Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 45, 46: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Mục tiêu :

1- Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẽ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

2- Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.

 - Phân tích được vẽ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

 - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo trong bài thơ.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3335Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 45, 46: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2015 
Ngày dạy: 23/10/2015
Lớp: 9B
TIẾT 45-46
 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 (tiếp) ( Phạm Tiến Duật) 
I. Mục tiêu :
1- Kiến thức: 
 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẽ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng....của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2- Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
 - Phân tích được vẽ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
 - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo trong bài thơ.
3- Thái độ: 
 Kính trọng và biết ơn những chiến sĩ cách mạng. 
II. Chuẩn bị :
1- GV : GA, SGK,sách tham khảo, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
2- HS : Chuẩn bị bài trước theo hướng dẫn.
III. Tiến trình dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ :(4 phút)
 Đọc diễn cảm bài thơ " Đồng chí" - Chính Hữu?
Phân tích hình ảnh " đầu súng trăng treo" trong bài thơ?
*Đặt vấn đề:(1 phút)
 Nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ đặc sắc của ông viết về những người lái xe Trường Sơn, những cô thanh niên xung phong hồi chiến tranh chống Mĩ( những năm 60-70 thế kỉ trước(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Cô thanh niên xung phong, lửa đêm....). Trong đó bài thơ về tiểu đội xe không kính có một vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện như thế nào tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
2- Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- Gv: giọng vui tươi, khoẻ khoắn
- Gv đọc ® Hs đọc ® Gv nhận xét
- Gv: Tiểu đội (đơn vị gồm 12 người); chông chênh (đu đưa, không vững chắc, không yên ổn)
- Gv: giới thiệu về chùm thơ đặc sắc của ông viết về người lái xe Trường Sơn,về người thanh niên xung phong hồi chiến tranh chống Mĩ.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Xác định chủ đề bài thơ?
(Bảy khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề bài thơ nên không cần chia đoạn)
Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?
Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em cảm nhận, suy nghĩ gì?
?Mở đầu bài thơ tác giả tập trung miêu tả hình ảnh nào?
?Nhận xét về giọng điệu trong lời thơ và tác dụng của nó?
?Những chiếc xe không kính được giải thích ntn? Nét độc đáo trong cách giải thích ấy?
- Gv: Xe không có kính vì kính đã bị vỡ do sức ép, sức rung của bom ® cách nói hồn nhiên phù hợp với tính cách ngang tàng, dũng cảm, thích vui nhộn của người chiến sĩ lái xe.
I. Đọc – tìm hiểu chung:(10 phút)
1. Đọc:
2. Tác giả: 
Phạm Tiến Duật sinh năm 1946 quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Tác phẩm:
a.Hoàn cảnh ra đời: 
- Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và đưa vào tập thơ " Vầng trăng quầng lửa"
b.Từ khó:(sgk)
c.Thể loại:
- Thể thơ: tự do (câu dài, 4 câu một khổ, nhịp điệu linh hoạt, ít vần)
d.Bố cục:
II. Đọc – tìm hiểu chi tiết :(25 phút)
- Bài thơ là cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ.
1. Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính.
a- Nhan đề bài thơ: thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó: làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính. 
 - Hình ảnh này thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hơn thế nữa tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
b- Hình ảnh những chiếc xe không kính.
- " không có kính... kính vỡ đi rồi"
® Giọng điệu hồn nhiên, vui đùa, ngang tàng biểu lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.
- Xe không có kính vì " bom giật.. rồi"
Hình ảnh xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch tác giả mới cảm nhận được vẻ khác lạ của nó, khiến nó trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
3- Củng cố:(2 phút)
- Gv khắc sâu kiến thức trọng tâm
4- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(3 phút)
- Học bài, đọc thuộc bài thơ
- Soạn phần còn lại“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính „ tiết sau học tiếp.
Ngày soạn: 18/10/2015 
Ngày dạy: 23/10/2015
Lớp: 9B
TIẾT 46
 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH(TT)
 ( Phạm Tiến Duật) 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Như tiết 45
B. Chuẩn bị :
1- GV : GA, SGK, sỏch tham khảo, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
2- HS : Chuẩn bị bài trước theo hướng dẫn.
C. Tiến trình hoạt động :
1-Tổ chức :
2- Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc diễn cảm bài thơ 
 Phân tích hình ảnh " Những chiếc xe không kính" trong bài thơ?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ2:
- Gv: hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
?Người chiến sĩ ấy điều khiển những chiếc xe không kính với tư thế ntn?
?Với cái nhìn thẳng ấy người chiến sĩ cảm nhận được điều gì?
?Phát hiện biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ? Tác dụng?
Cách so sánh ở cuối khổ 2 có ý nghĩa ntn?
?Trên chiếc xe không kính người chiến sĩ có tâm trạng ntn? tâm trạng ấy được thể hiện qua câu thơ nào?
?Lời thơ đã phản ánh hiện thực ntn ở nơi chiến trường?
?Người lính lái xe chấp nhận hiện thực đó với thái độ ntn?
?Nhận xét giọng điệu trong hai khổ thơ trên?
?Từ đó vẻ đẹp nào trong tính cách của người lái xe được bộc lộ?
?Hai khổ thơ tiếp theo miêu tả nét sinh hoạt gì của tiểu đội lính lái xe?
?Em hiểu gì về cuộc sống của họ qua chi tiết ấy?
?Ở khổ cuối tác giả tả lại hình dáng chiếc xe không kính để làm gì?
?Khái quát lại những thành công về nội dung và nghệ thụât của bài thơ?
II. Đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
- " Ung dung buồng lái.. nhìn thẳng"
® Tư thế ung dung, hiên ngang, tự tin " nhìn trời, nhìn đất" qua khung cửa xe không còn kính chắn gió ® người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài.
- " Nhìn thấy gió... ùa vào buồng lái"
® Câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh. Qua khung cửa đã không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Lời thơ diễn tả chính xác cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái.
- " Không có kính, ừ thì có bụi... thôi'
® Thời tiết khắc nghiệt có thể tác động xấu đến sức khoẻ con người.
- Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.
- Giọng điệu ngang tàng, nghịch ngợm
- Cấu trúc lặp lại: ừ thì, chưa cần
® Bất chấp gian khổ khó khăn để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
- " Cái bắt tay qua cửa kính vỡ, cái bếp Hoàng Cầm, cái võng móc chông chênh trên đường xe chạy, " Chung bát đũa..."
® Sẵn sàng thân ái, chia sẻ gian nguy, tâm hồn cởi mở.
- Khẳng định khó khăn, gian khổ ngày càng tăng nhưng nhiệm vụ đánh giặc vẫn là trên hết. Không có khó khăn nào, kẻ thù nào cản nổi xe ta đi. Đơn giản vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ lái xe anh hùng.
IV - Tổng kết
- Ghi nhớ SGK
 Luyện tập
Nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ?
4- Củng cố
- Gv cho HS tự khắc sâu kiến thức trọng tâm
 5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài, đọc thuộc bài thơ, ôn tập giờ sau kiểm tra 45'
- Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_kinh.doc