Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Thạnh Đông - Tuần 12

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả, bình luận trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ tình cảm với quê hương, đất nước.

Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, bảng phụ, máy chiếu.

2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

III.Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Phân tích ba dòng đầu bài thơ Bếp Lửa.

3. Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1705Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Thạnh Đông - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm lửa, vẫn luôn giữ hơi ấm cho ngôi nhà. Bà tận tụy sớm hôm lo lắng cho cháu và cả gia đình.
 * Kỉ niệm về bà trong những năm kháng chiến: 
 Tám năm ròngcánh đồng xa.
 + Nhóm lửa. 
 + Bà kể chuyện. 
 + Bảo cháu nghe.
 + Dạy cháu làm, chăm cháu học.
à Người bà với tấm lòng yêu thương vô hạn đã cưu mang che chở, dạy bảo cho nhà thơ thuở thơ bé.
 Năm giặc đốt làng bình yên.
àKết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận. Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu hồi tưởng, mang ý nghĩa cảm xúc.
à Trong gian lao, khó nhọc bà vẫn kiên cường bất khuất” vẫn vững lòng”, vẫn sáng ngời đức hi sinh cho cháu con” dặn cháubình yên”
=> Trong hồi tưởng của nhà thơ, bà hiện lên vừa gần gũi vừa xiết bao vĩ đại, là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam. Những kỉ niệm của nhà thơ về bà vì thế rất sâu sắc, gắn bó.
 Rồi sớm rồi chiềudai dẳng.
- Bếp lửa chuyển hóa thành ngọn lửa.
- Ngọn lửa Lòng bà luôn ủ sẵn
 Chứa niềm tin dai dẳng
à Ngọn lửa trở thành biểu tượng của tình yêu thương, niềm tin trong tâm hồn người bà.
2.3 Những suy ngẫm về bà về bếp lửa.
 Lận đận đời bàbếp lửa
à Điệp từ nhóm: nhóm tình yêu thương, nhóm nồi xôi gạo mới
à Từ ngọn lửa mà bà nhóm lên, tác giả cảm nhận được sự sâu nặng của tình yêu thương, của niềm vui
2.4 Nỗi nhớ về bà 
Giờ cháu đãlên chưa?
à Câu hỏi tu từ 
à Tình cảm của bà trở thành động lực nâng bước nhà thơ trong suốt cuộc đời.
=> Hình ảnh bà lồng trong hình ảnh ngọn lửa và chứa chan trong đó tình yêu thương kính phục của nhà thơ dành cho bà.
III.Tổng kết :
*NT: Kết hợp biểu cảm – tự sự – miêu tả - nghị luận
-Giọng thơ ngọt ngào trong trẻo lắng đọng tâm tình .
-Hình tượng thơ đẹp, giàu ý nghĩa: bếp lửa, ngọn lửa, nhóm bếp nhóm dậy tâm tình . tiếng tu hú ..
*ND : Tình bà cháu là tình cảm đẹp có sức toả sáng nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời -> gắn với tình yêu gia đình quê hương, tình yêu con người đất nước .
Đọc thêm( 3-5 phút) bài thơ: 
 "KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ"
Hoạt động của giáo viên
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
*Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ?
*Mỗi khúc ru có mấy nội dung ?
*ND tình cảm qua mỗi lời ru có diễn biến như thế nào?
*Vất vả như vậy nhưng tấm lòng của mẹ đối với con như thế nào?
*Sự độc đáo trong cách diễn tả niềm mong ước của mẹ là ở chổ nào ?
*Phân tích nét NT đặc sắc ở hai câu thơ “Mặt trời của bắp
*Em có nhận xét gì về niềm mong ước của mẹ?
*Hoàn cảnh của mẹ lúc này có gì đặc biệt?
*Tóm lại qua tìm hiểu 3 đoạn thơ em rút ra đượcnhững cảm nhận gì về hình ảnh ngưòi mẹ trong bài thơ ?
*Em có nhận xét gì về sự phát triển tình cảm, ước mong của qua 3 khúc ru?
Hoạt động của học sinh
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả, tác phẩm 
*Tác giả : 1943. Thừa Thiên Huế – gia đình trí thức yêu nước .
-Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ .
-Từng là tổng thư kí hội nhà văn VN. UVTUU- trưởng ban văn hoá tư tưởng TU.
*Tác phẩm ; Viết 1971-giữa những tháng năm ác liết của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2.Bố cục : 3 phần 3khúc hát ru
-2khổ đầu : lời ru khi mẹ giã gạo.
-2khổ tiếp theo . tỉa bắp 
- 2khổ thơ cuối chuyển lán đạp rừng .
3. Phân tích 
3.1 Khúc hát ru khi mẹ giã gạo
-Mẹ giã gạo để nuôi bộ đội. Công việc của mẹ diễn ra trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Mẹ phải địu co trên lưng. Giã gạo bằng tay vốn là một công việc nặng nhọc, càng vất vả nặng nhọc hơn khi phải địu con trên lưng.
3.2 Khúc hát ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka –Lưi
-Và mẹ mong ước: Hạt bắp lên đều /con lớn phát 10 ..
Niềm mong ước thể hiện một tấm lòng hồn hậu, giàu tình yêu thương .
3.3 Khúc hát ru khi mẹ chuyển lán, đạp rừng .
- Từ hình ảnh tấm lòng của người mẹ Tà Ôi tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
III.Tổng kết :
*ND : Khắc hoạ thành công hình ảnh người mẹ dân tộc Tà Ôi trong gian nan vất vả vẫn dành cho con tình yêu thương thắm thiết, niềm ước mong con khôn lớn, khoẻ mạnh trở thành công dân một nước tự do.Tình yêu ấy gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến dấu cho độc lập tự do. 
* NT : Lời thơ mang âm điệu của một khúc ru ngọt ngào, trìu mến – với nhiều hình ảnh đẹp, mới lạ, gợi nhiều cảm xúc liên tưởng 
4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức trọng tâm đã học.
5. Hướng dẫn về nhà:
*Bài cũ: Phân tích hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà trong bài thơ ”Bếp lửa” của Bằng Việt.
*Bài mới: Soạn Ánh trăng của Nguyễn Duy.
+ Kỉ niệm ánh trăng trong quá khứ.
+ Ánh trăng trong hiện tại.
+ Cảm xúc khi đối diẹn với ánh trăng.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/10 /2015 Ngày dạy: /10/2015(9A)
Tiết 57: 2 /11/2015(9B)
ÁNH TRĂNG
 (Nguyễn Duy)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính.
 - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, bảng phụ, máy chiếu.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
*Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
-GV hướng dẫn đọc
*Bài thơ viết theo thể thơ gì gieo vần ra sao?
*Theo em phương thức biểu đạt nào là chính của bai thơ ? Nhân vật trữ tình là ai? đối tượng trữ tình?
*Hãy phân chia bố cục của bài thơ.
-HS đọckhổ 1,2
*Vầng trăng trong quá khứ gắn liền với khoảng thời gian nào?
Những kỉ niệm nào ?
*Nhà thơ gọi đó là vầng trăng tri kỷ em hiểu tri kỹ như thế nào ?
*Với sự gắn bó đó người tự hứa với lòng mình điều gì?
*Theo em vầng trăng biểu tượng cho quá khứ như thế nào để người ngỡ không bao giờ quên?
 *Từ hồi người về thành phố tình cảm với vầng trăng như thế náo?
*Em hiểu như thế nào là người dưng qua đường ?tác giả sử dụng NT gì?
*Vì sao người lại quên trăng ?
*Việc quên trăng đồng nghĩa với điều gì ?
*Em có nhận xét gì về lời thơ ở đoạn thơ này ?
*Tình huống trở ngại mà con người gặp phải là gì tình huống ấy có ý nghĩa như thế nào?
*Em hiểu như thế nào là vội ? đột ngột?
*Cách dùng từ (thình lình, vội, đột ngột ) độc đáo như thế nào? 
-Đọc 2 khổ thơ cuối .
*Khổ thơ 5 tác giả sử dụng NT gì ?
*Trong khổ thơ cuối trăng biểu tượng cho vẻ đẹp gì 
*Phát biểu chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ ?
*Bài thơ có những đặc sắc gì về NT?Tác dụng?
I.Đọc –tìm hiểu chú thích
1. Tác giả , tác phẩm 
*Tác giả:
-Gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ .Từng đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ(72-73)
-Hoà bình vẫn tiếp tục sáng tác- tập Ánh trăng được tặng giải A của hội nhà văn (1994)
*Tác phẩm:
-1978- 3 năm sau ngày đất nước thống nhất , viết tại thành phố HCM.
-Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.Thế hệ này từng trãi qua bao thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của đồng đội. Nguyễn Duy đã từng gắn bó với thiên nhiên núi rừng tình nghĩa, nhưng khi ra khỏi thời dại bom đạn được sống trong hoà bình, tiện nghi hiện đại không phải ai cũng nhớ những gian lao những nghĩa tình của kĩ niệm thời đã qua .
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc –từ khó 
-3 khổ thơ đầu giọng kể ,nhịp thơ trôi chảy bình thường 
-Khổ 4 giọng thơ cao ngỡ ngàng .
-Khổ thơ 5,6 giọng thiết tha trầm lắng xúc cảm suy tư 
2. Thể thơ và phương thức biểu đạt .
-Thể thơ 5 chữ - nhiều khổ – mỗi khổ 4 dòng vần chân giản cách .
-Biểu cảm thông qua tự sự – nhân vật trữ tình là tác giả- đối tượng trữ tình là vầng trăng.
3. Bố cục : 4 phần 
-Khổ 1,2 : Vầng trăng thời thơ ấu và những năm tháng chiến tranh.
-Khổ 3,4 : Vầng trằng trong hiện tại và cuộc gặp gỡ bất ngờ.
-Còn lại: Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.
3. Phân tích :
3.1 Hình ảnh vầng trăng thời thơ ấu và thời chiến tranh ở rừng .
-Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ gắn với hai khoảng thời gian : Khi nhỏ ở quê/ khi trở thành người lính .
*Thời thơ ấu : cùng sống với ruộng đồng ..
-Đó là những kĩ niệm tuổi thơ hết sức trong sáng của một cậu bé hồn nhiên được mặc sức thả hồn chơi thoả thích nơi đồng ruộng sông dài .. dưới ánh trăng .
-Trăng còn gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính khi ở giữa rừng sâu, trong cuộc chiến tranh ác liệt,=> vầng trăng thành tri kỉ 
-Trăng là bạn bè thân thiết với người lính cùng sẻ chia những gian lao, những ước mơ là niềm động viên an ủi với người lính.
-Ngỡ không bao giờ quên / cái vầng trăng tình nghĩa.
-Ngỡ (nghĩ , tưởng như ) cách dùng từ ngỡ nhẹ nhàng nói được điều tâm niệm sâu sắc trong lòng người lính mà trong không khí chiến tranh ác liệt ấy anh nguyện giữ gìn .
→Vầng trăng vẫn hồn nhiên tươi sáng, quá khứ đẹp đẽ ân tình gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi con người của đất nước.
3.2 Vầng trăng trong hiện tại và cuộc gặp gỡ bất ngờ:
*Vầng trăng trong hiện tại:
-Tình cảm đối với trănh nhạt phai ; vầng trăng như người dưng 
NT so sánh làm nổi bật thái độ lạnh nhạt hờ hững của người đối với vầng trăng.
-Do hoàn cảnh sống phát triển, người lính bây giờ có cuộc sống đầy đủ tiện nghi: quen ánh điện, cửa guơng đâu cần đến ánh trăng nên đâu còn nhớ tới trăng và cái thuở “Trần trụi với thiên nhiên , vầng trăng tình nghĩa .
-> Lãng quên quá khứ gian lao nhưng thắm đượm ân tình của đồng bào, đồng chí, quên đi cái nghĩa cái tình sâu nặng, sự bao bọc chở che của thiên nhiên của nhân dân.
-Lời thơ pha chút chua xót, ngôn từ mộc mạc giản dị mang dáng dấp một lời tự thú.
* Cuộc gặp gỡ bất ngờ.
-Thình lình đèn điện tắt / phòng  tối om.
-Tình huống bất ngờ làm cho con người chợt nhớ tới ánh trăng “Vội bật tung cửa sổ . Vôị là một phản xạ tự nhiên và khi của sổ được ở ra thì trước mắt anh đột ngột .. vầng trăng hiển hiện như chờ sẵn tự bao giờ, tưởng như bấy lâu trăng vẫn lặng lẽ dõi theo chờ cơ hội để được đón nhận, chia sẻ . Trong phút giây ấy người lính chợt nhân ra trăng không hề vô tình, bất chấp thời gian không gian sự vô tình của lòng người, trăng vẫn tràn đầy sóng sánh ân tình thuỷ chung, sẵn sàng chia sẻ với người .
- Đó là những từ diễn tả trạng thái bất ngờ vội vã diễn tả sâu sắc sự sực tĩnh trong tâm hồn người lính sau giấc mơ dài của sự vô tình. Đó là cũng là bước ngoặt để cảm nhận về trăng của nhà thơ đi vào chiều sâu của sự hồi tâm suy tưởng.
3.3 Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình:
-Ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng.
-NT nhân hoá - người lính đối diện với trăng như đối diện một người thân – và anh đã khóc những giọt nước mắt rưng rưng thể hiện sự xúc động và đó cũng là dấu hiệu của sự hồi tâm – những giọt nước mắt như xoá sạch lớp hư bụi thời gian, vén sạch bức màn hờ hững để lộ cái tốt lành. Để rồi sau giây phút ấy bao kỉ niệm của quá khứ chợt sống động ùa về : như là đồng là bể..
-> Phép điệp +liệt kê gợi ra một không gian thời gian TN rộng lớn -> thể hiện sâu sắc sự hồi tâm chân thành của người chiến sĩ .
-Trăng cứ tròn vành vạnh / kể chi người vô tình 
à Biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Trăng cứ tròn vành vạnh như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ “ánh trăng im phăng phắc như đang nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ (cả chúng ta) –con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên bất diệt thì vẫn tràn đầy nghĩa tình quá khứ mãi vẹn nguyên.
-Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng – chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm.
III. Tổng kết :
*ND : Bài thơ là một lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm của người lính đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước hiền hậu -> đây không chỉ chuyện riêng của nhà thơ của một người mà có ý nghĩa với nhiều người .Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”gợi lên đạo lí sống thuỷ chung trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
*NT : Bài thơ như một câu chuyện riêng, thể thơ 5 chữ nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư -> làm nổi bật chủ đề tạo tính chân thành truyền cảm sâu sắc .
4. Củng cố: Thông điệp mà tác phẩm gửi đến.
5. Hướng dẫn về nhà:
*Bài cũ: Ôn kiến thức trọng tâm.
*Bài mới: Soạn Tổng kết từ vựng
Thực hiện các bài tập trong sgk.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/11/2015 Ngày dạy: /11/2015(9A)
Tiết 58: 3 /11/2015(9B)
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
 (LUYỆN TẬP TỔNG HỢP )
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ động nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các phép tu từ từ vựng..
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng: 
- Nhận diện được các từ vựng, các phép tu từ trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, bảng phụ.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu các phép tu từ từ vựng đã học. Lấy ví dụ ?
2.Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
-Đọc xác định yêu cầu 
*Gật đầu có nghĩa là gì? Gật gù có nghĩa là gì?
-HS đọc xác định yêu cầu – cá nhân suy nghĩ
*Vận dụng kiến thức gì để trả lời.
-HS đọc xác định yêu cầu – làm ra giấy.GV gọi đọc
*Tác dụng của mối quan hệ đó ?
*Thảo luận nhóm –mỗi nhóm cử người lên bảng .
-Hs đọc xác đinh yêu cầu và thực hiện.
*Chỉ ra các từ láy tượng hình. Tác dụng?
Hoạt động của học sinh
* Bài tập 1: Cách dùng từ 
-So sánh 2 dị bản : Gật gù thể hiện thích hợp hơn ý tưởng cần biểu đạt. Vì gật gù thể hiện thái độ đồng tình, tán thưởng.Nói được rằng tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệngvì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. Còn gật đầu chỉ là biểu thị đồng ý hay chào hỏi.
*Bài tập 2: Từ nhiều nghĩa 
-Người vợ hiểu từ chân theo nghĩa chính (gốc). Còn người chồng lại dùng theo nghĩa chuyển (hoán dụ)
*Bài tập 3: Nghĩa gốc – nghĩa chuyển 
-Miệng, chân, tay dùng theo nghĩa gốc.
-Vai (hoán dụ ) đầu (ẩn dụ)
*Bài tập 4: Trường từ vựng
-Các từ đỏ (áo ) xanh (cây) hồng (ánh) ; Lửa , cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng : chỉ màu sắc ; chỉ lửa và các sự vật quan hệ lửa.
-Các từ thuộc hai trường từ vựng đó có quan hệ chặt chẽ với nhau.Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa.Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm cho anh say đắm ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro)và lan ra cả không gian, làm cho không gian biến sắc(cây xanh như cũng ánh theo hồng)
-Nhờ NT dùng từ như thế, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc.Qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt 
*Bài tập 5 : Sự phát triển trường từ vựng .
-Các sự vật hiện tượng được đặt tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm riệng biệt của sự vật hiện tượng được gọi tên (Mái dầm, kênh bọ mắt, kênh ba khía)
-Ví dụ : cà tím – cá kiếm –cá kim –chim lợn – chuột đồng 
*Bài tập 6
-Bác sĩ- đốc tờ (đồng nghĩa) -> phê phán bệnh thích dùng từ nước ngoài .
*Bài tập 7
 -Nao nao dòng nước uốn quanh/ dịp cầu nho nhỏ..
-Sè sè nắm đất bên đường / rầu rầu ngọn cỏ
-> Là những từ vừa tả hình dáng, trạng thái của sự vật vừa biểu thị tâm trạng của chị em TK trên đường về .
4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
*Bài cũ: Ôn kiến thức trọng tâm.
*Bài mới: Soạn Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
+ Lập dàn ý đề văn tự chọn.
+ Soạn các câu hỏi trong sgk.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/10 /2015 Ngày dạy: /11/2015(9A)
Tiết 59: 5 /11/2015(9B)
	LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
 CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí .
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, bảng phụ.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Yếu tố nghị luận trong văn tự sự thường được diễn ra dưới dạng nào?
 (các cuộc đối thoại hoặc độc thoại nhằm thuyết phục một ai đó về một vấn đề, một nhận xét, một quan điểm tư tưởng )
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
-GV gọi HS đọc 
*Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào : Vai trò của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn?
*Đoạn văn cần đạt những ý gì?
-Đọc đoạn văn chỉ ra các yếu tố nghị luận.
-Gv hướng dẫn Hs tiến hành viết - đọc trước lớp – cả lớp phân tích góp ý
Hoạt động của học sinh
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
1. Đọc đoạn văn “ Lỗi lầm và sự biết ơn”
2.Trả lời câu hỏi :
-Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản .
-Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và ý nghĩa giáo dục cao.
->Bài học rút ra : sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận .
1, Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp trong đó em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
-Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào (Thời gian, người điều khiển, không khí chung)
-Nội dung của buổi sinh hoạt ?
Em đã phát biểu vấn đề gì (Thuyết phục cả lớp bạn Nam tốt ra sao ?)
2. Đọc văn bản “Bà Nội”
A,-Các yếu tố nghị luận: Người ta bảo.nở hang; “Bà bảo u tôi.
Câu 1: Nhận xét suy nghĩ của tác giả trước cách sống của bà nội .
-Câu 2: Nhận xét, suy nghĩ của tác giả thông qua lời dạy của bà 
B,Viết đoạn văn kể về việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động .
a. Giới thiệu bà.
b.Những việc bà hay làm, những lời bà hay dặn.
c. Suy nghĩ của em trước những lời căn dặn của bà Có thể :-ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ tình làng nghĩa xóm /giấy rách phải giữ lấy lề..
4. Củng cố: Nhắc lại các bước thực hiện viết đoạn văn tự sự kết hợp nghị luận.
5. Hướng dẫn về nhà:
*Bài cũ:Oon kiến thức về từ vựng.
*Bài mới: Soạn Làng (t1)
+ Đọc diễn cảm.
+ Nắm đôi nét về tác giả, tác phẩm.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/10 /2015 Ngày dạy: /11/2015(9A)
Tiết 60: 6 /11/2015(9B)
 LÀNG (t1) 
 (Kim Lân)
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, đ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_12.doc