Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 60

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1.Kiến thức:

  Tác giả Nguyễn khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

  Tình cảm bà mẹ Tà- ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

  Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

 2. Kĩ năng:

  Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.

  Phân tích làm nổi bật nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

  Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm của bà mẹ dân tộc Tà-ôi dành cho con.

 

doc 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2277Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm của bà mẹ dân tộc Tà-ôi dành cho con.
 3.Thái độ: 
Giáo dục tình yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.
Giáo dục lòng biết ơn những người mẹ VN anh hùng
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu tham khảo, tài liệu CKT
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số, vệ sinh, bài soạn.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản:
GV yc HS đọc chú thích trong sgk
GV giới thiệu thêm đôi nét về tác giả, tác phẩm
GV HD & yc HS đọc văn bản: Giọng đọc tha thiết, lưu ý các đoạn điệp khúc.
? Em hãy xác định thể loại và bố cục của bài thơ?
GV nhận xét, giảng: mỗi đoạn lại gồm 2 lời ru (lời ru của nhà thơ và lời ru của mẹ)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
Bước 1- Tìm hiểu công việc của người mẹ
? Người mẹ Tà - ôi xuất hiện qua từng lời ru bằng những công việc cụ thể nào?
GV nhận xét: 
? Qua mỗi công việc ấy em cảm nhận được gì ở người mẹ trong công việc? Từ đó em thấy tình cảm của người mẹ đối với con thế nào?
GV nhận xét:
? Tình yêu thương con của mẹ gắn liền với những tình cảm nào nữa?
GV giảng: Qua những lời ru ấy cho thấy tình yêu thương con vô bờ của người mẹ. Tình cảm ấy gắn liền và hoà quyện bền chặt với lòng yêu thương bộ đội, dân làng, đất nước.
Bước 2: Tìm hiểu tình cảm, ước mơ của người mẹ
? Qua những lời ru đó, người mẹ còn bộc lộ những mơ ước gì?
Hoạt động 3: HD HS tổng kết & luyện tập
? Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
? Qua bài thơ tác giả cho ta thấy điều gì?
GV chốt & yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD & yc HS làm bài tập trong phần luyện tập
HS đọc
HS nghe, ghi nhớ
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét, sửa
HS trả lời:
HS nghe
HS trả lời:
HS trao đổi, trình bày:
Người mẹ chiến khu đói nghèo, vất vả, lam lũ nhưng một lòng một dạ với kháng chiến với Cách Mạng, yêu thương con tha thiết, nặng tình với buôn làng, bộ đội.
HS suy nghĩ, trả lời
HS nghe
HS trình bày: ước con mình trưởng thành khôn lớn, có sức khoẻ phi phàm, mơ ước nước nhà thống nhất, dân ta được tự do.
HS trả lời:
- Sáng tạo kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại
- Liên tưởng độc đáo
HS trả lời
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả: (sgk)
 2. Tác phẩm:
II. Đọc – chú thích:
 1. Đọc - giải thích từ khó:
 2. Thể loại và bố cục:
-Thể loại: Thơ 8 chữ
- Bố cục: 3 đoạn
III. Phân tích:
 1. Hình ảnh người mẹ Tà - ôi qua từng lời ru:
Người mẹ chiến khu đói nghèo, vất vả, lam lũ nhưng một lòng một dạ với kháng chiến với Cách Mạng, yêu thương con tha thiết, nặng tình với buôn làng, bộ đội.
2. Tình cảm, ước mơ của mẹ qua lời ru:
III. Tổng kết: 
 1. Nghệ thuật:
 2. Nội dung:
 * Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố:
 - Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
 - Qua bài thơ tác giả cho ta thấy điều gì?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học thuộc bài thơ, soan lại phần phân tích theo hướng dẫn & làm bài tập
 - Chuẩn bị bài mới “Ánh trăng” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1) Ưu điểm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2) Hạn chế:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12 Ngày soạn: 25/ 10/2014
Tiết 57 Ngày dạy: / 11/ 2014
ÁNH TRĂNG
 Nguyễn Duy 
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
Sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, nghị luận trong tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
Ngôn ngữ hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghia biểu tượng.
 2. Kĩ năng: 
Đọc hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975
Vận dung kiến thức về thể loại tự sự kết hợp với các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
Phân tích các tầng ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ.
 3. Thái độ: 
 Giáo dục t/ cảm ân nghĩa thủy chung quá khứ, thái độ sống uống nước nhớ nguồn
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc bài thơ "Bếp lửa" . Trong bài thơ hình ảnh bếp lửa được nhắc đến mấy lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Theo em, người bà trong bài đã nhen bếp lửa bằng gì? Cho biết ý nghĩa biểu tượng bếp lửa?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV yc HS đọc chú thích trong sgk
? Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy?
GV giới thiệu thêm:
? Bài thơ được sáng tác trong thời gian này?
GV nhận xét chung:
Hoạt động 2: Đọc – tìm hiểu chung
GV GD & yc HS đọc văn bản: 
- 3 khổ thơ đầu: giọng kể chuyện, tâm tình.
- khổ thơ 4: giọng hơi cao, ngỡ ngàng.
- khổ thơ 6,7: chậm, lắng lại, giọng suy tư.
GV nhận xét & sửa cho HS
? Bài thơ đã viết theo thể thơ nào?
GV nhận xét: 
? Xác định bố cục bài thơ?
GV nhận xét
? Em có nhận xét gì về bố cục ấy?
GV giảng: Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.
Từ thuở bé thơ cho đến lúc trưởng thành khôn lớn đi bộ đội ( những năm tháng chiến tranh sống chiến đấu nơi núi rừng) nhà thơ sống hồn nhiên, gắn bó, gần gũi với thiên nhiên và vầng trăng như một người bạn tri kỉ " nghĩa tình" tưởng không bao giờ quên được.
Vậy mà "từ hồi về thành phố" quen sống với những tiện nghi hiện đại, vầng trăng tình nghĩa xưa đã bị người quên lãng, trở nên xa lạ " như người dưng qua đường".
Thế rồi một ngày kia, một sự việc bất thường đột ngột xảy ra " tình lình đèn điện tắt". Sự xuất hiện của vầng trăng tri kỉ xưa đã làm gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình làm day dứt lòng người)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
Bước 1: Cho HS đọc lại 3 khổ thơ đầu:
? Sự thay đổi tình cảm của tác giả từ quá khứ đến hiện tại với vầng trăng diễn ra như thế nào?
Hồi nhỏ?
Hồi chiến tranh?
GV nhận xét:
? Từ hồi về thành phố, sống trong môi trường mới với những tiện nghi sang trọng, tình cảm ấy đã có sự thay đổi như thế nào? Từ đó cho ta rút ra kết luận gì?
GV nhận xét, giảng cho HS
Bước 2: Cho HS đọc khổ thơ 4
? Nhà thơ gặp lại vầng trăng tình nghĩa xưa trong tình huống như thế nào?
GV nhận xét:
? Từ ngữ nào cho thấy tâm trạng của nhà thơ? Từ ngữ ấy bộc lộ tâm trạng gì?
Bước3:Cho HS đọc lại Khổ thơ cuối
? Câu thơ " Ngửa mặt lên nhìn mặt" ở đây là ai nhìn ai?
? Vầng trăng tình nghĩa xưa đã gợi nhớ lại điều gì? (quá khứ: đồng, sông, rừng bể)
? Từ láy"rưng rưng" gợi cho em cảm nhận điều gì?
? Hình ảnh "trăng cứ tròn vành vạnh" có ý nghĩa tượng trưng như thế nào?
GV giảng: Trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ,vẹn nguyên, viên mãn như xưa,chẳng phai mờ
? Hình ảnh " Ánh trăng im phăng phắc" có ý nghĩa gì? Hãy trình bày cảm nhận của em?
GV giảng: Ánh trăng im phăng phắc"- người bạn nhân chứng nghĩa tình vừa bao dung độ lượng lại vừa nghiêm khắc như nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở những ai vô tình, bạc bẽo phải biết sống ân nghĩa, thuỷ chung không được phép quay lưng lại với quá khứ.
? Cái " giật mình" của tác giả trong câu thơ cuối cho thấy điều gì?
? Bài thơ có ý nghĩa gì?
Hoạt động 4: HD HS tổng kết & luyện tập
? Nêu nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
GV nhận xét:
? Qua bài thơ tác giả cho ta thấy điều gì?
GV nhận xét:
GV chốt & yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD HS về nhà làm bài tập trong phần luyện tập
HS đọc
HS giới thiệu
HS trả lời
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS trả lời
HS xác định:
- 3 KT đầu: Vầng trăng tình nghĩa, từ quá khứ đến hiện tại.
- KT4: Tình huống gặp lại vầng trăng và tâm trạng của nhà thơ.
- KT5,6: Ánh trăng gợi lại bao nghĩa tình.
HS nghe, ghi nhớ
HS đọc
HS trả lời:
HS trao đối, trả lời:
HS trình bày:
HS trả lời:
HS trả lời:nhìn mặt người (kẻ vô tình bạc bẽo đang đối diện với mặt trăng trong lặng im mà cảm xuc dâng trào
HS trả lời:
Vầng trăng gợi nhớ lại quá khứ: đồng, bể, sông, rừng - những nơi nhà thơ đã đi qua, đã sống, đã gắn bó và để lại một phần máu thịt của mình làm thổn thức con tim kẻ bội bạc."rưng rưng"
HS nêu cảm nhận: làm thổn thức con tim kẻ bội bạc."rưng rưng"
HS trao đổi trả lời:
HS nghe
HS trả lời
HS nghe
HS trả lời: Cái " giật mình" biểu hiện sự ăn năn, thức tỉnh, tự thú, tự trách thật đáng quý
HS trả lời:
HS dựa vào n.dung ghi nhớ trong sgk trả lời
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc k/c chống Mỹ cứu nước.
 2. Tác phẩm: (sgk)
 3. Đọc - chú thích:
 a. Đọc – giải thích từ khó:
 b. Thể thơ: thơ 5 chữ tự do 
 3. Bố cục: 3 phần.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vầng trăng tình nghĩa từ quá khứ đến hiện tại
- Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm: 
+ Hồi nhỏ sống với: đồng sông, bể 
 + Hồi chiến tranh ở rừng: trăng thành tri kỉ - gắn bó nghĩa tình tưởng không bao giờ quên được.
trăng là người bạn thân thiết, từng chia ngọt sẻ bùi.
- Hiện tại:
+ Từ hồi về thành phố quen sống với "ánh điện cửa gương" những tiện nghi sang trọng: Trăng như người dưng.
Cuộc sống thay đổi, lòng người cũng thay đổi, con người quay lưng lại với quá khứ - nhất là quá khứ nhọc nhằn.
2. Tình huống gặp vầng trăng và tâm trạng của nhà thơ
- Tình huống: bất ngờ, ngẫu nhiên
- Tâm trạng: ngỡ ngàng, giật mình thảng thốt vì quá bất ngờ
3. Ánh trăng gợi lại bao nhiêu nghĩa tình 
Vầng trăng gợi nhớ lại quá khứ: đồng, bể, sông, rừng - những nơi nhà thơ đã đi qua, đã sống, đã gắn bó và để lại một phần máu thịt của mình
=> " Ánh trăng" là tiếng lòng sự suy ngẫm của nhà thơ về thái độ đối với quá khứ đồng thời còn nhắc nhở chúng ta về đạo lý sống thuỷ chung " Uống nước nhớ nguồn."
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố:
 - Nêu nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
 - Qua bài thơ tác giả cho ta biết điều gì?
 - Từ ý nghỉa bài thơ trên, bản thân em phải làm gì để xứng đáng là những người con của đất nước có truyền thống yêu nước lâu đời.
 HS: - Từ ‎ý ‎ nghĩa của bài thơ ,ngày nay được sống trong thời hòa bình mỗi chúng ta phải biết phát huy tốt dạo lí uống nước nhớ nguồn là hs các em phải cố gắng học tập tốt để sau này xây dựng đất nước. Cụ thể ngày TBLS 27/7 , gần đến ngày 20-11 các em cố gắng thi đua phấn đấu đạt nhiều hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô để tỏ lòng biết ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, xem lại phần phân tích & làm bài tập trong phần luyện tập.
 - Chuẩn bị bài mới “Tổng kết từ vựng” (luyện tập tổng hợp)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 2. Hạn chế:................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tuần 12 Ngày soạn: 25 /10 /2014
Tiết 58 	 Ngày dạy: /11/2014
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Luyện tập tổng hợp)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
Hệ thống hóa các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng âm, từ trái nghĩa, nghĩa của từ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, các biện pháp tu từ từ vựng,
Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: 
Nhận diện được các từ vựng các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
Vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân biệt những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: trình bày 1 phút, đàm thoại, thảo luận nhóm.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Làm bài tập 1
GV treo bảng phụ cho HS quan sát. (ghi 2 câu ca dao)
GV HD & yc HS làm bài tập: Theo em nên dùng từ"gật đầu" hay"gật gù" là sát nghĩa hơn? Vì sao?
GV nhận xét chung:
Hoạt động 2:Làm bài tập 2
GV HD & yc HS lân bảng làm bài tập
? Em hãy cho biết vì sao có sự hiểu nhầm của người vợ? ( Người chồng nói " một chân sút" có nghĩa là gì? Người vợ lại hiểu thế nào?)
GV nhận xét chung
Hoạt động 3:Làm bài tập 3
GV treo bảng phụ ( chép đoạn thơ - SGK ghi bằng phấn màu các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu) cho HS quan sát, thảo luận rồi trả lời.
? Trong số các từ trên, từ nào dùng với nghĩa gốc? Từ nào dùng với nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
GV nhận xét chung
Hoạt động 4:Làm bài tập 4
GV treo bảng phụ cho HS quan sát.
- N1: Em hãy xác định những từ ngữ cùng trường từ vựng? Gồm có mấy trường?
- N2: Các từ thuộc hai trường từ vựng đó có quan hệ về ý nghĩa như thế nào?
- N3: Trình bày sự cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ?
- N4: Cho biết tác dụng của việc sử dụng những từ cùng trường nghĩa trong đoạn thơ?
GV tổng hợp, nhận xét, sửa
Hoạt động 5:Làm bài tập 5
GV yc HS đọc đoạn văn trong sgk
? Theo em, các sự vật, hiện tượng: rạch Mái Giầm, Kênh Bọ Mắt, Kênh Ba Khía...được gọi tên theo cách nào?( Đặt từ ngữ mới để gọi tên hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới? )
? Tìm 5 ví dụ về sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?
GV nhận xét
Hoạt động 6:Làm bài tập 6
GV cho HS đọc truyện cười.
? Truyện cười phê phán điều gì?
GV nhận xét:
HS quan sát
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS nhận xét, sửa
HS nghe, trao đổi làm bài tập
HS trình bày kq
HS khác nhận xét, sửa
HS quan sát
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS nhận xét, bổ sung
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq (bảng phụ)
HS nhận xét, sửa
HS đọc
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
HS đọc
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
Bài tập 1: (sgk)
 Nên dùng "gật gù" vì gật gù là gật nhẹ nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng cao ( còn gật đầu: chỉ gật một lần để chào hỏi hoặc tỏ sự đồng ý).
Bài tập 2: (sgk)
- Người chồng dùng " một chân sút" với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: ý nói cả đội bóng chỉ có một cầu thủ sút bóng giỏi.
- Cô vợ lại hiểu theo nghĩa gốc: chỉ có một chân mà đá bóng làm gì cho khổ.
Bài tập 3: (sgk)
- Những từ được dùng với nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ được dùng với nghĩa chuyển:
 + Vai ( hoán dụ)
 + Đầu ( ẩn dụ)
Bài tập 4:
 Đoạn thơ sử dụng những từ ngữ thuộc 2 trường từ vựng:
+ Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
+ Chỉ lửa và những sự vật liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.
Các từ ngữ thuộc 2 trường từ vựng đó có quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa trong việc biểu đạt nội dung ( ý tưởng của nhà thơ):
- Màu đỏ từ chiếc áo của cô gái đã thắp lên ngọn lửa trong đôi mắt chàng trai và bao người. Ngọn lửa ấy đã lan toả trong tâm hồn, tình cảm chàng trai làm anh ta say đắm, ngất ngây ( đến mức: "cháy thành tro"). Ngọn lửa ấy còn làm cho không gian cũng biến sắc "cây xanh như cũng ánh theo hồng".
Cách sử dụng những từ ngữ cùng trường từ vựng ấy gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc đồng thời nó còn thể hiện một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, cháy bỏng và đắm say.
Bài tập 5: (sgk)
a.Các sự vật được gọi tên theo cách dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
b.Năm sự vật, hiện tượng gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt: cà tím, cá kiếm, mực, ớt chỉ thiên, ong ruồi, xe đạp, hoa hướng dương...
BT6: Truyện cười phê phán thói sính dùng chữ nước ngoài ( khoe chữ - tỏ ra ta đây hiểu biết tiếng nước ngoài.)
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài
 - Tập viết đoạn văn có sử dụng một số biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 - Chuẩn bị bài mới “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” (đọc, trả lời câu hỏi phần n.dung bài học)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 2. Hạn chế:...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tuần 12 Ngày soạn: 25 /10 / 2014
Tiết 59,60 	 Ngày dạy: / 11 / 2014
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
Đoạn văn tự sự.
Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
 2. Kĩ năng: 
Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài tên 90 chữ.
Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
Biết cách đưa yếu tố nghị luận vào năn bản tự sự một cách hợp lý. Vận dụng để tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp.
 III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
GV yc HS đọc đoạn văn "Lỗi lầm và sự biết ơn" trong sgk
? Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận xuất hiện ở những câu văn nào?
? Phân tích vai trò của yêu tố nghị luận trong việc biểu đạt nội dung.
GV nhận xét:
? Ở câu (1), sự xuất hiện của yếu tố nghị luận có tác dụng gì?
GV nhận xét:
? Ở câu (2), yếu tố nghị luận làm cho câu văn đọc lên ta nghe thế nào?
GV nhận xét:
? Sự có mặt của yếu tố nghị luận có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung của đoạn văn?
GV nhận xét, giảng: Đó là bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và biết ghi nhớ ân nghĩa. Đó là cách xử sự có văn hoá.
Tiết 2:
Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn tự sự có dùng yếu tố nghị luận:
GV chép đề lên bảng, gạch chân những từ ngữ quan trọng, xác định yêu cầu đề và định hướng cho HS cách viết.
GV yc HS đọc lại đề 1.
GV HD HS tìm hiểu đề:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra lúc nào? Ở đâu? Ai điều khiển? Nhằm mục đích gì? Không khí buổi sinh hoạt?
- Nội dung buổi sinh hoạt? Em phát biểu vấn đề gì? Tại sao em lại phát biểu vấn đề đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là một người bạn tốt bằng những lí lẽ, dẫn chứng như thế nào?
GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS
GV yc HS đọc đề 2: 
GV hướng dẫn & yc HS làm bài tập 2 trong sgk:
- Người em kể là ai? ( Bà nội? Bà ngoại?)
- Người ấy đã để lại việc làm? Lời nói? Hay ý nghĩ? Trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cụ thể? Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
GV nhận xét, sửa cho HS
GV cho HS đọc lại bài tham khảo trong sgk
HS đọc văn bản
HS tìm:
- Câu (1): " Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".
- Câu (2): " Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá".
HS suy nghĩ, trả lời:
HS trả lời:
HS trao đổi, trình bày
HS trả lời
HS nghe
HS quan sát
HS đọc
HS nghe, viết đoạn văn theo hướng dẫn của GV
HS đọc đoạn văn
HS khác nhận xét
HS đọc
HS nghe, viết đoạn văn theo hướng dẫn của GV
HS đọc đoạn văn
HS khác nhận xét
- HS về nhà làm.
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận:
 1. Đọc đ.văn: “Lỗi lầm & sự biết ơn”
 2. Trả lời câu hỏi: (sgk)
a. Những câu văn có chứa yêu tố nghị luận:
b.Vai trò của yếu tố nghị luận trong đoạn văn:
- Câu (1): Sự có mặt của yếu tố nghị luận làm cho câu văn mang ý nghĩa triết lí về cái hữu hạn và cái vĩnh hằng trong đời sống tinh thần của con người.
 ( viết lên cát - dễ bị xoá nhoà dễ quên
 tạc trên đá - khó phai mờ khó quên)
- Câu (2): Là lời khuyên những đau buồn, thù hận nên chóng quên còn ân nghĩa thì đừng bao giờ quên.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có dùng yếu tố nghị luận:
Đề 1: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
Đề 2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của bà làm em cảm động.
 4. Củng cố:
 - Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá...
 - Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn áp tự sự.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài mới “Làng” (đọc, định hướng trả 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Khuc_hat_ru_nhung_em_be_lon_tren_lung_me.doc