Đề kiểm tra 1 tiết tiếng Việt – Tiết 74 môn: Ngữ văn - Lớp 9

Câu 1: (2đ) Có mẫu chuyện vui như sau:

Trong giờ học, thầy giáo hỏi:

- Em nào cho biết rừng sâu là gì?

Rất nhanh, một học sinh giơ tay xin trả lời:

- Rừng sâu là rừng ở đó có nhiều sâu ạ!

Cả lớp cười ồ lên.

Em hãy cho biết bạn học sinh kia khi trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 2: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? (2đ)

Câu 3: Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau (2đ)

 “Bảo bùng thân bọc lấy thân

 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

 Thương nhau ta chẳng ở riêng

 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”

 (Nguyễn Duy – Tre Việt Nam)

CÂU 4: Tìm những từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của nó? (2đ)

 Nao nao dòng nước uốn quanh

 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềng bắc ngang

 Sè sè nấm đất bên đường

 Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết tiếng Việt – Tiết 74 môn: Ngữ văn - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT – TIẾT 74
TRƯỜNG THCS NGUYỄN PHAN VINH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1: (2đ) Có mẫu chuyện vui như sau:
Trong giờ học, thầy giáo hỏi:
Em nào cho biết rừng sâu là gì?
Rất nhanh, một học sinh giơ tay xin trả lời:
Rừng sâu là rừng ở đó có nhiều sâu ạ!
Cả lớp cười ồ lên.
Em hãy cho biết bạn học sinh kia khi trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 2: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? (2đ)
Câu 3: Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau (2đ)
 “Bảo bùng thân bọc lấy thân 
 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm 
 Thương nhau ta chẳng ở riêng 
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
 (Nguyễn Duy – Tre Việt Nam)
CÂU 4: Tìm những từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của nó? (2đ)
 Nao nao dòng nước uốn quanh
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềng bắc ngang
 Sè sè nấm đất bên đường
 Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 5: Dùng những câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp (2đ)
a/ Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù.( Ông Hai- Tác phẩm Làng)
b/ Mình sinh ra là gì , mình đẻ ra ở đâu , mình vì ai mà làm việc. 
	(Anh Thanh niên –Lặng lẽ Sapa) 
................................................................................................................................................................................ 
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT – TIẾT 74
TRƯỜNG THCS NGUYỄN PHAN VINH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1: (2đ) Có mẫu chuyện vui như sau:
Trong giờ học, thầy giáo hỏi:
Em nào cho biết rừng sâu là gì?
Rất nhanh, mSột học sinh giơ tay xin trả lời:
Rừng sâu là rừng ở đó có nhiều sâu ạ!
Cả lớp cười ồ lên.
Em hãy cho biết bạn học sinh kia khi trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 2: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? (2đ)
Câu 3: Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau (2đ)
 “Bảo bùng thân bọc lấy thân 
 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm 
 Thương nhau ta chẳng ở riêng 
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
 (Nguyễn Duy – Tre Việt Nam)
CÂU 4: Tìm những từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của nó? (2đ)
 Nao nao dòng nước uốn quanh
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềng bắc ngang
 Sè sè nấm đất bên đường
 Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 5: Dùng những câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp (2đ)
a/ Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù.( Ông Hai- Tác phẩm Làng)
b/ Mình sinh ra là gì , mình đẻ ra ở đâu , mình vì ai mà làm việc. 
	(Anh Thanh niên –Lặng lẽ Sapa) 
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT – TIẾT 74
TRƯỜNG THCS NGUYỄN PHAN VINH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
ĐÁP ÁN KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT- TIẾT 74
Câu 1: (2 đ)
Bạn học sinh không tuân thủ 2 phương châm: quan hệ và lịch sự. (1 đ)
Hiểu nhầm hoặc cố tình gây cười. Không thưa gửi và thiếu nghiêm túc trong giờ học (Trả lời với thầy giáo) (1 đ)
Câu 2: (2 đ) -Trong tiếng Việt để xưng hô có thể dùng :
+Các đại từ xưng hô
+Các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc , chỉ chức vụ , nghề nghiệp, tên riêng. 
-Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói và người nghe ( thân hay sơ , khinh hay trọng ) (1 đ)
=> Nếu không chú ý để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt dược kết quả giao tiếp như mong muốn hoặc không thực hiện được quá trình giao tiếp.(1 đ)
Câu 3: (2đ)
Tác giả nhân hóa cây tre .Miêu tả tre ngã nghiêng trong gió bão mà lại dùng những hình ảnh “ thân bọc lấy thân “, “ tay ôm, tay níu “ vừa đúng với thực tế thân tre , cành tre quấn quít nhau trong gió bão gợi đến tình yêu thương đoàn kết giữa con người với nhau.
CÂU 4: (2đ)
Những từ láy trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ , sè sè, rầu rầu , (1đ)
Tác dụng: Dùng để tả hình dáng của sự vật và thể hiện tâm trạng con người (1đ)
Câu 5: (2 đ) 
Viết thành lời trực tiếp (mỗi lời 1 điểm)
a/ Qua những ngày đấu tranh tư tưởng, đau đớn , dằn vặt, cuối cùng ông Hai đã đi đến quyết định :” làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam , khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng. 
b/ Anh thanh niên là người sống có lý tưởng . Vẻ đẹp tâm hồn và cách sống của anh là vẻ đẹp hiến dâng :” Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_74_kiem_tra_tieng_viet_9.doc