Đề bài:
Phần I (6 điểm)
Câu 1(1 điểm).Chép chính xác những câu thơ nói về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Ngữ văn 9-Tập 1)
Câu 2(1 điểm). Em hiểu thế nào về từ “Xót”, “Quạt nồng ấp lạnh” trong câu thơ:
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”
Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du?
Câu 3(4 điểm).Từ những câu thơ vừa chép, hãy trình bày cảm nhận của em về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều bằng đoạn văn tổng-phân- hợp khoảng 10 câu.
Phần II (4 điểm)
Khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân đã qua đời, hàng nghìn người dân ở khắp mọi miền đất nước đã đổ về Hà Nội để tiễn biệt Người. Trước nhà riêng của Đại tướng số 30 Hoàng Diệu, dòng người xếp hàng vào viếng ông kéo dài tưởng như vô tận. Đặc biệt, từ cổng ngôi nhà của Đại tướng, hàng trăm thanh niên tình nguyện Thủ đô nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào kéo dài, ngăn cách dòng người với lòng đường, đảm bảo an toàn cho người đến viếng. Phía bên trong, người dân xếp thành hàng trật tự, tay cầm hoa, lặng lẽ nhích từng bước, không ai chen lấn. Người đến sau tự giác đến phía cuối xếp hàng, còn xe cộ qua lại thì chậm rãi hơn, cũng lặng lẽ không bấm còi.Nghe nói, khi có một đoàn từ miền Nam ra viếng Đại tướng, những người đã đứng xếp hàng cả buổi sáng bảo nhau nhường cho họ viếng trước.
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Tiết 41: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI 9 Họ tên:...................................... Thời gian: 45 phút Lớp 9A... Đề bài: Phần I (6 điểm) Câu 1(1 điểm).Chép chính xác những câu thơ nói về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Ngữ văn 9-Tập 1) Câu 2(1 điểm). Em hiểu thế nào về từ “Xót”, “Quạt nồng ấp lạnh” trong câu thơ: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du? Câu 3(4 điểm).Từ những câu thơ vừa chép, hãy trình bày cảm nhận của em về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều bằng đoạn văn tổng-phân- hợp khoảng 10 câu. Phần II (4 điểm) Khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân đã qua đời, hàng nghìn người dân ở khắp mọi miền đất nước đã đổ về Hà Nội để tiễn biệt Người. Trước nhà riêng của Đại tướng số 30 Hoàng Diệu, dòng người xếp hàng vào viếng ông kéo dài tưởng như vô tận. Đặc biệt, từ cổng ngôi nhà của Đại tướng, hàng trăm thanh niên tình nguyện Thủ đô nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào kéo dài, ngăn cách dòng người với lòng đường, đảm bảo an toàn cho người đến viếng. Phía bên trong, người dân xếp thành hàng trật tự, tay cầm hoa, lặng lẽ nhích từng bước, không ai chen lấn. Người đến sau tự giác đến phía cuối xếp hàng, còn xe cộ qua lại thì chậm rãi hơn, cũng lặng lẽ không bấm còi...Nghe nói, khi có một đoàn từ miền Nam ra viếng Đại tướng, những người đã đứng xếp hàng cả buổi sáng bảo nhau nhường cho họ viếng trước. Càng về trưa, cái nắng thu Hà Nội càng hanh hao, gay gắt, song đoàn người chờ viếng Đại tướng vẫn ngày một dài thêm, dài thêm...Hàng nghìn chiếc mũ, quạt giấy, nước uống, bánh mì, cơm chay...được người dân Thủ đô chia nhau gửi đến tận tay mọi người. (Theo http//vnexpress.nét) Từ những dòng tin trên, hãy viết một bài nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của mình về những biểu hiện trong lối sống đẹp của nhân dân ta. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phần I (6 điểm) Câu 1( 0,5 điểm). Hiện thực xã hội phong kiến trong “Hoàng Lê nhất thống chí”(Ngô gia văn phái) - Vua tôi Lê Chiêu Thống nhu nhược đớn hèn, bán nước cầu vinh rồi thất bại thảm hại. Điều đó báo hiệu sự suy vong tất yếu của triều đại nhà Lê. Câu 2(1 điểm).Chép chính xác những câu thơ nói về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Ngữ văn 9-Tập 1) - HS chép chính xác Câu 3(1 điểm). Em hiểu thế nào về từ “Xót”, “Quạt nồng ấp lạnh” trong câu thơ: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du? - Xót: gợi tình cảm của những con người ruột thịt. Nàng Kiều xót xa và day dứt khôn nguôi vì thương cha mẹ - Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè nóng quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông rét thì nằm trước trong giường ấp chiếu chăn để cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng cha mẹ → Cách sử dụng ngôn từ chọn lọc, đắt giá đến mức điêu luyện. Cách sử dụng điển tích, thành ngữ đặc sắc để diễn tả tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của nàng Kiều. Câu 4 (3,5 điểm).Từ những câu thơ vừa chép, hãy trình bày cảm nhận của em về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều bằng đoạn văn tổng-phân- hợp khoảng 10 câu. - HS viết có câu chủ đề ”Thúy Kiều là người con hiếu thảo” + Nhớ thương cha mẹ + Lo lắng cho cha mẹ... - dẫn chứng và lí lẽ Phần II (4 điểm) Khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân đã qua đời, hàng nghìn người dân ở khắp mọi miền đất nước đã đổ về Hà Nội để tiễn biệt Người. Trước nhà riêng của Đại tướng số 30 Hoàng Diệu, dòng người xếp hàng vào viếng ông kéo dài tưởng như vô tận. Đặc biệt, từ cổng ngôi nhà của Đại tướng, hàng trăm thanh niên tình nguyện Thủ đô nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào kéo dài, ngăn cách dòng người với lòng đường, đảm bảo an toàn cho người đến viếng. Phía bên trong, người dân xếp thành hàng trật tự, tay cầm hoa, lặng lẽ nhích từng bước, không ai chen lấn. Người đến sau tự giác đến phía cuối xếp hàng, còn xe cộ qua lại thì chậm rãi hơn, cũng lặng lẽ không bấm còi...Nghe nói, khi có một đoàn từ miền Nam ra viếng Đại tướng, những người đã đứng xếp hàng cả buổi sáng bảo nhau nhường cho họ viếng trước. Càng về trưa, cái nắng thu Hà Nội càng hanh hao, gay gắt, song đoàn người chờ viếng Đại tướng vẫn ngày một dài thêm, dài thêm...Hàng nghìn chiếc mũ, quạt giấy, nước uống, bánh mì, cơm chay...được người dân Thủ đô chia nhau gửi đến tận tay mọi người. (Theo http//vnexpress.nét) Từ những dòng tin trên, hãy viết một bài nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của mình về những biểu hiện trong lối sống đẹp của nhân dân ta. - Hình thức đủ 3 phần - Nội dung: + Tình cảm của nhân dân với Đại tướng + Nét đẹp trong lối sống văn minh, thanh lịch: ứng xử khéo léo biết tùy hoàn cảnh nói năng nhẹ nhàng, tế nhị ân cần trong giao tiếp, hiếu khách, ứng xử văn minh trong văn hóa giao thông
Tài liệu đính kèm: