Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 10

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Kiến thức:

 Củng cố những kiến thức đã học về truyện trung đại.

 2. Kĩ năng:

 Tự đánh giá quá trình học bài cũ, khả năng nắm bắt kiến thức và cảm nhận văn học của mình.

 3. Thái độ:

 Nghiêm túc làm bài.

 4. Hình thức kiểm tra: TNKQ + TL

 5. Ma trận đề: (trang riêng)

 II. Chuẩn bị:

 GV: sgk, sgv, giáo án (đề + đáp án, thang điểm + ma trận đề)

 HS: kiến thức đã học

 

doc 21 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1576Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh tượng trưng ước lệ
 c. Khai thác vốn văn học dân gian
 d. Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
 3) Bố cục Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm mấy phần?
 a. 2 phần c. 4 phần
 b. 3 phần d. 5 phần
 4) Chuyện người con gái Nam Xương được viết theo thể loại nào?
 a. Tùy bút c. Truyện thơ Nôm
 b. Truyện truyền kì d. Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
 5) Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác vào thời gian nào?
 a. Đầu những năm 50 của TK XX c. Đầu những năm 50 của TK XIX
 b. Giữa những năm 50 của TK XX d. Giữa những năm 50 của TK XIX
 6) Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ gì?
a. Chữ Hán c. Chữ quốc ngữ
Chữ Nôm. d. Chữ Hán Việt
 7) Những phẩm chất chung nào giữa Vũ Nương, Thúy Kiều & Kiều Nguyệt Nga? 
 a. Tài sắc vẹn toàn c. Kiên trinh tiết liệt
 b. Chung thủy sắc son d. Tài sắc vẹn toàn & nhân hậu bao dung.
 8) Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là ai?
 a. Nguyễn Du c. Ngô Gia văn phái
 b. Nguyễn Đình Chiểu d. Nguyễn Dữ 
 II. Phần tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: Phân tích nguyên nhân của bi kịch Vũ Nương? Cái chết của Vũ Nương gợi cho em suy nghĩ gì? (3 điểm)
Câu 2: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong “Truyện Lục Vân Tiên”? (3 điểm)
Câu 3: Chép chính xác đoạn thơ giới thiệu tài, sắc Thúy Kiều? (2 điểm)
* Đáp án:
 I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi ý đúng 0.25 điểm
 Mã đề 01
Mã đề 02
1 – b (0.25 đ ) ; 5 – c (0.25 đ )
2 – d (0.25 đ ) ; 6 – b (0.25 đ )
3 – c (0.25 đ ) ; 7 – b (0.25 đ )
4 – a (0.25 đ ) ; 8 – c (0.25 đ )
1 – d (0.25 đ ) ; 5 – b (0.25 đ )
2 – b(0.25 đ ) ; 6 – b (0.25 đ )
3 – a (0.25 đ ) ; 7 – b (0.25 đ ) 
4 – c (0.25 đ ) ; 8 – a (0.25 đ ) 
Mã đề 03
Mã đề 04
1 – c (0.25 đ) ; 5 – b (0.25 đ)
2 – a (0.25 đ) ; 6 – c (0.25 đ)
3 – c (0.25 đ ) ; 7 – c (0.25 đ )
4 – b (0.25 đ ) ; 8 – d (0.25 đ )
1 – a (0.25 đ ) ; 5 – c (0.25 đ )
2 – c (0.25 đ ) ; 6 – d (0.25 đ )
3 – b (0.25 đ) ; 7 – d (0.25 đ)
4 – b (0.25 đ) ; 8 – c (0.25 đ)
 II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
 Câu 1: (3 điểm)
 Phân tích được 2 nguyên nhân dẫn đến bi kịch Vũ Nương: 
 - Nguyên nhân trực tiếp:
 + Trương Sinh cả ghen (0.5 đ)
 + Vì con dại, vô tình hại mẹ (0.5 đ)
 - Nguyên nhân gián tiếp:
 + Chiến tranh làm 2 người xa cách (0.5 đ)
 + Vũ Nương bế tắc, bất lực (0.5 đ)
 - Trình bày suy nghĩ của bản thân về cái chết của Vũ Nương: gợi niềm xót xa, thương cảm - căm phẫn xã hội phong kiến bất công, oan khuất... (1.0đ)
 Câu 2: (2 điểm)
 - HS viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 - HS nêu rõ LVT là một Nho sinh chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, nhân hậu thương người, văn võ kiêm toàn. 
 Câu 3: (2 điểm)
Yêu cầu HS chép chính xác đoạn thơ không sai lỗi chính tả.
 4. Củng cố: Nhận xét giờ kiểm tra và thu bài.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Chuẩn bị bài mới “Tổng kết từ vựng” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1) Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2) Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 10 Ngày soạn: 08/10/2011
Tiết 47 Ngày dạy: /10/2011
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm tự mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
 2. Kĩ năng:
 - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản .
 - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
 - Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong câu văn cụ thể.
 3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
 II. Chuẩn bị:	
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III.Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm; Kỹ thuật dạy học trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Phân biệt thành ngữ, tục ngữ? Cho ví dụ.
 - Thế nào là Từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa? Từ đồng âm?Cho ví dụ mỗi loại.
 3. Bài mới:
 * GV giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về sự của từ vựng
GV treo bảng phụ HS quan sát, điền vào.
? Có mấy cách phát triển từ vựng? Đó là những cách nào?
? Ta có thể phát triển số lượng từ ngữ bằng những cách nào? Cho ví dụ mỗi cách?
Bài tập 3:
GV yc HS đọc lại yc của bài tập 3
GV yc HS làm bài tập
GV nhận xét
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về từ mượn:
? Thế nào là từ mượn? Cho vd.
Bài tập 2
GV HD yc HS đọc lại yc của bài tập
? Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng? Nhận định nào sai? Vì sao?
Bài tập 3: Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như: săm, lốp, ga, xăng, phanh... có gì khác so với những từ mượn như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,... 
GV nhận xét chung:
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về từ Hán Việt:
? Thế nào là từ Hán Việt?
Bài tập2: 
GV yc HS đọc lại yc của bài tập trong sgk
? Chọn quan niệm đúng? Quan niệm sai? Giải thích tại sao?
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
? Nêu khái niệm thuật ngữ? Biệt ngữ xã hội?
? Liệt kê một số thuật ngữ và biệt ngữ xã hội?
Bài tập 2:- Cho HS thảo luận để thấy được vai trò của thụât ngữ trong đời sống hiện nay.
GV nhận xét & sửa cho HS
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức về trau dồi vốn từ:
? Có mấy cách để trau dồi vốn từ? Đó là những cách nào?
Bài tập 2:
- Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau:
+ Bách khoa toàn thư:
+ Bảo hộ mậu dịch:
+ Dự thảo:
+ Đại sứ quán:
+ Hậu duệ:
+ Khẩu khí:
+ Môi sinh:
GV nhận xét, giải thích thêm
Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ
GV cho HS đọc yc của bài tập 3
? Phát hiện lỗi dùng từ trong các phát ngôn? Sửa lại cho đúng?
GV nhận xét, sửa
HS điền vào bảng phụ theo gợi ý
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nêu vd:
- về sự phát triển nghĩa của từ:
- vd về tạo từ ngữ mới: công nghiệp hoá, lâm tặc, sách đỏ...
- vd về mượn từ ngữ: giang sơn, phụ nữ, xà bông, ra-đi-ô.
HS đọc
HS trao đổi, làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
HS trình bày
HS đọc
HS trao đổi, làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
HS trao đổi, làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
HS trình bày
HS đọc
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
HS nêu
Thuật ngữ: cường độ, mặt phẳng, tiết diện,...
HS nêu
Biệt ngữ xã hội: trứng, gậy, ngỗng, phao,...
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung
HS trình bày
HS trao đổi và làm vào bảng phụ
HS khác nhận xét, sửa
HS đọc
HS trình bày
HS khác nhận xét
I. Sự phát triển của từ vựng:
 1.Các cách phát triển từ vựng:
 Xem sơ đồ (bảng phụ) 
 2. Ví dụ:
 3. Bài tập 3: Không thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ theo cách số lượng từ ngữ vì từ ngữ luôn luôn chuyển nghĩa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người và sự của xã hội.
II. Từ mượn:
 1. Khái niệm: Từ mượn là những từ ngữ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị nhẽng sự vật, hiện tượng, đặc điểm....mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Vd: báo nhi đồng ( không nói báo trẻ em)
Phụ nữ Việt Nam anh hùng ( không nói đàn bà)
2. Bài tập 2:
- Nhận định đúng: (c)
- Nhận định sai:
+ (a): vì tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều vay mượn từ ngữ của nước ngoài để làm giàu vốn từ của mình. Đây là quy luật chung.
+ (b): việc mượn từ là do nhu cầu giao tiếp chứ không phải bị ép buộc.
+ (d): do nhu cầu giao tiếp của con người cùng với sự phát triển của xã hội. Mặt khác hiện nay việc giao lưu hội nhập giữa các dân tộc, quốc gia ngày càng được tăng cường nên việc vay mượn từ ngữ là tất yếu.
3. Bài tập 3: nhận xét về sự khác nhau giữa những từ mượn: 
