A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải.
- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích.
B. Phương pháp:
- Đọc hiểu tích cực
- Phát vấn
- Đàm thoại gợi mở
C. Phương tiện:
SGK, SGV, giáo án
D. Trọng tâm bài học:
- Lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm qua nhân vật Từ Hải
- Nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích nói riêng và thi pháp tả anh hùng trong văn học trung đại nói chung.
Tiết 86 CHÍ KHÍ ANH HÙNG ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải. Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích. Phương pháp: Đọc hiểu tích cực Phát vấn Đàm thoại gợi mở Phương tiện: SGK, SGV, giáo án Trọng tâm bài học: Lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm qua nhân vật Từ Hải Nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích nói riêng và thi pháp tả anh hùng trong văn học trung đại nói chung. Tiến trình lên lớp: Ổn định tổ chức. Bài mới. GV dẫn: Trong ®êi KiÒu cã nhiÒu cuéc chia tay, chia tay ®ét ngét víi Kim Träng khi mèi t×nh ®Çu chím hÐ; chia tay Thóc Sinh trong t©m tr¹ng c« ®¬n, ®Çy dù c¶m kh«ng lµnh. Trong ®o¹n trÝch nµy t¸c gi¶ t¸i hiÖn c¶nh KiÒu chia tay Tõ H¶i ®Ó chµng ra ®i thùc hiÖn nghiÖp lín. Nhng t¹i sao ta l¹i ®Æt tªn cho ®o¹n trÝch nµy lµ “ChÝ khÝ anh hïng” mµ kh«ng ph¶i “Tõ H¶i chia tay Thuý KiÒu”? §ã lµ v× ®o¹n trÝch nµy kh«ng tËp trung kh¾c ho¹ c¶nh chia tay mµ muèn kh¾c ho¹ Tõ H¶i ë vÎ ®Ñp, tÇm vãc vµ quyÕt t©m ®¹t ®Õn kh¸t väng. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về đoạn trích. - GV hỏi: Em hãy tóm tắt những nội dung chính của phần Tiểu dẫn? - HS suy nghĩ, trả lời - GV nhận xét, chốt HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát - GV gọi 1 HS đọc diễn cảm VB, 1 HS khác nhận xét cách đọc. - HS đọc, nhận xét - GV nhận xét cách đọc, hướng HS đến cách đọc đúng cho đoạn trích: giọng đọc chậm rãi, hào hùng thể hiện sự khâm phục, ngợi ca. - GV lưu ý HS phần chú giải từ khó chân trang113. - Hỏi: Em hãy cho biết trong đoạn trích trên có lời của những ai? GV hỏi: Theo em nên chia đoạn trích này thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? HS trả lời GV gọi HS bổ sung GV chốt HĐ3. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu. Gv hỏi: Em hãy cho biết Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào? HS suy nghĩ, trả lời GV bình: Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc. Đó là cuộc sống của “Trai anh hùng, gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Thúy Kiều là tri kỉ của anh hùng, Từ Hải là tri kỉ của giai nhân, họ đã nhận ra nhau ngay từ buổi đầu gặp gỡ “ Cười rằng “ Tri kỉ trước sau mấy người”. Thế nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm nhưng chật hẹp, tù túng mà luôn khao khát giấc mộng anh hùng nên đã dứt áo ra đi. - GV hỏi: Hình ảnh Từ Hải được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào trong 4 câu thơ trên? - HS phát hiện chi tiết - GV nhận xét và yêu cầu HS trình bày cách hiểu về các chi tiết, hình ảnh đã tìm ra. GV bình cụm “lòng bốn phương”:Bốn phương ở đây là đông, tây, nam, bắc có nghĩa là thiên hạ thế giới. Theo Kinh lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng gọi tắt là tang bồng, bắn ra bốn phương, tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai làm nên sự nghiệp lớn. Nên khi nói đến lòng bốn phương là nói đến chí tang bồng, chí làm trai của nam tử thời xưa.Ngày xưa chí làm trai là phải “xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên”. Chính Nguyễn Công Trứ cũng từng khẳng định “ Chí làm trai nam bắc Đông Tây, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Vốn là một bậc anh hùng cái thế “ đội trời đạp đất” với “ gươm đàn nửa gánh non sông một chèo, Từ Hải làm sao có thể say sưa trong hạnh phúc lứa đôi khi mà chí lớn chưa thành? Chính vì vậy chàng đã quyết chí “lên đường thẳng rong”dứt khoát và mau lẹ chứ hề không bịn rịn, quyến luyến gia đình. GV: Em có nhận xét gì về tâm thế ra đi của Từ Hải? HS trả lời GV nhận xét, chốt GV bình:Từ Hải ra đi một cách mau lẹ, dứt khoát trong không gian mênh mang cao rộng của trời đất: “Trông vời trời bể mênh mang”Câu thơ miêu tả hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc hoạ dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải. Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất. Nhắc đến Từ Hải là thấy hình ảnh cao rộng của trời đất, vũ trụ. Những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng, độ cao càng khắc hoạ rõ hơn tư thế của Từ Hải. Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường mà là “trông vời” - cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường. Từ Hải một mình ra đi thực hiện ý nguyện của mình. Việc xây dựng Từ Hải độc lập một mình không làm chân dung chàng đơn độc mà càng cho thấy sự dũng mãnh của chàng. Hành động được miêu tả đầy sự dứt khoát, nhanh nhẹn. Đã nghĩ là làm, Từ Hải không bao giờ chần chừ, do dự, suy tính lâu. “Thoắt đã động lòng bốn phương” là “lên đường thẳng rong” ngay. GV: Nguyễn Du đã xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả khi miêu tả người anh hùng? HS trả lời GV nhận xét, chốt GV: Tóm lại qua bốn câu thơ đầu tác giả cho chúng ta thấy được điều gì ở nhân vật Từ Hải? HS trả lời GV chốt GV gọi HS đọc, cho HS xác định lời của Thúy Kiều và Từ Hải. GV: Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều có thái độ ntn? Thái độ ấy được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý (GV có bình thêm về chữ “tòng” trong quan niệm của Nho giáo) GV bình: Trước khi gặp Từ Hải Kiều đã trải qua một cuộc sống vô cùng đau khổ trong cảnh “ Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Chính Từ Hải đã chuộc Kiều ra và đem đến cho Kiều một danh phận và một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc. Cơn bão lớn của cuộc đời nàng vừa đi qua song dư âm của nó vẫn còn. Với dự cảm tinh tế của người phụ nữ hẳn Kiều cũng cảm thấy lo sợ trước quyết định ra đi của Từ Hải và hoang mang về cuộc sống của mình nhưng nàng không hề can gián hay cản bước người anh hùng mà vẫn quyết một lòng theo chàng, ủng hộ chàng theo đuổi chí làm trai.( vậy..) GV: Qua câu nói này em thấy Kiều là một người vợ ntn? HS trả lời GV chốt ý GV yêu cầu HS đọc toàn bộ những câu lời của TH GV: Trước thái độ của TK như vậy, TH đã trả lời ra sao? HS phát hiện, trả lời. GV nhận xét, chốt GV giải thích cụm “ tâm phúc tương tri”: hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, tức là đã hiểu nhau sâu sắc. GV bình: Trong lời đáp của mình Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và khẳng định tình cảm chân thành đối với K, coi nàng là người tri ân, tri kỉ vì trong cuộc hội ngộ ở lầu xanh chính K đã nhìn ra TH bằng con mắt tinh đời của mình: “Khen cho con mắt tinh đời Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. TH khuyên K nên vượt lên thói tầm thường nhi nữ. Lời trách khéo của Từ với Kiều đồng thời cũng là lời khẳng định và nâng vị thế của nàng ( một kĩ nữ lầu xanh” lên ngang tầm với mình ( một vị anh hùng). Đằng sau lời trách ấy là ý chí dứt khoát, kiên quyết,ko bị níu kéo bởi thê nhi của TH. GV: Sau khi từ chối TK, Từ Hải muốn nói gì với nàng qua bốn câu thơ tiếp theo? HS trả lời GV nhận xét, chốt GV bình: Nguyễn Du đã sử dụng một loạt các từ ngữ, hình ảnh thuộc phạm trù không gian như “ mười vạn tinh binh” với bóng cờ, tiếng chiêng gợi nên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng TH. Khát vọng “ làm cho rõ mặt phi thường” chính là khát vọng xây dựng một sự nghiệp, công danh lừng lẫy, xuất chúng, hơn người. Thành công ấy sẽ là sính lễ để TH rước người tri kỉ. “ Nghi gia” là nghi thức đón người con gái về làm vợ, làm dâu, một nghi thức có nhiều bước chu đáo và trang trọng. Thế là so với lần chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh trước đây thì lời hứa thực hiện những nghi thức trang trọng này chính là món quà và là hành động rửa sạch vết nhơ của đời kĩ nữ cho Kiều. GV: Em có nhận xét gì về TH qua lời hứa với TK? HS trả lời GV nhận xét, chốt GV : Ngoài lời hứa trở về đón TK, TH còn nói những gì với TK qua 4 câu thơ tiếp. HS trả lời (GV bình qua về lời khẳng định của TH) GV nhận xét, chốt GV bình: Người ta học nghề mất vài ba năm, phải mất hàng chục năm nghề nghiệp mới tinh thông vững vàng. Sự nghiệp lớn muốn hoàn thành có khi phải hiến dâng trọn đời người. TH quyết việc lớn ấy sẽ được thực hiện trong một năm. Phải là một người quyết đoán, tự tin, đầy tài năng mới dám đặt ra một thời hạn như thế cho một sự nghiệp long trời lở đất. GV: Tóm lại, em có nhận xét gì về TH qua đoạn đối thoại với TK? HS trả lời GV nhận xét, chốt GV: Hai câu thơ cuối cho ta thấy hành động gì của TH? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý GV bình: Theo sách xưa kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của TH, Nguyễn Du muốn khẳng định TH chính là bậc anh hùng cái thế có tầm vóc phi thường, sánh ngang đất trời, vũ trụ. GV: Theo em Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua nhân vật TH? HS trả lời GV chốt GV bình: Trong KVK truyện, TH chỉ đơn thuần là một tên tướng cướp từng thi hỏng và đi buôn... Nhưng trong TK, ND đã nhận thức lại nhân vật TH, nhất quán miêu tả nhân vật với một sự cảm phục không che giấu, trao cho nhân vật TH lí tưởng anh hùng của ông. Đó là lí tưởng về một con người có phẩm chất, chí khí phi thường, một khát vọng làm nên sự nghiệp lớn. HĐ4: Hướng dẫn tổng kết bài GV: Em hãy nhận xét giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “ Chí khí anh hùng”? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên là CKAH? HS thảo luận (2 phút) và trả lời GV chốt lại những ý chính. Tìm hiểu chung Tóm tắt cuộc gặp gỡ giữa Từ Hải và Thúy Kiều Vị trí đoạn trích Câu 2213 – 2230 II. Đọc hiểu khái quát 1.Đọc, chú giải từ khó Lời tác giả Lời Thúy Kiều Lời Từ Hải Bố cục: 3 phần P1: 4 câu thơ đầu→ Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống P2: 12 câu thơ tiếp→ Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải – tính cách anh hùng của Từ P3: 2 câu cuối: Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi. III. Đọc hiểu chi tiết. 4 câu đầu: “Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc “hương lửa đương nồng” Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải. Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,nhanh chóng. Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch → Một tư thế đẹp, hiên ngang không vướng bận, không lệ bộ của người quân tử sẵn sàng lên đường. → Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục. => Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh. 2. 12 câu tiếp: a. Lời Thúy Kiều: - Xưng hô: Chàng – thiếp: tình cảm vợ chồng mặn nồng, tha thiết. - Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng. - Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải → Muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh vác công việc với chồng => Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng. b. Lời Từ Hải * Lời đáp: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” Từ chối mong muốn của Kiều Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng. Coi Kiều là người tri kỉ, hiểu mình → Tính cách anh hùng của Từ Hải. * Lời hứa: “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rỡ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.” - Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường→ niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình. - Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều → Người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. * 4 câu thơ tiếp: “Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì!” Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp. Lời hẹn: “ một năm” : mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng → Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin → Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, tự tin => Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình. 3. Hai câu cuối “Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” Hành động : + quyết lời + dứt áo ra đi →thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng Hình ảnh chim bằng : → ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du ( chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí). IV. Tổng kết 1.Nghệ thuật * Bút pháp lí tưởng hóa : - Từ ngữ : trượng phu, thoắt... - Hình ảnh kì vĩ, ước lệ: lòng bốn phương, trời bể... 2.Nội dung Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lý. Dặn dò: HS học thuộc lòng đoạn trích, nắm được các nét chính về ND và NT Soạn tiết 87: Đọc thêm “ Thề nguyền”
Tài liệu đính kèm: