Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 32

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Kiến thức:

 Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

 2. Kĩ năng:

 - Viết được một biên bản hoàn chỉnh.

 - Biết tạo lập văn bản theo yêu cầu.

 3. Thái độ:

 Nghiêm túc học tập & ý thức vận dụng một cách đúng đắn trong giao tiếp.

 II. Chuẩn bị:

 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo

 HS: sgk, bài soạn.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1946Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 20 / 03 /15
Tiết 152 Ngày dạy: / 03 /15
LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
 2. Kĩ năng: 
 - Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
 - Biết tạo lập văn bản theo yêu cầu.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập & ý thức vận dụng một cách đúng đắn trong giao tiếp.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Vấp đáp, đàm thoại, nêu vấn đề,...
 IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 Biên bản là gì? Biên bản gồm các mục nào?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HD ôn tập phần lí thuyết
 GV gợi dẫn để HS nhớ lại những vấn đề liên quan đến biên bản.
 - Biên bản là loại ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của cơ quan, tổ chức chính trị
 - Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu làm chứng cứ, kết luận và quyết định xử lý
 - Đặc điểm biên bản là ghi chép các sự việc, hiện tượng một cách kịp thời đầy đủ, khách quan.
Hoạt động 2: HD HS luyện tập
 GV hướng dẫn HS viết biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn
 GV yêu cầu HS trả câu hỏi SGK
 ? Nội dung ghi chép như vậy đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa?Cần thêm bớt những gì?
 ? Cách sắp xếp nội dung đó phù hợp với nội dung biên bản không? Cần sắp xếp như thế nào?
 GV nhận xét phần trả lời của HS, sau đó hướng dẫn HS lập biên bản sau.
GV hướng dẫn HS viết biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần
Lớp yếu GV cho HS viết từng phần.
 ? Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
 ? Nội dung bàn giao như thế nào? (Nội dung và kết quả công việc trong tuần, nội dung thực hiện trong tuần tới)
 GV cho HS xem bảng phụ một biên bản bàn giao tài sản. 
HS cùng GV nhắc lại kiến thức có liên quan đến biên bản.
HS nghe, ghi nhớ
HS nghe hướng dẫn viết biên bản trao đổi kinh nghiệm học môn Ngữ Văn
HS trả lời câu hỏi SGK
HS nghe GV hướng dẫn viết biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần và trả lời câu hỏi GV nêu
HS xem biên bản bàn giao tài sản về viết tương tự
I. Ôn tập phần Lí thuyết:
II. Luyện tập
1. Hướng dẫn lập biên bản
 - Quốc hiệu và tiêu ngữ
 - Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị
 - Tên biên bản
 - Thành phần tham dự
 - Diễn biến và kết quả hội nghị.
 - Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
 2. Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần
 (HS về nhà làm theo hướng dẫn của GV)
 4. Củng cố:
 GV yc HS nhắc lại đặc điểm chính của biên bản & cách viết một biên bản.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài mới “Hợp đồng” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 32 Ngày soạn: 20 / 03 /15
Tiết 153 Ngày dạy: / 03 /15
HỢP ĐỒNG
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
 2. Kĩ năng: 
 - Viết được một hợp đồng đơn giản.
 - Nắm vững đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng và biết tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập & ý thức vận dụng một cách đúng đắn trong đời sống.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp,...
 IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản hợp đồng
 GV yêu cầu HS tìm hiểu văn bản mẫu trong SGK
 GVđặt câu hỏi
 ? Tại sao cần phải có hợp đồng?
GV nhận xét
 ? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
GV nhận xét, bổ sung
 ? Hợp đồng phải đạt những yêu cầu nào?
GV nhận xét
 ? Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
 GV kể cho HS biết một số hợp đồng.
Hoạt động 2: HD HS cách làm hợp đồng
 GV gợi dẫn HS trả lời các câu hỏi
 GV đặt câu hỏi
 ? Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?
? Phần nội dung của hợp đồng gồm những mục nào?
? Phần kết thúc hợp đồng gồm những mục nào?
 ? Lời văn trong hợp đồng ra sao?
GV chốt
GV yc HS đọc ghi nhớ trong sgk
 Hoạt động 3: HD HS luyện tập
 GV đọc hợp đồng mẫu trong sách thiết kế bài soạn(138).Hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi
HS tìm hiểu văn bản mẫu SGK
HS trả lời theo hiểu biết của mình
HS trả lời
 HS kể tên hợp đồng mà HS biết
 HS thảo luận và trả lời câu hỏi
HS dựa nd vào hợp đồng trả lời.
HS dựa vào phần cuối trả lời.
HS trả lời
 HS đọc ghi nhớ
 HS nghe văn bản mẫu và về nhà làm phần luyện tập
I. Đặc điểm của văn bản hợp đồng
 1.Cần phải có hợp đồng là vì: 
 Đó là văn bản có tính pháp lí,nó là cơ sở để tập thể, cá nhân làm việc theo đúng qui định của pháp luậ
 2. Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận
 3. Hợp đồng phải ngắn gọn, rõ ràng,chính xác, có sự ràng buộc của hai bên trong khuôn khổ của pháp luật
4. Tên một số hợp đồng.
 Hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng xây dựng,hợp đồng cho thuê nhà
 II. Cách làm hợp đồng
 1. Phần mở đầu gồm:
 - Quốc hiệu và tên hợp đồng.
 - Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng.
 - Thời gian, địa điểm kí hợp đồng.
 - Đơn vị, cá nhân,chức danh, địa chỉcủa hai bên kí hợp đồng.
2. Phần nội dung
 - Các điều khoản cụ thể
 - Cam kết của hai bên kí hợp đồng.
 3. Phần kết thúc hợp đồng:
 Đại diện của hai bên kí hợp đồng kí và đóng dấu
 4.Lời văn phải chính xác, rõ ràng.
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
 ( Về nhà làm luyện tập)
 4. Củng cố:
 GV yc HS nhắc lại đặc điểm chính của hợp đồng & cách viết một hợp đồng.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài mới “Bố của Xi-mông” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản)
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 32 Ngày soạn: 20 / 03 /15
Tiết 154,155 Ngày dạy: / 03 /15
BỐ CỤC CỦA XI-MÔNG
 (Trích) – G. Đơ Mpa-đăng
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố & những ước mơ, những khao khát của em.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
 - P.tích diễn biến tâm lí, tâm trạng của nhân vật chính.
 - Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
 3. Thái độ: 
 GD thái độ cảm thông, đồng cảm, chia sẽ với những người bất hạnh trong XH.
 - Tích hợp GDKNS: cảm thông, đồng cảm, chia sẽ với những người bất hạnh trong XH
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp,...
 IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 - Hình ảnh nhân vật Rô-bin-xơn hiện lên trong đoạn trích ntn? Qua đó ta thấy được điều gì ở con người anh?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV yc HS đọc chú thích *
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Guy đơ Mô-pa-đăng?
GV giới thiệu thêm
? Nêu vị trí của đoạn trích?
GV nhận xét
 HD HS đọc, giải thích từ khó, thể loại, bố cục
GV HD & yc HS đọc văn bản: chú ý phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh, giọn nói, lời đối thoại của các nhân vật
GV nhận xét, sửa cách đọc của bạn.
GV k.tra phần giải thích từ khó trong sgk 
? Em hãy tóm tắt n.dung chính của đoạn trích Bố của Xi-mông?
? Đ.trích được viết theo thể loại nào? Kể ở ngôi thứ mấy?
? Đ.trích được chia làm mấy phần? Ý của từng phần?
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: HD HS phân tích tâm trạng Xi-mông khi ở bờ sông
GV nói qua cho HS: Xi-mông là 1 bé trai khoảng 7-8 tuối con chị B.lăng-xốt nó hơi xanh xao nhưng rất sạch sẽ, hơi nhút nhát, gần như vụng dại, không biết bố mình là ai, nó đau khổ.
? Vì sao Xi-mông đau đớn? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa ntn? (ý nghĩ, cách bộc lộ tâm trạng, cách nói năng của em..)
GV nhận xét
Hết tiết 01 chuyển sang tiết 02
 HD HS tìm hiểu tâm trạng khi gặp chú Phi-líp & khi về nhà.
? Khi gặp mẹ vì sao bé Xi-mông lại òa khóc? Những câu nói, hỏi của bé ngay sau đó nói lên điều gì?
GV yc HS đọc đoạn cuối cùng, tìm hiểu thái độ của Xi-mông trước sự trêu trọc như thường lệ của bọn bạn tinh quái
GV t.chức cho HS thảo luận nhóm
? Tại sao khi lũ bạn trêu cợt & tiếng cười ác ý thì Xi-mông quát vào mặt chúng thật mạnh mẽ?
GV nhận xét chung:
? Khi lũ bạn không tin, thì lòng em đã có những suy nghĩ & tình cảm gì hướng về người bố mới?
 HD HD tìm hiểu nhân vật B.lăng-sốt & bác thợ rèn Phi-líp
? Qua đ.trích, theo em B.Lăng-sốt là người phụ nữ xấu hay không?
GV nhận xét
? Việc tác giả tả sơ sài vài nét về hình dáng chị qua cái nhìn của Phi-lip có ý nghĩa gì?
? Thái độ của chi khi ôm con vào lòng ntn? Ta có thể nói gì về người phụ nữ, người mẹ trẻ này?
? Qua đ.trích tác giả miêu tả chân dung bác Phi-líp em có cảm tình với nhân vật này không? Vì sao?
GV giảng:
? Vì sao Phi-líp lại đột nhiên rụt rè, áp úng khi nói với chị B.lăng-sốt? Tại sao bác nhanh chóng nhận lời làm bố của Xi-mông?
GV giảng
Hoạt động 3: HD HS tổng kết & luyện tập
? Khái quát diễn biến tâm trạng 3 nhân vật trong đoạn trích, qua đó em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả?
GV nhận xét
? Qua đoạn trích tác giả cho ta thấy điều gì?
GV chốt
GV yc HS đọc n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD & yc HS về nhà làm bài tập phần luyện tập trong sgk
HS đọc
HS trình bày
HS nêu
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS giải thích theo chú thích trong sgk
HS tóm tắt
HS trả lời:
HS trả lời: 
- P1: từ đầukhóc hoài -> Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông 
- P2: tt 1 ông bố
-> Xi-mông gặp Bác Phi-líp
- P3 : tt ... bỏ đi rất nhanh -> Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, bác gặp chi B.lăng-xốt.
- P4: Câu chuyện ở trường làng sáng hôm sau
HS nghe
HS trả lời:
-> Em bỏ nhà ra bờ sông định nhảy xuống sông cho chết đuối
=> cảnh vật thiên nhiên níu kéo em
- Nỗi đau, giọt nước mắt, em khóc, thấy buồn vô cùng em lại khóc, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào
- Cách nói năng của em : nói không nên lời, giọng đứt quãng
HS trả lời : Gặp mẹ bé không mừng rỡ mà trái lại đau đớn, buồn tủi
- Ý nghĩ muốn bác Phi-líp làm bố thật ngây thơ & mãnh liệt
 Khi được bác nhận lời bé lập tức hết buồn -> vì bé có bố
HS đọc
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung
-> Vì so với ngày thường, hôm nay em chủ động trả lời, quát vào mặt chúng mạnh mẽ, em đã có bố -> em hãnh diện, tự tin, kiêu hãnh không giấu diếm
HS suy luận, trả lời :
HS trả lời:
HS trả lời
HS p.tích trả lời: bản chất -> qua ngôi nhà của chị, thái độ của chị đ/v khách: nghiêm nghị, cấm đoán đàn ông bước qua ngưỡng cửa nhà chị
HS trình bày: chị là người đàn bà hổ thẹn, lặng ngắt, quằn quại dựa vào tường 2 tay ôm ngực. Nỗi đau đớn nhục nhã vò xé trái tim chị. Trước câu hỏi của con chị đau đớn khóc không ra tiếng
HS trả lời: vì bác chú ý vẻ đau khổ đáng thương của Xi-mông, an ủi em, đưa em về với mẹ
HS suy nghĩ, trình bày
HS trao đổi, trình bày:
- Xi-mông: từ buồn tủi, tuyệt vọng -> ngạc nhiên, mừng vui, tự tinh, hạnh phúc tràn ngập
- B.Lăng-sốt: từ ngượng ngập, đau khổ, xấu hổ, quằn quại
- Phi-lip: ngạc nhiên, cảm thông, đùa cợt thành nghiêm túc
-> T.giả thể hiện tâm trạng, p.chất nhân vật chính qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói rất chân thực, phù hợp với lứa tuổi & hoàn cảnh
HS trả lời
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 Guy đơ Mô-pa-đăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp. Những truyện ngắn của ông có n.dung cô đọng, hình thức giản dị trong sáng.
 2. Tác phẩm:
 Văn bản được trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên
3. Đọc – chú thích:
4. Tóm tắt n.dung chính:
5. Thể loại:
Truyện ngắn
6. Bố cục: 4 phần
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Nhân vật Xi-mông:
 - Tâm trạng khi ở bờ sông:
Định tự vẫn -> cảnh thiên nhiên khiến em nghĩ đến mẹ, đến nhà
+ Giọt nước mắt:
+ Cách nói năng:
- Tâm trạng khi gặp chú Phi-lip & khi về nhà:
+ Xi-mông trút nỗi lòng đau đớn, nghẹn ngào
+ Gặp mẹ: bé đau đớn, buồn tủi
- Khi có bố Phi-líp: bé hãnh diện, tự hào, không dấu giếm
=> Ông đã cho em niềm tin, sức mạnh trước thách thức, trêu trọc của lũ bạn
2. Nhân vật B.lăng-sốt:
- Là người phụ nữ đức hạnh nhưng bị lừa dối
- Bản chất: nghèo, sống đứng đắn, nghiêm túc => thái độ đ/v khách
=> Chị đau tê tái, nước mắt lã chã khi nghe con hỏi về bố
 3. Nhân vật bác thợ rèn Phi-líp:
- Là người lao động lương thiện, yêu nghề, nhân hậu, bình dị & yêu trẻ
- Bác rụt rè, ấp úng, nể trọng chị.
=> bác nhận lời làm bố của Xi-mông
=> Muốn bù đắp những mất mát cho 2 mạ con
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuât:
- Nghệ thuật m.tả diễn biến tâm lí nhân vật
- Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
 2. N.dung:
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
 4. Củng cố:
 - Qua đoạn trích tác giả cho ta thấy điều gì?
 - Nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài mới “Ôn tập truyện” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
	Nhận xét	Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_32_Tong_ket_phan_Tap_lam_van.doc