A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm vững, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 lớp 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện t¬ợng chuyển nghĩa của từ.).
2. Kĩ năng: Sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hểu văn bản và tạo lập văn bản. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá các kiến thức đã học.
3. Thái độ: Có ý thức tích lũy vốn từ, sử dụng từ vựng đạt hiệu quả giao tiếp, góp phần làm phong phú từ Tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực sáng tạo, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Nội dung bài dạy - ph¬ương pháp h¬ướng dẫn luyện tập.
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu của mục 1 ở các mục I, II, III, IV – Theo nhóm.
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm Tổ: KHXH Tiết 42 -Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG( TIẾT 1) Từ đơn, từ phức, từ nhiều nghĩa A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nắm vững, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 lớp 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tợng chuyển nghĩa của từ...). 2. Kĩ năng: Sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hểu văn bản và tạo lập văn bản. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá các kiến thức đã học. 3. Thái độ: Có ý thức tích lũy vốn từ, sử dụng từ vựng đạt hiệu quả giao tiếp, góp phần làm phong phú từ Tiếng Việt. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực sáng tạo, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Nội dung bài dạy - phương pháp hướng dẫn luyện tập. 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu của mục 1 ở các mục I, II, III, IV – Theo nhóm. C. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, thuyết trình, động não, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời, trình bày . D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định (1 phút) 2.Kiểm tra ( 3 phút): Rèn luyện như thế nào để làm tăng vốn từ, cho vi du minh hoa? 3. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài(1 phút) Hoạt động dạy học Nội dung kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung kiến thức (15 phút) * GV chia lớp làm 4 nhóm, mõi nhóm tổng hợp kiến thức 1 đơn vị từ vựng theo yêu cầu ghi trong phiếu hộc tập: + Nhóm 1: Từ đơn, từ phức + Nhóm 2: Thành ngữ + Nhóm 3: Nghĩa của từ + Nhóm 4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Học sinh các nhóm tập hợp và trình bày - GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp lại và trình chiếu cho học sinh quan sát đối chiếu. I. LÝ THUYẾT Phiếu học tập số 1: Tổng hợp đơn vị kiến thức đã học về từ vựng. Tên nhóm: . Đơn vị kiến thức Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa Ví dụ (Mỗi ý lấy một ví dụ) Từ đơn, từ phức - Từ đơn:.. - Từ phức: - Tác dụng: .. Phiếu học tập số 2: Tổng hợp đơn vị kiến thức đã học về từ vựng. Tên nhóm: . Đơn vị kiến thức Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa Ví dụ (Mỗi ý lấy một ví dụ) Thành ngữ - Thành ngữ . - Nghĩa của thành ngữ.. - Tác dụng: .. Phiếu học tập số 3: Tổng hợp đơn vị kiến thức đã học về từ vựng. Tên nhóm: . Đơn vị kiến thức Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa Ví dụ (Mỗi ý lấy một ví dụ) Nghĩa của từ - Nghĩa của từ:.. - Cách giải thích : - Tác dụng: .. Phiếu học tập số 4: Tổng hợp đơn vị kiến thức đã học về từ vựng. Tên nhóm: . Đơn vị kiến thức Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa Ví dụ (Mỗi ý lấy một ví dụ) Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ . - Tác dụng: .. Bảng tổng hợp kiến thức. Tự vựng Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa Ví dụ 1.Từ đơn, từ phức - Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa. - Từ phức: Là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng trở lên. Chia 2 loại: + Từ ghép: Là từ đợc tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa. +Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ láy âm - Tác dụng: Tạo câu - đi, chạy, nhảy - Xe đạp, đo đỏ, công nhân viên chức - Mặt trời chiếu sáng lấp loáng. 