Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 76 đến tiết 82

 I. Mục tiêu đề kiểm tra: Giúp HS

 1. Kiến thức:

 Củng cố những kiến thức đã học phần thơ và truyện hiện đại.

 2. Kĩ năng:

 Tự đánh giá quá trình học bài cũ, khả năng nắm bắt kiến thức của mình.

 3. Thái độ:

 Nghiêm túc làm bài.

 II. Hình thức đề kiểm tra

 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm+Tự luận

 - Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút.

 III. Thiết lập ma trận

 

doc 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1926Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 76 đến tiết 82", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 a. 1964 b. 1965 c. 1966 d. 1967 
 3) Tác giả của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là ai?
 a. Chính Hữu. b. Nguyễn Thành Long c. Nam Cao d. Nguyễn Quang Sáng
 4) Câu « Ông lão cứ múa tay lên khoe cái tin nhà mình bị giặc đốt với mọi người » nói đến nhân vật nào ??
 a. Ông Hai c. Bác Thứ b. Anh Sáu d. Ông họa sĩ
 5) Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật được đưa vào tập thơ nào?
a. Đồng chí c. Trời mỗi ngày lại sáng 
b. Vầng trăng quầng lửa d. Hương cây – Bếp lửa.
 6) Nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là: 
 a. Xây dựng tình huống truyện & nghệ thuật miêu tả tâm lí, ngôn ngữ nhân vật.
 b. Xây dựng tình huống hợp lí, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình, bình luận.
 c. Xây dựng tính cách nhân vật & miêu tả tâm lí nhân vật
 d. kể chuyện giàu hình ảnh đan xen đời thường & cổ tích.
 II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Ghi lại khổ thơ đầu trong bài thơ đồng chí và cho biết nội dung chính. 
 (1.5 điểm)
Câu 2: Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá tác giả cho ta thấy điều gì? (1.5 đ)
Câu 3: Thái độ của bé Thu như thế nào khi được gặp lại cha mình (anh Sáu) sau nhiều năm xa cách (2 điểm) 
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của về người lính lái xe trong bài thơ « bài thơ về tiểu đội xe không kính’’? (2 điểm)
Đề 4:
 I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm )
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên cho câu trả lời đúng nhất.
 1) Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác vào năm nào? 
 a. 1964 b. 1965 c. 1966 d. 1967 
 2) Tác giả của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là ai?
 a. Chính Hữu. b. Nguyễn Thành Long c. Nam Cao d. Nguyễn Quang Sáng
 3) Câu « Ông lão cứ múa tay lên khoe cái tin nhà mình bị giặc đốt với mọi người » nói đến nhân vật nào ??
 a. Ông Hai c. Bác Thứ b. Anh Sáu d. Ông họa sĩ
 4) Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật được đưa vào tập thơ nào?
a. Đồng chí c. Trời mỗi ngày lại sáng 
b. Vầng trăng quầng lửa d. Hương cây – Bếp lửa.
 5) Nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là: 
 a. Xây dựng tình huống truyện & nghệ thuật miêu tả tâm lí, ngôn ngữ nhân vật.
 b. Xây dựng tình huống hợp lí, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình, bình luận.
 c. Xây dựng tính cách nhân vật & miêu tả tâm lí nhân vật
 d. kể chuyện giàu hình ảnh đan xen đời thường & cổ tích.
 6) Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở đngười đọc vấn đề gì?
 a. Lòng kính yêu, trân trọng & biết ơn người chăm sóc mình
 b. Tự hào về người dân lao động trong cuộc sống
 c. Tình đồng chí của những người lính 
 d. Thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thủy chung 
 II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Ghi lại khổ thơ đầu trong bài thơ đồng chí và cho biết nội dung chính. 
(1.5 điểm)
Câu 2: Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá tác giả cho ta thấy điều gì? (1.5 đ)
Câu 3: Thái độ của bé Thu như thế nào khi được gặp lại cha mình (anh Sáu) sau nhiều năm xa cách (2 điểm) 
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của về người lính lái xe trong bài thơ « bài thơ về tiểu đội xe không kính’’? (2 điểm)
 4. Củng cố: GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Soạn bài cố hương.
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:...........................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 2. Hạn chế:............................................................................................................
................................................................................................................................
Tuần: 16 Ng.soạn: 26 /11 / 14
Tiết:77,78 Ng.dạy: / 12 / 14
CỐ HƯƠNG
 Lỗ Tấn
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
 1. Kiến thức: 
Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
Tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
 2. Kĩ năng: 
Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
Vận dung kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại
Kể tóm tắt truyện.
Đi sâu khai thác những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong truyện.
 3. Thái độ: 
 GD tình yêu quê hương đất nước.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở. Kỹ thuật trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, nơi ta gắn bó sâu nặng suốt một thời thiếu niên, nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành...Bởi vậy khi vì một hoàn cảnh nào đó phải sống xa quê, thì tình cảm quê hương, hình bóng quê hương luôn da diết trong lòng ta, để thương để nhớ cho những người xa xứ. Thế rồi khi có dịp trở về quê cũ, lòng ai lại không bồn chồn, rạo rực khi được đặt chân trên ngõ cũ lối xưa... Thế nhưng, không phải ai cũng vui mừng khi trở về quê cũ. Ta thật sự cảm thông và sẻ chia một cách sâu sắc với nỗi niềm của nhà thơ Hạ Chi Trương qua bài Hồi hương ngẫu thư. Giờ đây ta lại tìm hiểu nỗi lòng tái tê, se sắt của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Cố hương của một nhà văn hiện thực nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn trong một chuyến về thăm quê sau 20 năm xa cách.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả tác phẩm
GV yc HS đọc chú thích trong sgk
? Giới thiệu đôi nét về tác giả Lỗ Tấn?
GV giới thiệu thêm
GV yc HS quan sát chân dung Lỗ Tấn sgk/208
? Kể tên những tác phẩm chính của Lỗ Tấn?
? “Cố Hương” được sáng tác vào năm nào?
GV nhận xét, chốt
- HD HS đọc,giải thích từ khó, ngôi kể, thể loại, bố cục
GV HD & yc HS đọc văn bản: Giọng điệu chậm, buồn, bùi ngùi (giọng Nhuận Thổ ấp úng, giọng thím Hai Dương lanh lảnh, chanh chua).
+ Giọng một số đoạn bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của nhân vật '' tôi'' vẻ suy ngẫm, triết lí.
GV nhận xét, sửa cho HS
GV yc HS giải thích theo chú thích (1), (6), (9)
GV yc HS kể tóm tắt
GV nhận xét:
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai? 
GV lưu ý HS đọc kĩ chú thích 1 để thấy được người kể khác với tác giả.
GV: nhân vật "tôi" khác Lỗ Tấn cho dù:
- Nhân vật tôi tên Tấn, một số chi tiết sự việc có thực trong cuộc đời tác giả.
- Nhưng Lỗ Tấn khác "tôi" là trong 20 năm nhà văn có về quê và công tác ở quê; người dạy cho " tôi" cách bẫy chim là bố Nhuận Thổ chứ không phải Nhuận Thổ; mặt khác đây là truyện ngắn chứ không phải hồi kí!
? Em hãy xác định bố cục của tác phẩm? ( dựa vào trình tự không gian, thời gian chuyến về thăm quê của "tôi").
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:
Bước 1: Tìm hiểu n.vật Nhuận Thổ trước và sau 20 năm
? Nhuận Thổ bây giờ và Nhụân Thổ 20 năm trước khác nhau như thế nào? (bảng phụ). HS giỏi tự tìm chi tiết
HS đọc chú thích
HS giới thiệu
HS quan sát
HS kể tên những tác phẩm chính
HS trả lời:
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS giải thích theo chú thích trong sgk
HS kể tóm tắt
HS trả lời
HS nghe
HS trao đổi, trả lời:
- Tình cảm, tâm trạng và suy nghĩ của " tôi" những ngày ở quê " Tinh mơ sáng hôm sau ... sạch trơn như quét."
- Tình cảm, tâm trạng và suy nghĩ của " tôi" trên đường xa quê. 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn TQ nổi tiếng. Bối cảnh XH TQ trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người TQ đầu TK XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí & m.đích lập nghiệp cao cả.
 2. Tác phẩm:
Lỗ Tấn để lại công trình các t.phẩm đồ sộ & đa dạng, trong đó có 2 tập truyện gào thét & Bàng hoàng.
3. Đọc – giải thích từ khó:
4. Kể tóm tắt:
5. Ngôi kể, người kể:
- Ngôi thứ nhất.
- Người kể: nhân vật tôi khác tác giả.
4. Bố cục: 2 phần
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhuận Thổ trước và sau 20 năm:
Chi tiết so sánh
Nhuận Thổ 20 năm trước
Nhuận Thổ bây giờ ( sau 20 năm xa cách)
* Hình dáng
* Bàn tay
* Thái độ với " tôi"
* Tính cách
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
- Hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn.
- Thân mật.
- Thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát.
là một tiểu anh hùng.
- Khuôn mặt vàng sạm, thê lương có nhiều nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, húp mọng lên, mũ rách tươm.
- Bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.
- Rụt rè, cung kính, sợ hãi.
- Chậm chạp, đần độn, mụ mẫm.
là một cố nông đói rách xác xơ.
Hết tiết 01 chuyển sang tiết 02
? Thím Hai Dương xưa và nay đã có sự thay đổi như thế nào?
? Cùng trạc tuổi nhau nhưng Thuỷ Sinh bây giờ khác Nhuận Thổ ngày xưa như thế nào?
GV nhận xét:
? Thông qua hàng loạt những đối sánh con người của quê hương xưa và nay, tác giả muốn chứng minh điều gì?
GV nhận xét:
? Theo Lỗ Tấn, thì do những nguyên nhân nào gây nên thực trạng bi thương ấy? 
GV chốt: phản ánh tình cảm sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX; phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng bi thương ấy đồng thời chỉ những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của người dân lao động.
Bước 2: Tìm hiểu những suy nghĩ, tâm trạng và cảm xúc của nhân vật "tôi" trong chuyến về thăm quê:
GV giảng: tôi là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, đồng thời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc & tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Tôi đóng vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống nhân vật => thể hiện tư tưởng chủ đạo của t.phẩm.
? Những ngày ở quê, được gặp gỡ, tiếp xúc với những con người của quê hương trước sự đổi thay, sa sút về mọi mặt của họ, " tôi" cảm thấy thế nào?
GV nhận xét:
? Trên đường rời quê, lòng " tôi" thế nào? Vì sao?
? Tôi mong ước, hi vọng?
GV nhận xét, bổ sung
? Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì? Hãy trình bày cách hiểu của em về con đường?
GV giảng: Hình ảnh ''con đường'' mà " tôi" suy nghĩ, triết lí là con đường khai sáng, con đường giải phóng, con đường đấu tranh cách mạng. ( Vì vậy cần phải có nhiều người đi trên con đường ấy).
Hoạt động 3: Tổng kết & luyện tập
? Truyện có những đặc sắc nào về nghệ thuật?
GV nhận xét:
? Khái quát ND của tác phẩm ?
GV nhận xét:
GV chốt:
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
GV hướng dẫn & yc HS về nhà làm bài tập trong phần luyện tập (sgk)
HS trả lời: Thím Dương 20 năm trước: "Nàng Tây Thi đậu phụ" nổi tiếng xinh đẹp, nhan sắc một thời.
Thím Hai Dương bây giờ: -"Mụ compa" nhiều tuổi, lắm mồm, xấu xí, trân tráo, thô lỗ, lưu manh.
HS so sánh: Nhuận Thổ ngày xưa: Khuôn mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc
Thuỷ Sinh bây giờ: - Khuồn mặt vàng vọt, gầy còm, cổ không đeo vòng
HS suy nghĩ trả lời:
- Sự thay đổi ở mặt tiêu cực và phản ánh hiện thực trong xã hội Trung Quốc.
- Con đông, mất mùa, thuế má, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào, ngu muội, mê tín, lễ giáo phong kiến lạc hậu và cũ kĩ...)
HS nghe, ghi nhớ
HS trả lời.
HS dựa vào n.dung trong sgk trả lời
HS giải thích:
HS trao đổi, trả lời: " tôi" mong ước, hi vọng vào một cuộc đời mới tốt đẹp hơn mà " chúng tôi" chưa từng được sống ( không còn đói nghèo, lạc hậu, không còn áp bức bất công, không còn những con người ngu muội, lú lẫn)
HS trao đổi, trình bày
HS nghe
HS trình bày
HS dựa vào n.dung ghi nhớ trong sgk trả lời
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
phản ánh hiện thực về sự thay đổi của XH TQ.
2.Những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”:
- Trong nhữg ngày ở quê: Ngạc nhiên trước sự đổi thay, sa sút từ hình hài vóc dáng đến đạo đức tinh thần 
" tôi" càng buồn, càng đau xót hơn.
- Trên đường rời quê:
+ Lòng " tôi" không chút lưu luyến, " tôi" cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt vì buồn đau, thất vọng.
+ " tôi" mong ước, hi vọng vào một cuộc đời mới tốt đẹp hơn mà " chúng tôi" chưa từng được sống 
+ Hình ảnh ''con đường'': là con đường khai sáng, con đường giải phóng, con đường đấu tranh cách mạng. 
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật 
- Truyện đậm chất hồi kí, trữ tình.
- Xây dựng được hình ảnh mang tính biểu tượng
- Nghệ thuật miêu tả, so sánh đối chiếu.
- Kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Nội dung:
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố:
 - Qua văn bản tác giả cho ta thấy điều gì?
 - Nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài
 - Đọc, nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 16 Ngày soạn: 26 / 11 / 2014
Tiết 79 Ngày dạy: / 12 / 2014
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 - VĂN TỰ SỰ 
(Kết hợp yếu tố nghị luận & miêu tả nội tâm)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
 - Nhằm hệ thống kiến thức cho HS.
 - Các em nắm vững hơn trong việc sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận & miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng viết bài có sử dụng yếu tố nghị luận & miêu tả nội tâm.
 - HS tự đánh giá về kỹ năng làm kiểu bài văn tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm của mình 
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án (đề + đáp án), tài liệu tham khảo
 HS: kiến thức đã học.
 III. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. Kỹ thuật thảo luận.
 IV. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu lại đề bài & yc HS lập ý, bố cục
GV yc HS nêu lại đề bài & yc của bài viất
? Muốn viết 1 bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận & miêu tả nội tâm phải trải qua mấy bước? Hãy kể ra.
GV nhận xét:
? Đọc kỹ đề văn và cho biết đề yc gì?
GV nhận xét:
? Vậy bố cục bài văn gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
GV nhận xét:
GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận nhóm (2 nhóm) 5’
? Lập dàn ý cho đề văn trên?
GV tổng hợp, nhận xét, bổ sung:
GV đưa ra thang điểm từng phần cho HS nắm
GV nhận xét về một số yếu tố nghị luận & miêu tả nội tâm vào bài viết:
- Về cấu trúc & tính liên kết của văn bản đã viết
- Các mặt ưu điểm, khuyết điểm:
 + Nội dung:
 + Chính tả, bố cục của bài văn, cách dùng từ ngữ, đặt câu 
HS nêu
HS trả lời
HS phân tích đề
HS nêu
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS trình bày kq vào bảng phụ
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, sửa
HS nghe
HS nghe, sửa chữa, rút kinh nghiệm
I. Nhận xét, đánh giá chung:
 1) Mục đích, yc của bài viết:
 2) Nhận xét chung:
Đề 1: Nhân ngày 20.11 em kể lại cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô cũ.
 Đề 2: Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12). Trong cuộc gặp gỡ đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình đối với thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc.
 * Lập dàn ý:
Đề 1:
 A. Mở bài: (1 điểm)
 Giới thiệu khái quát về kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ 
B. Thân bài: (8 điểm).
- Kỉ niệm về việc gì? Thời gian, diễn biến sự việc. (2 điểm)
- Tại sao đó là kỉ niệm đáng nhớ? (2 điểm)
- Bài học tình cảm, đạo lí được rút ra từ câu chuyện (miêu tả nội tâm) (2 điểm)
- Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống. (yếu tố nghị luận) (2 điểm)
C.Kết bài: (1 điểm).
 Khẳng định tình cảm của em đối với thầy cô giáo cũ. 
Đề 2:
Mở bài: (1 điểm)
 - Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội. (0.5 đ)
 - Lí do thay mặt các bạn phát biểu suy nghĩ của mình trong cuộc gặp gỡ đó. (0.5 đ) 
B. Thân bài: (8 điểm)
 - Thời gian, địa điểm, quang cảnh  khi diễn ra cuộc gặp mặt. (2 điểm)
 - Thành phần, lứa tuổi, ngoại hình, tính cách của các chú bộ đội (2 điểm) 	 
 - Không khí náo nức khi chờ đợi & không khí ồn ào vui vẻ khi gặp mặt. (2 điểm) 
 - Lời phát biểu của người viết 	
 + Về nội dung: những suy nghĩ, tình cảm của bản thân & các bạn (miêu tả nội tâm)(1 điểm) 
 + Hình thức: diễn đạt bằng những lập luận giản dị (1 điểm)
C. Kết bài : (1 điểm)
 Suy nghĩ, cảm xúc của em sau buổi gặp gỡ đó. 
GV dựa trên những sai sót, làm được và chưa làm được của HS phân tích nguyên nhân
GV đưa ra hướng phấn đấu sắp tới
- Về phía thầy:
- Về phía trò: 
Hoạt động 2: Trả bài và sửa bài kiểm tra
GV trả bài kiểm tra cho HS
GV yc HS đổi bài cho nhau để sửa chữa
GV lưu ý HS khi sửa chữa: các lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu diễn đạt, trình bày
GV đọc 1 số bài viết khá cho HS nghe
HS nghe
HS nghe
HS nhận bài kiểm tra
HS đổi bài cho nhau và sửa chữa
HS nghe
II. Trả bài và sửa bài kiểm tra
 4) Củng cố: 
 5) Dặn dò:
- Về nhà viết lại bài văn cho hoàn chỉnh, xem lại bài kiểm tra
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
Tuần 16,17 Ngày soạn: 26 / 11 / 2014
Tiết 80,81,82 Ngày dạy: / 11 / 2014
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
 2. Kĩ năng: 
 - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Vận dụng kiện thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Viết đoạn văn tự sự có kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, tự sự.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, bảng phụ
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở. Kỹ thuật trình bày 1 phút và thảo luận.
 IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: , kiểm tra sĩ số, vệ sinh, đồ dùng học tập, bài soạn.
 2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập)
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu ở n.dung 1,2,3,4
? Phần TLV trong chương trình Ngữ văn 9, ta đã học qua những loại văn bản nào?
GV nhận xét, bổ sung:
? Yêu cầu mở rộng, nâng cao của các kiểu văn bản đó ở lớp 9 ra sao?
GV nhận xét:
? Em hãy cho biết vai trò của yếu tố nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh?
GV nhận xét:
? Yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận có mặt trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
?Yếu tố miêu tả, tự sự trong VBTM có gì giống và khác với các yếu tố ấy trong VBMT, VBTS
GV tổng hợp, nhận xét chung
HS nhớ hệ thống kiến thức, trả lời
HS suy nghĩ, trả lời:
HS suy nghĩ, trả lời:
- T.minh giúp cho người đọc, nghe hiểu biết về đối tượng, do đó:
+ Cần phải giải thích các thuật ngữ, các k.niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng -> dễ dàng hiểu được đối tượng.
+ Cần m.tả giúp cho người đọc, nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh sự khô khan nhàm chán.
HS trao đổi, thảo luân nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung
 1. Thể loại và phương thức kết hợp:
a. Thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
b. Tự sự kết hợp với:
- Miêu tả, biểu cảm, m/tả nội tâm và nghị luận.
* Chú ý:
- Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Người kể, ngôi kể.
c. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật & m.tả trong văn bản thuyết minh:
 2. Phân biệt điểm giống và khác nhau của yếu tố miêu tả, tự sự trong VBTM với VBMT, VBTS:
*Giống nhau:
- Đều gợi tả đối tượng(tái hiện)
- Đều dùng lối tự thuật, các biện pháp so sánh, nhân hoá... để làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
*Khác nhau:
Văn bản thuyết minh:
- Các yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là thứ yếu
- Trung thành với các đặc điểm của đối tượng
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
Văn bản miêu tả, văn bản tự sự:
- Miêu tả, tự sự là những p/thức biểu đạt chủ yếu
- Có hư cấu, tưởng tượng.
- Mang đậm cảm xúc chủ quan của người viết
Hết tiết 01 chuyển sang tiết 02
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu n.dung 5,6,7,8
GV yc HS trao đổi nhóm:
- N1: Tìm đoạn văn TS có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm?
- N2: Tìm đoạn văn TS có sử dụng y/tố nghị luận?
- N3: Tìm đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận?
- N4: Tìm đoạn văn tự sự có sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
- N5: Tìm đoạn văn tự sự viết theo ngôi thứ nhất?
- N6: Tìm đoạn văn tự sự viết theo ngôi thứ ba?
GV tổng hợp, nhận xét chung:
? Thế nào là đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm? Vai trò, t.dụng & h.thức thể hiện của các yếu tố này trong v.bản tự sự ntn?
GV nhận xét, bổ sung:
? Tìm các vd về đoạn văn tự sự có s.dụng các y.tố đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm?
GV nhận xét:
? Tìm 2 đoạn văn tự sự, trong đó 1 đoạn kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn theo ngôi thứ 3. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện.
GV nhận xét:
? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi nó là văn bản tự sự? Theo em, có văn bản nào mà người viết chỉ sử dụng duy nhất một phương thức biểu đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_16_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_hoc_ki_I.doc