Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29

 I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.

 - Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng & ngược lại.

 - Phân tích được các từ ngữ địa phương khi đọc văn bản và sử dụng hợp lý.

 3. Thái độ:

 Có ý thức s.dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp hằng ngày.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1475Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 01 / 03/ 2015
Tiết 137 Ngày dạy: / 03/ 2015
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG – PHẦN TIẾNG VIỆT
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.
 - Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng & ngược lại.
 - Phân tích được các từ ngữ địa phương khi đọc văn bản và sử dụng hợp lý.
 3. Thái độ:
 Có ý thức s.dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp hằng ngày.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgv, sgk, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, đàm thoại,...
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * GV giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS xác định từ ngữ địa phương & giải nghĩa các từ ngữ ấy
GV yc HS đoạn trích a,b,c trong sgk & tìm từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn trích
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập 2 trong sgk
GV HD & yc HS làm bài tập 2 (sgk/98)
GV nhận xét:
Hoạt động 3: HD HS làm bài tập 3 trong sgk
GV HD & yc HS làm bài tập 3 (sgk/98)
GV nhận xét:
Hoạt động 4: HD HS làm bài tập 5 trong sgk
GV HD & yc HS trao đổi, thảo luận nhóm làm bài tập 5 (sgk/99)
GV nhận xét chung:
HS đọc & tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích
HS khác bổ sung
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung
Bài tập 1: (sgk/ 97,98)
a.
Địa phương
Toàn dân
Thẹo
Lặp bặp
Ba
Sẹo
Lắp bắp
Bố, cha
b.
Ba
Má
Kêu
Đâm
Đũa bếp
(nói) trổng
vô
Bố, cha
Mẹ
Gọi
Trở thành
Đũa cả
Nói trống kg
Vào
c.
Ba
Lui cui
Nắp
Nhắm
Giùm
Nói trổng
Bố, cha
Lúi húi
Vung
Cho là
Giúp
Nói trống kg
Bài tập 2: (sgk)
a. kêu: từ toàn dân, có thể thay bằng nói to
b. Kêu: từ địa phương, tương đương với từ toàn dân gọi
Bài tập 3: (sgk)
Các từ địa phương trong 2 câu đố:
Trái – quả
Chi – gì
Kêu – gọi
Trống hổng trống hảng: trống huếch trống hoác.
Bài tập 5: (sgk/99)
(a) không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình.
(b) Trong lời kể tác giả dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi sự việc diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây ra khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó 
 4. Củng cố:
 GV nhắc lại những mặt ưu & hạn chế trong việc sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài.
 - Xem lại bài chuẩn bị cho bài viết số 7.
 V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 29 Ngày soạn: 1/ 03 /15
Tiết 138,139 Ngày dạy: / 03 / 15
BÀI VIẾT SỐ 7– VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
 K.năng làm bài nghị luận văn học. 
 2. Kĩ năng: 
 Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học
 3. Thái độ: 
 - GD cho HS lòng yêu mến thơ văn 
 - Nghiêm túc làm bài kiểm tra 
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án (đề + đáp án), tài liệu tham khảo
 HS: giấy kiểm tra, kiến thức.
 III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
 2. Dặn dò
 3. Phát đề
 Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về bài Sang thu của Hữu Thỉnh
 Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
 * Y.cầu chung:
-Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
-Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.
-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.
-Nghiêm túc, tích cực trong giờ viết bài.
-Bài viết thể hiện được các kiến thức, kỹ năng đã học trong bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và qua văn bản Sang Thu hoặc Viếng lăng Bác
 4 .Đáp án & thang điểm
Đề 1:
A. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu bài thơ “Sang thu” (05 đ)
- Nêu ý kiến khái quát của mình về sự biến chuyển của đât trời cuối hạ đầu thu trong bài thơ(0.5 đ)
B.Thân bài: (8 điểm)
 Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ:
 - Hình ảnh, tín hiệu của mùa thu: khổ thơ 1 (2 đ)
 - Tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. (2 đ)
 - Quang cảnh đất trời khi sang thu: nghệ thuật độc đáo thể hiện sự cảm nhận tinh tế. (2 đ)
 - Dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên và ý nghĩa của hai câu thơ kết bài. (2 đ)
C. Kết bài: (1 điểm)
 Khẳng định vấn đề: với sự cảm nhận tinh tế,bằng nhiều giác quan nhà thơ đó cho ta thấy rõ sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời cuối hạ đầu thu. 
Đề 2: 	
A. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu bài thơ "Viếng lăng Bác" (0.5 đ)
- Bài thơ nói lên một cách cảm động tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác. (0.5 đ)
B. Thân bài: (8 điểm)
 Phát triển, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài.
- Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi... (1.5 đ)
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam. (1.5 đ)
- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh. (1.5 đ)
- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối. (2 đ)
+ Tình cảm lưu luyến.
+ Ước nguyện chân thành.
- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác. (1.5 đ)
 => Kết luận: tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ, đó là tình cảm của muôn triệu người Việt Nam đối với Bác. 
C. Kết bài: (1 điểm)
Khẳng định lại giá trị bài thơ, suy nghĩ bản thân.
 * Lưu ý: Bài viết phải có dẫn chứng cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ có các thao tác p.tích tổng hợp, các luận điểm, luận cứ rõ ràng. Bố cục mạch lạc, bài viết sáng sủa, sách đẹp, không sai chính tả, sâu sắc mới được điểm tối đa 
 4. Củng cố: Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Chuẩn bị bài mới “Bến quê” Hướng dẫn đọc thêm (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản).
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 29 Ngày soạn: 1 / 03 /15
Tiết 140 Ngày dạy: / 03 /15
 BẾN QUÊ
 (Hướng Dẫn Đọc Thêm) Nguyễn Minh Châu
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
- HS cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
- Nắm được những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. 
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc-hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh lý tưởng. 
 3. Thái độ: 
Có ý thức nhận ra những vẻ đẹp bình dị mà quí giá trong những gì gần gũi của quê hương g.đình
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo, chân dung tác giả
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp:Vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại. Kỹ thuật trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu những phương pháp học văn bản nhật dụng?
 - Theo em học văn bản nhật dụng để làm gì?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV yc HS giới thiệu đôi nét về Nguyễn Minh Châu
GV giới thiệu thêm
? Bến quê được viết trong thời gian nào?
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu đọc, giải thích từ khó, bố cục, thể loại
GV HD & yc HS đọc văn bản: giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động & đượm buồn trong tâm thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo, đang sống những ngày cuối của cuộc đời.
- Giọng trữ tình cảm xúc khi đọc đoạn tả cảnh thiên nhiên vào thu
GV nhận xét, sửa cho HS
GV yc HS tóm tắt n.dung văn bản
GV nhận xét chung
GV kiểm tra một số từ khó trong phần chú thích *
GV bổ sung
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
GV giảng: giọng kể chậm, buồn, điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ 3. Kết hợp kể, tả, trữ tình 1 cách giản dị, tự nhiên, nhỏ nhẹ mà thấm thía
? Dựa vào dòng suy nghĩ của Nhĩ theo dòng cốt truyện, hãy chia bố cục của đoạn trích?
GV nhận xét, bổ sung:
Hoạt động 3: HD HS phân tích
GV HD HS gợi tìm tình huống truyện & tác dụng của nó.
GV HD HS tìm hiểu tình huống nhân vật Nhĩ trong đ.trích.
? Nhân vật Nhĩ được đặt trong tình huống ntn?
GV nhận xét:
? Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng không trái tự nhiên, không bịa đặt?
GV nhận xét:
? Tình huống đó giúp tác giả thể hiện điều gì về khắc họa nhân vật & chủ đề tác phẩm?
? Qua cái nhìn & cảm nhận của nhân vật Nhĩ, em thấy cảnh vật thiên nhiên đước m.tả theo trình tự nào?
? Nhận xét về cảnh vật được m.trả trong đoạn trích?
GV nhận xét:
? Qua thái độ & cử chỉ của chị đ/v chồng. Em hãy phát biểu về tình cảm & phẩm chất của người phụ nữ này?
GV giảng:
? Vì sao Nhĩ lại khao khát được đặt chân đến bên kia bãi bổi vào chính buổi sáng hôm ấy?
GV nhận xét:
GV HD HS p.tích h.động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối cùng.
GV p.tích thêm
Hoạt động 4: HD HS Tổng kết & luyện tập
? Nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
GV nhận xét:
? Nêu n.dung đoạn trích ?
GV chốt
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD HS về nhà làm bài tập trong phần luyện tập
HS giới thiệu theo chú thích trong sgk
HS trả lời:
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS tóm tắt
HS khác bổ sung
HS giải thích từ khó
HS trả lời: truyện ngắn
HS nghe
HS tìm 
- Từ đầu... món lõm => Trò chuyện của Nhĩ cùng Liên.
- Chờ Liên xuống ... vùng nước đỏ => Nhĩ tựa sát cửa sổ để ngắm cảnh & suy tư nghĩ ngợi
- Còn lại: Cụ giáo khuyến hỏi thăm & hoạt động cố gắng cuối cùng của Nhĩ
HS trả lời: là hoàn cảnh xảy ra & làm điều kiện cho câu chuyện phát triển.
- H.cảnh sống & h.động của nhân vật => tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm
HS trình bày: căn bệnh hiểm nghèo -> khiến anh bị bại liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời -> hôn 1 năm trước anh lại là cán bộ nhà nước.
HS lí giải
HS trao đổi, trả lời:
HS trao đổi trả lời: từ gần đến xa -> 1 không gian có chiều sâu rộng: từ bông bằng lăng -> con sông hồng -> vòm trời -> bãi bồi bên kia sông.
HS trả lời
HS phát biểu
HS phân tích, suy luận, phát biểu
HS phân tích
HS trình bày
HS trả lời
HS đọc
HS nghe về nhà làm bài tập
I. Tác giả, tác phẩm:
 1. Tác giả: (sgk)
 Là cây bút xuất sắc của VH VN hiện đại, là một trong số những người mở đầu công cuộc đổi mới VH,
 2. Tác phẩm:
Sáng tác trong gđ sau năm 1975
II. Đọc – chú thích:
 1. Đọc – giải thích từ khó:
2. Thể loại: Truyện ngắn
 3. Bố cục: 3 phần
III. Phân tích:
1. Tình huống truyện – tình huống của nhân vật chính – anh Nhĩ:
- Hoàn cảnh nhân vật:
=> Khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị -> trãi nghiệm qua cuộc sống.
 2. Những cảm xúc & suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
- Cảnh vật:
- Anh phải đối mặt với hoàn cảnh không lối thoát
- Anh khao khát đặt chân sang bên kia bãi bồi
IV. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
 2. Nội dung:
 * Ghi nhớ (sgk)
V. Luyện tập:
 4. Củng cố:
 - Qua đoạn trích ta rút ra được điều gì về triết lí cuộc sống?
 - Nét đặc sắc nghệ thuật của truyện?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài mới “Ôn tập TV lớp 9” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Nhận xét Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_29_Robinxon_ngoai_dao_hoang.doc