2. Thành ngữ - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh. -Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó hoặc qua phép chuyển nghĩa: ẩn dụ, so sánh. - Tác dung: Dùng trong khẩu ngữ và trong ngôn ngữ nói và viết - Một nắng hai sương -Người nách thước,kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa aò ào như sôi ( nguyễn Du) 3. Nghĩa của từ - Là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ) mà từ biểu thị - Cách giải thích nghĩa của từ + Nêu khái niệm mà từ biểu thị + Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích - Tác dụng : Hiểu nghĩa của từ để sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - ẩn dụ: là gọi tên sự vật hiện này bằng tên sự vật hiện tượng khác trên cơ sở có nét tương đồng 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa - Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thêm nghĩa mới cho từ có sẵn mà không phải tạo thêm từ mới nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị khái niệm mới, gọi tên những sự vật mới mà con người nhận thức được bằng tiếng nói - Hiện tượng thêm nghĩa mới, thay đổi nghĩa cho từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa là hiện tượng chuyển nghĩa của từ: + Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành nghĩa khác + Nghĩa chuyển : nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Trong một câu từ chỉ có một nghĩa nhất định - Một số trường hợp từ có thể hiểu cả hai nghĩa. -Tác dụng :Mở rộng vốn từ khi nói và viết - Nghĩa của từ “chân” + Bộ phận cuối cùng của người vật dùng để đi: chân người, chân trâu ( nghĩa gốc) + Bộ phận cuối cùng của đồ vật dùng để nâng đỡ các vật khác: Chân bàn, chân giường (nghĩa chuyển) Hoạt động 3: Luyện tập( 23 phút) II. Luyện tập Bài 1: a.Trong những từ sau ,từ nào là từ láy,từ nào là từ ghép? Ngặt nghèo,nho nhỏ,giam giữ,gật gù,bó buộc,tươi tốt,lạng lùng,bọt bèo,xa xôi,cỏ cây,đưa đón,nhường nhịn ,rơi rụng,mong muốn,lấp lánh b.trong các từ láy sau đây,từ láy nào có sự giảm nghĩa và từ láy nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc ? Trăng trắng,sạch sành sanh,đèm đẹp,sát sàn sạt,nho nhỏ,lạnh lùng,nhấp nhô,xôm xốp * Gợi ý a. Xác đinh từ ghép, từ láy. - Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tốt tươi, bèo bọt, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. - Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh b. Xác đinh từ láy tăng nghĩa và từ láy giảm nghĩa. - Láy giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. - Láy tăng nghĩa: Nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt. Bài 2: - Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ có ý nghĩa chỉ thực vật ? Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được * Cách tiến hành bài tập: Học sinh chơi tiếp sức: - GV đưa ra yêu cầu: Cho trước các danh từ chỉ loài vật, cây cối(chó,mèo,voi ,hổ ,sứa ,hùm ,kiến,dâu,bèo,rơm,cỏ,cây .lá,hoa), sau đó chia lớp làm từng nhóm, mỗi nhóm thực hiện tìm thành ngữ có dùng từ chỉ loài vật hay cây cối. Thành ngữ có yếu tố chỉ ĐV - Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật - Như chó với mèo - bãi bể nương dâu - Đầu voi đuôi chuột - bèo dạt mây trôi. - Như hổ về rừng - cắn rơm cắn cỏ . - Miệng hùm gan sứa - cây cao bóng cả - Vuốt râu hùm - cây nhà lá vườn. - Kiến bò chảo nóng - cưỡi ngựa xem hoa - Mỡ để miệng mèo - bẻ hành bẻ tỏi - >Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được: Về nhà các em làm Bài 3: Tìm thành ngữ trong bài thơ sau và phân tích giá trị biểu cảm của thành ngữ? Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bẩy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương ) *Gợi ý: -Thành ngữ : bẩy nổi ba chìm -Tác dụng :+Miêu tả trạng thái bánh khi chín: Phần nổi nhiều hơn phần chìm ( nghĩa đen) + Gợi thân phận chìm nổi, lênh đênh của người phụ nữ trong XH xưa ( nghĩa chuyển) Bài 4: a.Tìm 3 từ có một nghĩa và đặt câu với mỗi từ đó ? b.Trong hai câu thơ sau từ hoa trong thềm hoa ,lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vỡ sao Nỗi mình thềm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng ( Truyện Kiều-Nguyễn Du) * Gợi ý - Trong câu thơ lục bát thỡ từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển - Về tu từ cú pháp: Từ hoa trong thềm hoa và lệ hoa là các định ngữ nghệ thuật - Về từ vựng : hoa trong cỏc tổ hợp trờn cú nghĩa là đẹp, sang trọng ,tinh khiết ..( đây là các nghĩa chỉ có ở trong câu thơ lục bát này, nếu tách hoa ra khỏi câu thơ thỡ những nghĩa này sẽ không còn nữa. vỡ vậy người ta gọi chúng là nghĩa lâm thời ) 4.Củng cố (2 phút) - GV hệ thống hoá lại các kiến thức vừa tổng kết 5.Hướng dẫn về nhà (1 phút) - On tập lại các kiến thức về từ vựng đã được tổng kết bằng cách học thuộc lòng các khái niệm - Làm các bài tập còn lại vào vở - Ôn lại nội dung mục 1 các mục V, VI, VII, VIII, I X theo yêu cầu của SGK. BT: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ sau? Đặt câu với mỗi nghĩa của chúng ? a.Buồng b.Đường c. chín *****************************
Tài liệu đính kèm: