Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Thạnh Đông - Tuần 6

1.Mục tiêu:

1. 1 Kiến thức:

 Hoạt động 1:

- HS biết: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- HS hiểu: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

Thể thơ lục bát của dân tộc trong một tác phẩm văn học Trung đại.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Tóm tắt một tác phẩm văn học.

- HS hiểu: Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

1. 2 Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

 - Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

 

doc 23 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1529Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Thạnh Đông - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hiện lên với tài sắc vẹn toàn, làm đắm say lòng người. Chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn về điều đó qua tiết học này.( 1 phút )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.(5 phút)
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc nhận xét cách đọc.
Đoạn trích này nằm ở phần nào trong tác phẩm?
● Phần mở đầu.
Giáo viên kiểm tra việc nắm nghĩa của một số từ khó và từ loại (từ 1, 2, 5, 11, ).
Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Phần 1: 4 câu đầu: Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều.
Phần 2: 4 câu tiếp: Tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
Phần 3: 12 câu tiếp theo: Tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Phần 4: Còn lại: Nhận xét chung về cuộc sống của 2 chị em.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. 
(13 phút)
Gọi học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu.
Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều được tác giả giới thiệu khái quát như thế nào?
● “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” ( dáng vẻ thanh tú như cành mai. Tinh thần trong sạch thanh cao, trong trắng)
Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả 2 nhân vật?
●Ước lệ : qui ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp... để nói về vẻ đẹp của con người.
Tác giả đã nhận xét gì về vẻ đẹp của hai chị em?
Cho học sinh thảo luận 4 phút.
Nội dung chủ yếu của 4 câu thơ tiếp theo tả ai?
Ngay câu đầu, nhà thơ khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân ra sao?
Tác giả đã gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân qua những chi tiết nào?
Khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói .
 Sắc đẹp của Thúy Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên nào? Đó là bút pháp gì?
Được miêu tả bằng những hình ảnh ẩn dụ được so sánh với những thứ đẹp nhất trong thiên nhiên, đẹp nhất trên đời: mây, trăng, hoa, tuyết, ngọc.
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét chấm điểm.
Những từ ngữ “ đầy đặn”, “ nở nang”, “ đoan trang”, “ thua, nhường” gợi ta liên tưởng đến một tính cách và số phận ra sao?
Trước vẻ đẹp của Thúy Vân, thiên nhiên sẵn sàng nhường và thua, đã phần nào thể hiện được cuộc đời suôn sẻ của Thúy Vân.
Vậy còn vẻ đẹp của Thúy Kiều như thế nào? Ta sẽ đi vào phân tích phần thứ ba.
Gọi học sinh đọc 12 câu tiếp theo.
Ở hai câu đầu nói về Kiều, tác giả đã khái quát đặc điểm gì?
Khi tả về Thúy Kiều, em thấy tác giả tả có gì giống và khác với Thúy Vân?
Giống: tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ để tả vẻ đẹp: thu thủy (nước mùa thu), xuân sơn (núi mùa xuân), hoa, liễu (so sánh và ẩn dụ).
Khác: tài sắc đều hơn. Đặc tả vẻ đẹp Thúy Kiều nhưng “làn” 
nét” chưa cụ thể, gợi nhiều hơn tả ( tùy theo trí tưởng tượng và sự cảm nhận của mỗi người về vẻ đẹp của làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân mà hình dung ra vẻ đẹp của đôi mắt Thúy Kiều.)
Trước vẻ đẹp của Thúy Vân thì thiên nhiên chịu nhường và thua. Còn trước vẻ đẹp của Thúy Kiều thì sao?
Kiều không chỉ có một nhan sắc tuyệt vời mà còn có tài nữa. Vậy, cái tài của Kiều ở đây là gì?
Đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ, 
Em có nhận xét gì về nàng Kiều?
Thông minh do trời phú, vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của sắc- tài- tình, cái gì cũng vượt trội đến mức tuyệt đỉnh làm cho mọi vật phải đố kị ghen hờn.
Vậy em thấy ở Kiều nổi bật những vẻ đẹp gì?
Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân” mây thua, tuyết nhường”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều là “ hoa ghen” “ liễu hờn” là dự báo số phận của hai người. Theo em cóđúng không? Vì sao? Và số phận của Kiều được dự báo như thế nào? 
So sánh hai bức chân dung, bức nào nổi bật hơn? Vì sao?
Kiều nổi bật hơn vì số câu thơ tả Kiều nhiều gấp 3 lần tả Vân. Vẻ đẹp của Kiều gồm nhan sắc, tài năng, tâm hồn. Tác giả tả Vân trước để làm nổi bật lên chân dung Kiều.
Ở khía cạnh này tác giả đã thành công với nghệ thuật gì?
Bốn câu thơ cuối nói về điều gì?
Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã thể hiện giá trị nội dung nào của tác phẩm? Vì sao?
Giá trị nhân đạo vì đã hướng vào việc khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của con người, tuổi trẻ, vẻ đẹp tâm hồn tài năng, tính cách
ó GD HS ý thức trân trọng giá trị và vẻ đẹp của con người.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. (5 phút)
 Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
Sử dụng biện pháp ước lệ, đòn bẩy, sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ...
ó GD HS học tập cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
 Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 4: Hướng dẫn sinh luyện tập. (5 phút)
Cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ.
Nhận xét- chấm điểm.
Cho học sinh đọc phần đọc thêm SGK trang 84 (đoạn trích “Kim -Vân -Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân- Trung Quốc).
 I. Đọc - Hiểu văn bản:
 1.Đọc:
 2. Chú thích:
 a.Vị trí đoạn trích:
 b. Từ khó:
 3. Bố cục:
 II. Phân tích văn bản.
 1.Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em:
- Duyên dáng, thanh cao, trong trắng: “ Mai...tinh thần”
à Dùng bút pháp ước lệ, so sánh, ẩn dụ.
- “Mỗi người  vẹn mười.” 
à Mỗi người một vẻ nhưng đều hoàn hảo.
2. Vẻ đẹp của Thúy Vân:
 - Vẻ đẹp cao sang, quí phái, làm người đối diện phải trân trọng.
 - Khuôn mặt đầy đặn, lông mày đậm, nói năng nghiêm trang: “ Khuôn trăng...màu da” 
à Bút pháp ước lệ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.
 => Cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều:
 - Đẹp sắc sảo, mặn mà: “ Kiều càng...xuân sơn”
 - Bút pháp ước lệ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.
 - Hoa ghen, liễu hờn. (nhân hóa)
 - Kiều thông minh, tài giỏi: cầm, kì, thi, họa, sáng tác nhạc: “ Thông minh...não nhân”
-Vẻ đẹp của nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
 àDự báo số phận sẽ éo le, đau khổ.
 - Nghệ thuật: Thủ pháp đòn bẩy.
 4.Cuộc sống của hai chị em:
- Cuộc sống êm đềm, ca ngợi đức hạnh của hai chị em.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy
lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
2. Ý nghĩa văn bản:
Chị em Thuý Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng con người của tác giả Nguyễn Du.
IV. Luyện tập:
4.4 Tổng kết: ( 5 phút)
Em có nhận xét gì về hai nhân vật trong đoạn trích?
Hai người đều rất đẹp nhưng ở Thúy Vân mang nét đẹp thùy mị, còn ở Kiều là nét đẹp sắc sảo. Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài và tâm hồn đa cảm. Hai vẻ đẹp có thể dự báo hai số phận khác nhau.
Nêu nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
Sử dụng các hình ảnh ước lệ tượng trưng. 
4.5.Hướng dẫn học tập: ( 5 phút)
Đối với bài học tiết này:
- Đọc diễn cảm và học thuộc lòng đoạn trích, học thuôïc ghi nhớ trong SGK trang 83.
- Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập.
- Nắm chắc bút pháp cổ điển và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
Đối với bài học tiết sau: “Cảnh ngày xuân”. Đọc và tìm hiểu phần I, II. Tìm hiểu nét chính về nội dung (sự đồng cảm của của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi) và nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức - kĩ năng Ngữ văn 9.
 + Truyện Kiều - Nguyễn Du.
 + Giảng văn Truyện Kiều.
 + Phân tích, bình giảng Ngữ văn 9.
Tuần:6
Tiết:28
Ngày dạy:01/ 10/ 2015
CẢNH NGÀY XUÂN 
 (Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Đọc diễn cảm, biết vị trí đoạn trích.
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du.
 - HS hiểu: Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài.
à Hoạt động 4: 
- HS biết: So sánh đối chiếu về cảnh mùa xuân.
1.2:Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được:
Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
Học sinh thực hiện thành thạo:
Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
 1.3:Thái độ: 
Thói quen: Bảo vệ môi trường.
Tính cách: Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản.
- Nội dung 2: Phân tích văn bản.
- Nội dung 3: Tổng kết.
- Nội dung 4: Luyện tập.
3.Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên: Tranh: Cảnh ngày xuân.
 3.2: Học sinh: Tìm hiểu chú thích, bố cục khung cảnh lễ hộïi và khung cảnh ngày xuân.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
 9A1 : 9A2: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và nêu nội dung chính của đoạn trích? (8đ)
Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh
Nêu nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”? (1đ)
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hóa nhân vật.
Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy.
Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Cho biết đoạn trích “ Cảnh ngày xuân nằm ở phần nào của tác phẩm” (1đ)
Nằm ở phần đầu tác phẩm.
 ó Nhận xét, chấm điểm.
 4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Vào bài: Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Vào mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa khoe sắc. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Trong các lễ hội, con người cũng cảm thấy náo nức theo không khí lễ hội của mùa xuân...Để giúp các em hiểu thêm về điều này, trong tiết học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu một đoạn trích tả cảnh mủa xuân hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đó là đoạn trích Cảnh ngày xuân. (1phút).
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. ( 8 phút )
Đọc chậm rãi tình cảm.
Giáo viên đọc mẫu. Gọi học sinh đọc nhận xét.
Nêu vị trí của đoạn trích?
Nằm ở phần đầu tác phẩm.
Kiểm tra việc nắm nghĩa của một số từ khó và từ loại (từ 2, 3, 4 ).
Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần nhỏ?
Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Phần 1: 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
Phần 2: 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Phần 3: 6 câu cuối: Cảnh chị em du xuân trở về.
 Đoạn trích được kết cấu theo trình tự nào?
Trình tự thời gian cuộc du xuân.
à Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản. ( 17phút )
Gọi học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu.
Cảnh ngày xuân được tác giả gợi tả như thế nào?
Trong 4 câu thơ đầu nhà thơ đã tả cảnh hay gợi thời gian?
l Vừa gợi thời gian vừa tả cảnh, ngày xuân thấm thóat trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba, tháng cuối cùng của mùa xuân nhưng chim én vẫn rộn ràng bay liệng, cỏ vẫn xanh, hoa vẫn trắng.
Những hình ảnh đó gợi ra một không gian như thế nào?
Theo em câu thơ nào gợi tả mùa xuân ấn tượng nhất? Vì sao?
Cỏ non xanh  bông hoa.
Em có thể thay từ “điểm” bằng từ khác có ý nghĩa tương tự và nhận xét về nghệ thuật dùng từ của tác giả?
Từ: có, nở,  không hay bằng từ “điểm”. Bởi chính từ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.
▲ Qua 4 câu thơ đầu, có nhận xét gì bức tranh thiên nhiên này?
Có thể nói với ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, chỉ vài nét chấm phá nhẹ nhàng cùng với bút pháp tả kết hợp với gợi, bức tranh mùa xuân thật nên thơ, tươi sáng, tạo ấn tượng trong lòng người đọc.
Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, tác giả đã đưa người đọc đến khung cảnh lễ hội như thế nào? (chuyển ý)
Gọi học sinh đọc 8 câu thơ tiếp theo.
Theo em trong tiết thanh minh có những hoạt động lễ hội nào diễn ra?
Hai sự việc này thể hiện điều gì? GV liên hệ thực tế.
Những câu thơ nào miêu tả hoạt động của lễ hội?
Gần xa chơi xuân.
▲Em có nhận xét như thế nào về âm điệu của đoạn thơ này?
Âm điệu rộn ràng, náo nhiệt.
▲Chỉ ra những từ ghép, từ láy là tính từ, danh từ, động từ, có trong 4 câu “gần xa  như nêm”.
Tính từ: gần xa, nô nức: tâm trạng náo nức, hăm hở.
Danh từ: Yến anh, tài tử, giai nhân : đông vui.
Động từ: Sắm sửa, dập dìu : người qua lại không ngớt.
Theo em từ nào diễn tả rõ nhất không khí của lễ hội? Hãy giải thích nghĩa của từ này?
● Nô nức, dập dìu.
Qua đó, ta thấy gợi lên không khí lễ hội ra sao?
Trong khung cảnh lễ hội ấy, nhà thơ vẫn chú ý khắc họa tâm trạng nhân vật, theo em câu thơ nào thể hiện điều này? Đó là tâm trạng gì?
l “ Chị em chơi xuân”. Từ sắm sửa gợi lên sự náo nức, rạo rực của chị em Thúy Kiều khi du xuân cùng mọi người.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả?
Cho học sinh thảo luận trong 3 phút.
Từ ngữ vừa gợi hình gợi cảm, vừa làm nổi bật không khí của lễ hội.
Giáo dục học sinh ý thức dùng từ gợi hình, gợi cảm khi làm văn.
Gọi học sinh trình bày. Nhận xét.
Cùng với không khí tưng bừng là việc làm gì của những người đi tảo mộ?
Đốt giấy tiền, vàng bạc chi người dưới âm dùng. Đây là những cổ tục mê tín.
Giáo dục học sinh không nên quá mê tín trong việc ma chay tế lễ.
Cuộc vui rồi cũng tàn, không khí tươi vui của lễ hội rồi cũng khép lại, với ngòi bút tài hoa của mình Nguyễn Du đã miêu tả cảnh thiên nhiên khi chị em Kiều du xuân trở về bằng những câu thơ nào?
Gọi học sinh đọc 6 câu cuối.
Em cảm nhận về âm điệu của đoạn thơ này như thế nào?
Nhẹ nhàng, trầm lắng, êm ả, đối lập với cảnh lễ hội lúc trước.
Câu thơ nào miêu tả thời gian?
● Tà tà bóng ngả về tây.
Từ tà tà chỉ thời gian vào lúc nào? ( hòang hôn)
Những câu thơ nào miêu tả cảnh vật?
●Lần xem bắc ngang
Theo em câu thơ nào thấp thoáng miêu tả tâm trạng nhân vật? Đó là tâm trạng gì?
Chị em thơ thẩn dang tay ra về. 
Tìm các từ láy và cho biết ý nghĩa của nó?
●Cảnh vẫn đẹp, vẫn thanh nhưng đang nhạt dần theo thời gian, không khí náo nhiệt của lễ hội không còn nữa, ngày đã tàn. Từ “thơ thẩn” gợi lên sự tiếc nuối vì lễ hội đã tàn.
Từ láy nao nao còn tạo cho ta một sự liên tưởng nào nữa?
● Cảm giác xao xuyến về một ngày vui vẫn còn và sự linh cảm điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
Ở đoạn trích này, Nguyễn Du đã thành công với nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Hãy chứng minh qua cách dùng từ ngữ, bút pháp tả cảnh 
Qua đó, em thấy thiên nhiên, con người ở phần cuối này như thế nào?
Giáo dục học sinh học tập cách sử dụng từ ngữ khi làm văn tả cảnh.
Qua phần tìm hiểu ở trên, em thấy nội dung đoạn trích nói về điều gì?
Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
à Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. ( 5 phút )
 Hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
 Đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?
à Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
( 5 phút )
 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
Phân tích so sánh cảnh mùa xuân trong 2 câu thơ để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du?
Cho học sinh sinh làm bài vào vở bài tập.
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc:
Chú thích: 
Vị trí của đoạn trích:
Giải nghĩa từ:
Bố cục:
3 phần.
II. Phân tích văn bản:
1.Khung cảnh ngày xuân:
 - Én đưa thoi .
 - Ánh sáng đẹp.
 - Cỏ non xanh tận chân trời.
à Gợi tả không gian khoáng đạt, giàu sức sống. 
 - Màu sắc cỏ non trải rộng làm nền, cành lê trắng điểm xuyết tạo sự hài hòa.
Nghệ thuật: Dùng từ điểm đặc sắc.
 à Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tươi đẹp, giàu sức sống.
2.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:
 - Lễ tảo mộ và hội đạp thanh . 
à Nét đẹp truyền thống văn hóa .
- Sử dụng nhiều từ láy, từ ghép là danh từ, động từ, tính từ,...
- Nô nức: thái độ náo nức, hăm hở.
- Dập dìu: Đông vui. Người qua lại không ngớt.
à Không khí rộn ràng, đông vui, náo nhiệt.
Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
 - Từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao:
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất gợi hình, gợi cảm.
- Kết hợp bút pháp tả và gợi.
à Diễn tả khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn, lòng người dường như buâng khuâng, xao xuyến, tiếc nuối .
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả hình ảnh giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
Ý nghĩa:
- Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp của ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
III. Luyện tập:
Bài 1:
+ Sự tiếp thu:
Thi liệu cổ điển (cỏ, chân trời, cành lê)
 + Sự sáng tạo: xanh tận chân trời: không gian bao la, rộng đẹp.
 . Cành lê trắng điểm: bút pháp đặc tả, điểm nhãn, gợi sự thanh cao, tinh khiết.
4.4 Tổng kết: (5 phút)
Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân “là gì?
Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.
Tả lại cảnh chi em Thúy Kiều đi du xuân.
Tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
 l Đáp án: B
Nhận định nào nói đầy đủ nhất đặc sắc nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ở bốn câu thơ cuối?
Sử dụng nhiều từ láy.
Tạo dựng không gian và thời gian.
Cảnh được miêu tả qua tâm trạng của con người. 
Cả A, B, C đều đúng.
l Đáp án: D
à Hoặc có thể hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy:
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút )
à Đối với bài học tiết này:
- Đọc diễn cảm và học thuộc đoạn trích, học thuộc phần bài ghi, nắm kĩ về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đọc kĩ đoạn thơ, tìm hiểu vị trí đoạn trích, nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng; ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức - kĩ năng Ngữ văn 9.
 + Truyện Kiều - Nguyễn Du.
 + Giảng văn Truyện Kiều.
 + Phân tích, bình giảng Ngữ văn 9.
Tuần:6
Tiết:29
Ngày dạy: 03/10/2015
	THUẬT NGỮ
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Nêu ví dụ về thuật ngữ.
- HS hiểu: Khái niệm của thuật ngữ.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Nâng cao năng lực sử dụng của thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.
 HS hiểu: Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Làm các bài tập thực hành về thuật ngữ.
1.2:Kĩ năng:
HS thực hiện được: Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
 - HS thực hiện thành thạo: Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học công nghệ.
 1.3:Thái độ: 
 - HS có thói quen: Sử dụng các thuật ngữ chuyên môn phù hợp .
 - HS có tính cách: Ý thức làm giàu vốn từ ngữ tiếng Việt.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: Trình bày và trao đổi về vai trò , đặc điểm cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản; Kĩ năng ra quyết định lựa chọn và sử dụng thuật ngữ .
- Tích hợp giáo dục môi trường: Liên hệ: Tìm các thuật ngữ về môi trường. 
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Thuật ngữ là gì?
- Nội dung 2: Đặc điểm của thuật ngữ.
- Nội dung 3: Luyện tập.
3.Chuẩn bị:
 Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ phần I, II.
 Học sinh: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1 : 9A2: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Có mấy cách phát triển từ vựng? (4đ)
Tạo từ mới và mượn từ của tiếng nước ngoài
Kể một từ mới xuất hiện và cho biết nghĩa ? (3đ)
VD: Bàn tay vàng: bàn tay giỏi, hiếm có trong việc thực hiện các thao tác của kĩ thuật nhất định. 
Trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? (1đ)
Tiếng Anh. 
 Tiếng Hán.
Tiếng Pháp. 
Tiếng La-tinh.
l Đáp án:B
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?(1đ)
 l Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ.
 Bài học hôm nay gồm có mấy phần ? Đó là những phần nào? (1đ)
Nhận xét, chấm điểm.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động1: Giới thiệu bài: Thuật ngữ là một khái niệm mà chúng ta đã từng biết. Vậy thuật ngữ có những đặc điểm gì? Tiết học này chúng ta sẽ được hiểu kĩ hơn. (1 phút )
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm thuật ngữ. (6 phút)
Gọi học sinh đọc ví dụ a, b.
Trong ví dụ a, là hai cách giải thích về muốùi và nước. Theo em, cách giải thích nào nếu không có kiến thức hóa học thì sẽ không giải thích được? Vì sao?
Cách b. Vì thể hiện đặc tính bên trong của sự vật. Những đặc tính này không thể phân biệt qua kinh nghiệm, cảm tính mà phải qua nghiên cứu nên không có kiến thức về hóa học thì không hiểu được.
Còn cách a chỉ nêu cảm tính bên ngoài của sự vật.
Vậy, cách nào giải thích nghĩa từ ngữ thông thường, cách nào giải thích nghĩa bằng thuật ngữ?
Cách a: thông thường, cách b: thuật ngữ.
Gọi học sinh đọc VD2-SGK –88.
Em đã học những khái niệm, những định nghĩa này ở những môn học nào?
Địa lí, hóa học, văn học, toán học. 
Những từ ngữ in đậm chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
Văn bản khoa học, kĩ thuật công nghệ.
Các em đã biết nghĩa của những từ: muối, nước vậy hãy cho biết người ta giải thích nghĩa của những từ này bằng cách nào?
Nêu định nghĩa.
Qua tìm hiểu những vấn đề trên, em hãy cho biết thuật ngữ là gì?
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: Trình bày và trao đổi về vai trị , đặc điểm cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.
Ghi nhớ SGK –88.
Gọi học sinh trong SGK trang-88.
 Tìm thêm các thuật ngữ về môi trường?
l Hệ sinh thái, ô nhiễm, tầng ô giôn, nhiễm khuẩn,...
Tích hợp giáo dục môi trường:Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ. (7 phút)
Cho biết các nghĩa vừa tìm đuợc có nghĩa nào khác không?
Không.
Giáo viên ghi VD trong bảng phụ. Treo bảng cho HS so sánh.
Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con.
Buồn trông của bể chiều hôm ..xanh xanh.
Cho biết từ chân có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
Nghĩa gốc. Nghĩa chuyển
Đó có phải là thuật ngữ không?
Không.
Gọi học sinh đọc vd2, SGK trang 88.
Theo em, từ muối nào mang sắc thái biểu cảm?
Từ muối trong câu b: “Gừng cay muối mặn”:Chỉ những gian nan vất vả mà con người phải nếm trải trong đời. (Tình cảm sâu đậm).
Vậy từ muối này có phải là thuật ngữ không?
Không.Vì thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Từ đó, em rút ra kết luận gì về đặc điểm của thuật ngữ?
Gọi 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_6.doc