỗi học sinh đều được kiểm tra. 
- Có hướng dẫn cách làm bài kiểm tra, bài thi cho học sinh. 
- Đầu năm học khảo sát học sinh để biết học sinh mình thuộc diện nào mà có cách bồi dưỡng, phụ đạo phù hợp, trong đó quan tâm đặc biệt những em học sinh yếu kém có động viên khích lệ kịp thời những em có hoàn cảnh khó khăn, các em có nguy cơ bỏ học. 
- Tùy đặc thù của mỗi bài dạy mà áp dụng phương pháp sao cho phù hợp từng tiết, phù hợp đặc thù từng lớp. 
- Bám sát chuẩn kiến thức BGD đã quy định. 
- Tham dự đầy đủ các giờ thao giảng, hội giảng cấp trường cấp huyện để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
- Không ngừng đổi mới PPDH để gây hứng thú cho học sinh và áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. 
- Phải tập trung nghiên cứu trải đều các bài, không tập trung vào các bài dễ, các bài ít kiến thức mà dạy cho giáo viên dự, phải tập trung vào những bài khó dạy để có nhiều đóng góp hay mà học hỏi lẫn nhau. Mạnh dạng đăng kí thi giáo viên dạy giỏi để qua đó nâng cao tay nghề thêm. 
- Nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm trong đơn vị và các đơn vị bạn, thường xuyên đọc sách báo có liên quan nghiệp vụ giảng dạy của mình. 
- Hàng năm không ngừng đổi mới, bổ sung nội dung trong bài soạn của mình và nghiên cứu đầu tư nhiều cho mỗi tiết dạy. Mỗi bài dạy phải có đồ dùng dạy học trực quan, không dạy chay. 
- Tham gia hội thi đồ dùng dạy học cấp trường cấp huyện 
( Phần trả lời như trên chỉ mang tính định hướng- GV có thể trả lời theo đặc thù bộ môn và phương pháp giảng dạy, giáo dục của bản thân khi thấy có hiệu quả)

Tài liệu đính kèm:

  • docgui tai lieu thi nang luc su pham GVG cap truong 2017 2018_12217294.doc