- Các từ: săm, lốp, xăng, phanh... tuy là từ mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toànvề ngữ âm, ngữ nghĩa, chúng không có gì khác từ thuần Việt nên được dùng như từ thuần Việt.
- Các từ: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,... cũng là những từ mượn nhưng còn rõ nét ngoại lai, chưa được Việt hoá hoàn toàn, mỗi từ được cấu tạo nhiều âm tiết, mỗi âm tiết chỉ có vỏ âm thanh chứ không có nghĩa và chúng được nối nhau bằng dấu gạch ngang.
III. Từ Hán Việt:
1. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo âm Việt.
2. Bài tập2:
- Quan niệm đúng: (b) vì trong kho tàng từ vựng tiếng Việt có >60% vốn từ Hán Việt.
- Quan niệm sai: 
(a) vì có > 60% vốn từ Hán Việt
(c) sai vì tuy vay mượn nhưng nó đã trở thành một bộ phận quan trọng của tiếng Việt.
(d) sai vì trong nhiều trường hợp cần thiết, ta dùng nhiều từ Hán Việt (nhất là trong văn bản hành chính - công vụ)
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm:
a. Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ.
b. Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
2. Bài tập 2: Hiện nay, thuật ngữ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống bởi vì:
- Khoa học công nghệ mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến đời sống con người ( nhiều thuật ngữ ra đời )
- Trình độ dân trí không ngừng được nâng cao do đó nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về khoa học công nghệ cũng không ngừng .
V. Trau dồi vốn từ:
1. Các hình thức trau dồi vốn từ:
a. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và biết cách dùng từ ( đối với những từ ngữ đã biết)
b. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: đọc sách báo, tra cứu từ điển..( đối với những từ ngữ chưa biết)
2. Bài tập 2:
Giải nghĩa:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: ( chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình ( đánh thuế cao hàng nhập khẩu)
- Dự thảo: thảo ra để thông qua ( động từ); văn bản thảo ra để thông qua ( danh từ)
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đứng đầu.
- Hậu duệ: con cháu người đã chết.
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
 Bài tập 3:
Sửa lỗi dùng từ:
Câu a: dùng sai: béo bổ ( chất dinh dưỡng)sửa lại: béo bở ( dễ dàng mang lại lợi nhuận)
Câu b: dùng sai: đạm bạc ( thức ăn bình dân, rẻ tiền)sửa lại: tệ bạc ( đối xử không ra gì, coi thường)
Câu c: tấp nập ( đông vui, nhộn nhịp)sửa lại: tới tấp ( liên tiếp, dồn dập)
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài & làm bài tập trong sgk.
 - Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ ngữ đó được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó.
 - Chuẩn bị bài mới “Nghị luận trong văn bản tự sự” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1) Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2) Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 10 Ngày soạn: 08/10/2014
Tiết 48 Ngày dạy: /10/2014
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.
- Tác dụng của yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. 
 2. Kĩ năng:
- Nghị luận trong khi làm bài văn tự sự.
- Phân tích được vai trò yếu tố nghị luận trong 1 văn bản tự sự.
 3. Thái độ:
 Ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong VBTS
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp. Kỹ thuật dạy học: trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:	
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là miêu tả nội tâm? Có mấy cách miêu tả nội tâm trong VBTS?
 3. Bài mới:
 * GV giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong VBTS:
GV yc HS đọc đoạn trích trong sgk
? Em hãy cho biết nội dung đoạn trích?
GV nhận xét. Bổ sung:
? Phân tích nghệ thuật lập luận trong đoạn trích:
- Ông giáo đã đưa ra những luận điểm, luận cứ như thế nào để lập luận- tự thuyết phục mình? (Tìm luận điểm trong đoạn văn? Những luận cứ nào được đưa ra để thuyết phục?)
? Từ những luận cứ đó, ông giáo đã đi đến kết luận gì ở phần kết thúc vấn đề?
GV yc HS thảo luận nhóm:
Nhận xét về hình thức, ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong đoạn văn:
N1: Theo em, đoạn văn sử dụng những kiểu câu gì? Những kiểu câu ấy có tính chất nghị luận không?Vì sao?
GV nhấn mạnh: câu phức với cặp quan hệ từ hô ứng chặt chẽ, câu khẳng định, câu phủ định- đó là những kiểu câu mang tính chất nghị luận. vì nó thể hiện những lí giải, lập luận của nhân vật ông giáo về vợ mình)
N2: Đoạn văn còn dùng những từ có tính chất nghị luận nào?
N3: Hãy cho biết ý nghĩa, tác dụng của những từ, những câu văn nghị luận ấy trong đoạn trích?
GV tổng hợp, nhận xét chung
- Hình thành kiến thức
? Vậy theo em, thế nào là nghị luận trong VBTS?
? Trong VBTS, người ta thường giải yếu tố nghị luận ở chỗ nào?
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
Hoạt động 2: HD HS luyện tập
GV HD & yc HS làm bài tập 1 trong sgk
GV nhận xét chung:
GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2 trong sgk
HS đọc
HS nêu: Đoạn văn ghi lại những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo(cuộc đối thoại của ông giáo với chính mình): ông tự thuyết phục mình rằng vợ ông không ác vì vậy ông chỉ buồn chứ không nỡ giận
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung:
- Mở đoạn (nêu vấn đề): Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh ta thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Thân đoạn (phát triển vấn đề): Vợ tôi không phải là người ác nhưng sở dĩ cô ấy trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì cô ấy đã quá khổ. Vì sao vậy? 
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (quy luật tự nhiên)
+ Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa.
+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
- Kết đoạn (thúc vấn đề): "Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận"
HS suy nghĩ, trả lời:
HS thảo luận thaop nhóm
HS trình bày vào bảng phụ
HS khác nhận xét, bổ sung
- Về hình thức: Đoạn văn sử dụng nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận như:
+ Dùng kiểu câu phức với cặp quan hệ từ hô ứng chặt chẽ: Nếu...thì..., Khi A...thì B..., ...
+ Dùng kiểu câu khẳng định: Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn..., Một người đau chân có lúc nào quên được..., ...
+ Dùng kiểu câu phủ định: Vợ tôi không ác.
+ Dùng từ nghị luận: nhưng, chẳng còn, vậy, nên, ...
- Ý nghĩa, tác dụng của những từ, câu có tính chất nghị luận:
+ Cho thấy những lí lẽ, suy ngẫm của ông giáo rất sâu sắc, thuyết phụccó tác dụng làm nổi bất đời sống nội tâm phong phú của ông giáo- một người có học thức, có hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn trăn trở, suy nghĩ trước những vấn đề của cuộc sống.
HS trình bày: Nghị luận trong VBTS là việc người viết, người kể, hoặc nhân vật dùng lí lẽ và dẫn chứng để nêu lên những ý kiến, nhận xét, phán đoán... chứng minh hoặc lí giải một vấn đề nào đó, nhằm thuyết phục người nghe, người đọc(hoặc thuyết phục chính mình).
HS trả lời: Trong đoạn văn tự sự, người viết thường giải yếu tố nghị luận thông qua đối thoại(đối thoại với người khác hoặc đối thoại với chính mình) bằng các hình thức:
HS đọc
HS nghe, lên bảng làm b.tập 1
HS khác nhận xét, sửa
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong VBTS:
1. Ví vụ:
2. Kết luận:
- Nghị luận trong VBTS là việc người viết, người kể, hoặc nhân vật dùng lí lẽ và dẫn chứng để nêu lên những ý kiến, nhận xét, phán đoán... chứng minh hoặc lí giải một vấn đề nào đó, nhằm thuyết phục người nghe, người đọc(hoặc thuyết phục chính mình).
- Những biểu hiện suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận.
- Tác dụng: hổ trợ cho sự việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc.
 * Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập:
1. Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 là lời của ông giáo (tôi). Người ấy đang thuyết phục chính bản thân mình.
 4. Củng cố:
 Nêu tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập
 - P.tích v.trò của các yếu tố m.tả & nghị luận trong đoạn văn cụ thể.
 - Chuẩn bị bài mới “Đoàn thuyền đánh cá” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi trong phần đọc, hiểu văn bản)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1) Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2) Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 10 Ngày soạn: 08/10/2014
Tiết 49,50 Ngày dạy: / 10/ 2014
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
	 Huy Cận
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 2. Kĩ năng: 
 - Đoc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại 
- Phân tích đươc một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
 3. Thái độ: 
GD cho HS lòng tự hào về sự giàu đẹp của biển trời đất nước, GD lòng say mê lao động, công
hiến
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo, giáo án
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo lau6n5 nhóm, vấn đáp, đàm thoại. Kỹ thuật dạy học: Trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc bài thơ " bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh những người chiến sĩ lái xe?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung văn bản:
Bước 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
GV yc HS đọc chú thích trong sgk
GV chốt lại những nét chính về tác giả, tác phẩm cho HS chép
? Cho biết các tập thơ chính của Huy Cận.
? Cho biết hoàn cảnh ra đời, thời điểm sáng tác của bài thơ?
Bước2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích:
GV HD & yc HS đọc văn bản: Giọng vui tươi, phấn chấn, nhịp vừa phải - các khổ thơ 2,3,7 giọng cao và nhanh hơn một chút.
GV nhận xét, sửa cho HS
GV yc HS giải thích từ khó theo chú thích trong sgk
GV giải thích thêm:
Bước 3: Nhận diện thể thơ:
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Bước 4: Tìm hiểu bố cục 
? Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy xác định bố cục bài thơ?
Hoạt động 2:Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
Bước 1: Tìm hiểu Hoàng hôn trên biển & cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi qua hai khổ thơ đầu
GV yc HS đọc lại 2 khổ thơ.
? Đọc lại 2 câu thơ đầu, cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp tu nào? Tác dụng của những biện pháp tu từ đó?
GV giảng: mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, đỏ rực lên làm rực sáng cả một vùng biển, rồi lặn vào lòng đại dương. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh cửa, những đợt sóng lăn tăn là những chiếc then cài. Thiên nhiên, vũ trụ đang chìm vào bóng đêm, chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh.
? Đọc 2 câu thơ sau và cho biết, hai câu thơ diễn tả hoạt động gì ? 
GV nhận xét:
? Từ "lại" cho em cảm nhận được gì? 
GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm:
? Khi thiên nhiên, vũ trụ chìm vào bóng đêm, cũng là lúc con người bắt đầu hoạt động. Họ lại phải vật lộn với biển khơi mênh mông sóng nước. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về công việc đánh cá của những người dân chài?
GV nhận xét chung:
? Thế nhưng, họ vẫn ra khơi với tinh thần, khí thế như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
? Theo em, cái gì làm căng no những cánh buồm?
? Em có nhận xét gì về nhạc điệu khổ thơ ?
GV bình: hai câu đầu khép lại bởi những thanh trắc gãy gọn, hai câu thơ sau mở ra với những thanh bằng
? Sự đối lập về hình ảnh và nhạc điệu ấy của đoạn thơ cho em cảm nhận điều gì?
Hết tiết 01 chuyển sang tiết 02
Bước 2: Tìm hiểu vẻ đẹp lung linh của biển và cảnh đánh cá trên biển qua các đoạn thơ 3, 4, 5, 6:
GV yc HS đọc lại 4 khổ thơ.
? Cảnh đánh cá được gợi tả trước hết qua hình ảnh nào ở khổ thơ 3?
GV phân tích, giới thiệu bút pháp lãng mạn cho HS nắm: bút pháp lãng mạn, con thuyền vốn nhỏ bé trước biển khơi trở thành con thuyền lớn lao, kì vĩ hoà nhập vào kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ.
? Công việc đánh cá được miêu tả như thế nào?
GV nhận xét:
? Câu thơ "Ta hát ... cá vào" cho em cảm nhận điều gì?
GV nhận xét:
? Câu thơ " Gõ thuyền ... trăng cao" gợi cho em suy nghĩ gì?
? Câu thơ " Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng" cho thấy kết quả đánh bắt các như thế nào?
GV nhận xét:
? Câu thơ nào thể hiện tình cảm gắn bó của người dân chài với biển quê hương? Em cảm nhận như thế nào về nội dung của nó qua phép so sánh?
GV giảng: phép so sánh, biển cả quê hương là người mẹ thứ hai nuôi đời họ bằng những luồng cá trong bụng

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc