Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27

 I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu thế nào là nghĩa tường minh & hàm ý.

 - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết nghĩa tường minh & hàm ý trong câu.

 - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

 - S.dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp

 3. Thái độ:

 Có ý thức s.dụng trong nói viết & giao tiếp đạt hiệu quả

 II. Chuẩn bị:

 GV: sgv, sgk, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo

 HS: sgk, bài soạn.

 III. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút,.

 IV. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1692Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: 17/ 02/ 2015
Tiết 126 Ngày dạy: / 02 / 2015
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu thế nào là nghĩa tường minh & hàm ý.
 - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết nghĩa tường minh & hàm ý trong câu.
 - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể. 
 - S.dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp
 3. Thái độ:
 Có ý thức s.dụng trong nói viết & giao tiếp đạt hiệu quả
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgv, sgk, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút,...
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * GV giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS phân biệt tường minh & hàm ý
GV yc HS đọc đoạn trích trong sgk
GV HD HS trả lời câu hỏi 1,2 trong sgk
GV nhận xét, bổ sung
GV yc HS cho vd
? Vậy theo em nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì?
GV chốt
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
Hoạt động 2: HD HS luyện tập
GV s.dụng bảng phụ ghi n.dung b.tập sau:
 Thấy chàng trai mắc một cái áo mới khá đẹp, cô gái, bạn thân của chàng trai hỏi:
- Ai tặng anh cái áo này?
1. Cho biết câu hỏi của cô gái có hàm ý gì?
2. câu trả lời của chàng trai có t.dụng ntn với cô gái khi:
a. Chàng trai là người thật thà
b. Chàng trai là người giả dối
GV nhận xét chung
GV HD & yc HS lên bảng làm bài tập 1
GV nhận xét, nhấn mạnh: cô ngượng với anh thì ít, ngượng với ông họa sĩ già thì nhiều vì ông dày dạn kinh nghiệm
GV HD & yc HS lên bảng làm bài tập 2
GV nhận xét chung
GV HD & yc HS lên bảng làm bài tập 3
GV nhận xét chung
GV HD & yc HS về nhà làm bài tâp 4 trong sgk
HS đọc
HS trao đổi, trả lời:
(1) có những cách hiểu sau:
a. cách hiểu mang tính phổ biến (ai cũng hiểu): chỉ còn có 5’ là phải chia tay.
b. Cách hiểu không mang tính phổ biến (không phải ai cũng hiểu)
- Tiếc quá không đủ t.gian để trò chuyện tâm tình
- Thế là tôi lai thui thủi một mình
- Giá mà họa sĩ & cô ở lại thêm một thời gian nữa thì hay biết bao
=> Với câu nói của mình, anh thanh niên muốn nói thêm rằng “anh rất tiếc” nhưng anh không muốn nói thẳng vì ngại ngùng muốn che giấu tình cảm của mình.
HS nêu
HS dựa vào n.dung trong sgk trình bày
HS đọc
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe về nhà làm bài tập
I. Phân biệt nghĩa tường minh & hàm ý:
 Vd: (sgk)
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
* Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập:
Bài tập:
(1) hàm ý: Thăm dò mức độ quan hệ của chàng trai với những cô gái khác
- Anh ta có người bạn gái khác thân thiết hơn mình
- Nếu anh ta bảo mình là bạn gái thân thiết nhất -> anh ta nối dối.
- Mình chưa thực sự quan tâm anh ta
(2) Nếu là người thật thà 
- Mẹ (chị gái) mua cho
- Cô X mua tặng -> băn khoăn, lo lắng ... ghen
- Nếu là người giả dối: rõ ràng người khác mua tặng mà bảo mẹ => cô bị quả lừa
Bài tập 1 (sgk)
a. câu “nhà họa sĩ... dậy” -> cụm từ “tặc lưỡi” cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật
b. Thái độ của cô gái:
- Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
- Quay vội đi (quá ngượng)
=> cô gái đang bối rối , vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì kín đáo để lại khăn làm kỉ vật cho người thanh niên => anh ta quá thật thà tưởng cô bỏ quên.
Bài tập 2: (sgk)
 Hàm ý của câu in đậm là “Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”
Bài tập 3: (sgk)
Câu “cơm chín rồi” hàm ý: “Ông vô ăn cơm đi”.
 4. Củng cố:
 - Thế nào là ngĩa tường minh?
 - Thế nào là ngĩa tường minh?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, làm bài tập về nhà.
 - Cho ví dụ có hàm ý trong ca6ui và giải hàm ý đó?
 - Chuẩn bị bài mới “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần n.dung bài học)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 27 Ngày soạn: 12 / 02/ 2015
Tiết 127 Ngày dạy: / 02 / 2015
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 Đặc điểm, yc đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, liên hệ và vận dụng.
 3. Thái độ:
 Yêu thích nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgv, sgk, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp,...
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * GV giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bước 1: yc HS đọc kĩ văn bản trong sgk
Bước 2: HD HS trả lời câu hỏi phần tìm hiểu văn bản trong sgk
 GV nhận xét:
GV bổ sung: để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn bài giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã p.tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
GV nhận xét: giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý & về diễn đạt
? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nỗi bật luận điểm không?
GV nhận xét, bổ sung:
? Qua đó em hiểu thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Các yc đ/v văn bản này?
GV chốt
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
Hoạt động 2: HD HS luyện tập
GV HD & yc HS làm bài tập trong phần luyện tập
GV nhận xét
HS đọc văn bản trong sgk
HS trao đổi, trả lời:
a. Vấn đề nghị luận là: h.ảnh mùa xuân & cảm xúc của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
b. Các luận điểm:
- H.ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa
- H.ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, triều mến của nhà thơ
- H.ảnh mùa xuân nho nhỏ -> khát vọng được hòa nhập, được dâng hiến của n.thơ
HS nghe
c. Văn bản tuy ngắn nhưng bố cục chặt chẽ có đầy đủ 3 phần
+ MB: . Đáng trân trọng.
+ TB:.. các hình ảnh ấy của m.xuân -> phần trình bày cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nỗi bật về n.dung, nghệ thuật của bài thơ => triển khai các luận điểm
+ KB: còn lại
HS nghe
HS trao đổi, thảo luận, trả lời: người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm của n.thơ.
HS dựa vào n.dung trong sgk trả lời
HS đọc
HS làm bài tập vào giấy
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung
 I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
 * Đọc đoạn văn & trả lời câu hỏi trong sgk:
- Vấn đề nghị luận: h.ảnh mùa xuân & cảm xúc của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Các luận điểm:
-> Bố cục cân đối, hợp lí
- Lời văn gợi cảm -> rung động chân thành của người viết
- Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về n.dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
- Những yc đ/v bài nghị luận:
+ N.dung:nêu được những nhận xét, đánh giá & sự cảm thụ riêng của người viết
+ Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, luận điểm, luận cứ rõ ràng
 * Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập:
- Luận điểm về “Nhạc điệu của bài thơ”
- Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ.
 4. Củng cố:
 Thế nào là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Yc đ/v văn bản này?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, làm bài tập về nhà.
 - Chuẩn bị bài mới “Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần n.dung bài học)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 27 Ngày soạn: 12 / 02/ 2015
Tiết 128,129 Ngày dạy: / 02 / 2015
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm, yc đ/v bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - T.chức triển khai các luận điểm. 
 - Kỹ năng phân tích để viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 3. Thái độ:
 Nghiêm túc học tập
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgv, sgk, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trinh, nêu vấn đề,...
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Yc đ/v văn bản này?
 3. Bài mới:
 * GV giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu các dạng đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
GV yc HS đọc n.dung các đề bài trong sgk mục I.
? Các đề bài trên được cấu tạo ntn?
GV nêu: ở đề (4) (7) thực chất 2 đề này đã có những chỉ định ngầm là yc nghị luận về “hình tượng người chiến sĩ lái xe” & những đặc sắc trong bài thơ “Viếng lăng Bác”
? So sánh sự giống nhau & khác nhau giữa các đề bài?
GV nhận xét, bổ sung:
GV lưu ý HS: để làm tốt bài nghị, cần có cảm nhận, suy nghĩ của riêng mình & diễn giải, chứng minh các cảm nhận, ý kiến 1 cách có căn cứ qua việc cảm thụ & sâu sắc của tác phẩm.
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Bước 1: HD HS tìm hiểu đề & tìm ý
GV yc HS đọc lại đề bài trong sgk
? Vấn đề cần nghị luận? Nêu phương pháp lập luận & tư liệu chủ yếu?
GV nhận xét:
? N.dung chính của bài thơ Quê hương?
GV nhận xét:
? Nét nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ?
Hết tiết 1chuyển sang tiết 2
Bước 2: HD HS lập dàn ý
GV gợi ý & HD HS lập dàn ý
oạt động 3: HD HS đọc văn bản trong sgk & nhận xét về cách t.chức, triển khai luận điểm của người viết
Bước 1: GV yc HS đọc kĩ văn bản
Bước 2: HD HS trả lời câu hỏi a,b,c trong sgk
GV bổ sung: những nhận xét chính trong phần thân bài nhà thơ đã viết bằng tất cả tình yêu thiết tha trong sáng, đầy thơ mộng.
 Phần thân bài & m.bài được kết nối chặt chẽ tự nhiên.
GV nhận xét
GV chốt
GV yc HS đọc lại toàn bộ n.dung ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 4: HD HS về nhà luyện tập
GV HD HS về nhà làm bài tập trong phần luyện tập trong sgk
HS đọc theo yc của GV
HS suy nghĩ, trả lời: có 2 cách cấu tạo đề
- Cấu tạo đề không kèm theo những chỉ định (lệnh) như đề (4)(7)
- Cấu tạo đề kèm theo những chỉ định
HS nghe
HS so sánh
- Giống: đều yc nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
- Khác:
+ Từ “P.tích” yc nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Từ “cảm nhận” yc nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết
+ Từ “suy nghĩ” yc nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết
HS nghe, ghi nhớ
HS đọc
HS trả lời: 
- Vấn đề cần nghị luận: tình yêu quê hương
- Phương pháp nghị luận: phân tích
- Tư liệu: bài thơ Quê hương (Tế Hanh), các bài thơ bổ sung so sánh, đối chiếu của Giang Nam, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi
HS tìm, nêu
HS trả lời:
HS lập dàn ý
HS đọc
HS trả lời 
a. Văn bản có bố cục mạch lạc, chặt chẽ
- MB: dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh trong đó bài Quê Hương là thành công rực rỡ
- TB: trình bày cảm xúc lúc nồng nàn mạnh mẽ, sâu lắng, tinh tế khi ngợi ca vẽ đẹp thiên nhiên trong cuộc sống lao động
- KB: Kđịnh sức hấp dẫn của bài thơ & ý nghĩa bồi đấp tâm hồn người đọc
HS nghe
b. Nhuyên nhân chính:
- Văn bản ngắn, tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật (n.dung & nghệ thuật)
- Bố cục của văn bản mạch lạc, sáng rõ
- Người viết trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung động thiết tha
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập theo HD của GV
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Giống: đều yc nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
- Khác:
+ Từ “P.tích” yc nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Từ “cảm nhận” yc nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết
+ Từ “suy nghĩ” yc nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1. Các bước làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
 Đề: P.tích tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” của Tế Hanh
 a. Tìm hiểu đề & tìm ý:
- Tìm ý:
+ N.dung: nỗi nhớ quê hương thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị
+ Nghệ thuật: cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu.
 b. Lập dàn ý:
A. MB:Giới thiệu bài thơ “Quê Hương” & vấn đề cần nghị luận là tình yêu quê hương trong bài thơ
B. TB:
a. P.tích về tình yêu quê hương trong bài thơ
- Tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn
+ Cảnh ra khơi
+ Cảnh trở về
+ Nỗi nhớ: hình ảnh động lại
b. P.tích nghệ thuật
- Thể thơ, nhịp, vần
- Cấu trúc, ngôn từ
C. Kết bài:
- Bài thơ là một ca khúc trữ tình về tình yêu quê hương chân thành, say đắm
- Nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gợi ra sự đồng cảm sâu sắc
2. Cách t.chức triển khai luận điểm:
 * Đọc văn bản & trả lời câu hỏi trong sgk
- Những yêu cầu để làm tốt bài văn:
 + Văn bản ngắn, tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật (n.dung & nghệ thuật)
+ Bố cục của văn bản mạch lạc, sáng rõ
+ Người viết trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung động thiết tha
* Ghi nhớ (sgk)
 4. Củng cố:
 - Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, làm bài tập về nhà.
 - Viết một đoạn văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
 - Chuẩn bị bài mới “Mây & sóng” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản)
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 27 Ngày soạn: 12/ 02/ 2015
Tiết 130 Ngày dạy: / 02 / 2015
MÂY VÀ SÓNG
 R.Ta-go
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuốc đối thoại tưởng tượng giữa em bé & những người tưởng tượng sống trên mây & sóng
 - Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại thơ văn xuôi.
 - P.tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. 
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và viết đoạn văn.
 3. Thái độ:
 GD tình mẫu tử thiêng liêng.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgv, sgk, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, kỹ thuật trình bày 1 phút,...
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng & diễn cảm bài thơ “Nói với con”
 - Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện & gởi gắm điều gì?
 3. Bài mới:
 * GV giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV yêu cầu HS đọc chú thích trong sgk
? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả R. Ta-go?
GV g.thiệu thêm
? Bài thơ được sáng tác vào năm nào?
GV nhận xét: là bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng; p.thức biểu đạt chính là biểu cảm
 HD HS đọc, giải thích từ khó, bố cục, thể loại
 GV HD & yc HS đọc văn bản: giọng đọc có thay đổi p.biệt giữa lời kể & lời đối thoại. Nhịp điệu nhẹ nhàng, mạch lạc, đậm chất nhạc
GV nhận xét, sửa cho HS
GV yc HS giải thích từ khó theo các chú thích *
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về thể thơ?
GV nhận xét
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? N.dung của từng đoạn?
GV nhận xét, bổ sung:
? Nhận xét nét đặc sắc của bố cục?
GV nhấn mạnh: T.cảm mẹ con, tình cảm của em bé với mẹ được bộc lộ trong 2 tình huống có vấn đề, có thử thách => Tình yêu thương mẹ của bé được bộc lộ trọn vẹn & sâu sắc hơn. Trình tự kể giống nhau song ý & lời lại khác
? Hình ảnh người mẹ trong bài thơ có được miêu tả trực tiếp hay không?
Hoạt động 2: HD HS phân tích
văn bản
? Có mấy lời hỏi & lời đáp trong từng phần đối thoại? Câu trả lời thứ nhất của bé, tại sao lại là câu hỏi lại? Câu trả lời thứ 2 có gì đáng chú ý?
? Vì sao bé không từ chối ngay? Theo em mây & sóng là ai?
GV p.tích thêm:
? Bé đã nghĩ ra trò chơi gì để thay thế cho việc ngao du cùng mây, sóng. Đặc điểm & ý nghĩa của những tròi chơi đó?
GV nhận xét
GV HD HS p.tích vẻ đẹp chiều sâu khái quát của 2 câu thơ
? Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật trong bài thơ trong việc xd hình ảnh thiên nhiên?
? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì?
GV nhận xét:
Hoạt động 4: HD HS tổng kết & luyện tập
? Nêu nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
GV nhận xét, bổ sung:
? Nêu n.dung chính của bài thơ?
GV nhận xét
GV chốt
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD & yc HS về nhà làm bài tập trong phần luyện tập
HS đọc 
HS dựa vào n.dung trong sgk trình bày
HS trả lời
HS nghe
HS nghe & đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS giải thích
HS trả lời: thể thơ tự do (văn xuôi) các câu thơ dài ngắn rất tự do, rất ít thậm chí không vần, nhịp điệu nhịp nhàng nhưng cũng rất linh hoạt.
HS trả lời:
- Phần 1: Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây & trò chơi thứ nhất của em bé
- Phần 2 : câu chuyện của em bé với mẹ về những người ở trong sóng & trò chơi thừ hai của em bé
HS nhận xét
HS nghe
HS trả lời: hình ảnh người mẹ xuất hiện gián tiếp qua lời con
HS trả lời:
- Vì em bé bị hấp dẫn, cuốn hút lời rũ rê của mây, sóng -> bé rất tò mò, ham chơi, ham vui
- Câu trả lời thứ 2: sự thật tình thế -> lí do từ chối.
+ câu từ chối -> k.định lí do chính đáng
HS trao đổi, trình bày: từ chối ngay thì logic t.cảm thiếu chân thực -> tình yêu thương mẹ thắng lời mồi gọi của mây & sóng
HS trao đổi, trả lời:
HS trả lời:
- Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời -> hình ảnh thiên nhiên thơ mộng
=> Những hình ảnh trong bài là do em bé sáng tạo tưởng tượng ra
HS tự do phát biểu
HS trình bày
HS dựa vào n.dung trong sgk trả lời
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: 
 R. Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của Châu Á nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học (1913)
 2. Tác phẩm:
 Bài thơ được xuất bản năm 1909.
3. Đọc – chú thích:
4. Thể thơ: thơ tự do (văn xuôi)
5. Bố cục: 2 phần
II.Tìm hiểu văn bản:
 1. Lời từ chối của bé trước sự mời gọi, rũ rê của những người sống trên mây, trong sóng:
-> Sự khắc phục ham muốn chính đáng của tuổi thơ để làm vui lòng mẹ
=> T.cảm với mẹ của bé sâu nặng
2. Trò chơi của bé:
- Trò chơi “hay”, “thú vị” 
-> Hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên & tình mẹ con.
=> Tình mẹ con gần gũi, giản dị nhưng lớn lao, vĩnh hằng.
3. Nghệ thuật xd hình ảnh thiên nhiên:
- Những hình ảnh trong bài do em bé tưởng tượng ra
 -> tạo nên hình ảnh lung linh, kì ảo
- Hình ảnh sinh động
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Bố cục bài thơ thành 2 phần giống nhau nhưng không trùng lập
- S.tạo những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo
 2. Nội dung:
 3. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố:
 - Nêu nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
 - Nêu n.dung chính của bài thơ?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, làm bài tập về nhà.
 - Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình.
 - Chuẩn bị bài mới “Ôn tập về thơ” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Nhận xét	Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_27_Ben_que.doc