I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức nên thế giới sống.
- Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
Ngày soạn: 01/06/2015 Ngày dạy: Lớp: Tuần: 01 Tiết PPCT: 01 PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG @&? I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức nên thế giới sống. - Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. 2. Kĩ năng, thái độ: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập. - Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp. - Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi. IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: - Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức nên thế giới sống. - Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút) 3. Hoạt động dạy - học bài mới: (40 phút) BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức nên thế giới sống – (10 phút) - Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức nên thế giới sống. 6 Sinh vật khác với vật vô sinh ở các điểm nào? - GV treo hình phóng to 1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: 6 Hãy giải thích các khái niệm: Mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái? ? Các cấp tổ chức nên thế giới sống được tổ chức như thế nào từ cấp nhỏ đến cấp lớn? ? Đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống là gì? ? Đơn vị cấu trúc lớn nhất của thế giới sống là gì? - GV mở rộng: Lục lạp, ti thể là các bào quan ; Lá, rễ là các cơ quan và tạo ra cây hoàn chỉnh là cơ thể + Thành phần nguyên tố hóa học, trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng – phát triển – sinh sản, tự điều chỉnh và tiến hóa - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: + SGK. + Tế bào < Cơ thể < Quần thể < Quần xã < Hệ sinh thái. + Tế bào. + Hệ sinh thái. - HS lắng nghe và ghi chú. I. Các cấp tổ chức nên thế giới sống: - Các cấp tổ chức nên thế giới sống: Tế bào < Cơ thể < Quần thể < Quần xã < Hệ sinh thái. - Đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống: Tế bào. - Đơn vị cấu trúc lớn nhất của thế giới sống: Hệ sinh thái. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống – (30 phút) - Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: Các cấp tổ chức sống có các đặc điểm chung nào? - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi: ? Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? ? Các đặc tính nổi trội đặc trưng là gì? - GV mở rộng: Các đặc tính nổi trội đặc trưng hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi: ? Thế nào là hệ thống mở? - GV mở rộng: Sinh vật chịu sự tác động của môi trường và góp phần làm biến đổi môi trường. ? Vai trò của tự điều chỉnh là gì? - GV mở rộng: Khi sử dụng chất kích thích thì nồng độ các chất trong cơ thể bị mất cân bằng, nên các bộ phận điều chỉnh sẽ làm việc để đưa cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Nếu sử dụng chất kích thích nhiều thì cơ thể sẽ giảm dần khả năng tự điều chỉnh, dẫn đến sinh bệnh tật và tử vong. - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời câu hỏi: ? Nguyên nhân làm cho thế giới sống luôn liên tục là gì? ? Nguyên nhân làm cho thế giới sống luôn tiến hóa là gì? - GV mở rộng: Thế giới sống luôn liên tục và luôn tiến hóa, tạo ra thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. - HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, liên tục và tiến hóa. - HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi: + Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp trên có thêm các đặc tính nổi trội đặc trưng. + Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng – phát triển – sinh sản, tự điều chỉnh và tiến hóa - HS lắng nghe và ghi chú. - HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi: + Không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. - HS lắng nghe và ghi chú. + Đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tồn tại và phát triển. - HS lắng nghe và ghi chú. - HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời câu hỏi: + Nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Các sinh vật luôn có các cơ chế phát sinh biến dị di truyền và sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc và giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường. - HS lắng nghe và ghi chú. II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp trên có thêm các đặc tính nổi trội đặc trưng: Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng – phát triển – sinh sản, tự điều chỉnh và tiến hóa 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Hệ thống mở: Không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. - Tự điều chỉnh: Đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tồn tại và phát triển. 3. Liên tục và tiến hóa: - Thế giới sống luôn liên tục: Nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Thế giới sống luôn tiến hóa: Các sinh vật luôn có các cơ chế phát sinh biến dị di truyền và sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc và giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường. 4. Củng cố: (3 phút) Câu 1: Các cấp tổ chức nên thế giới sống được tổ chức như thế nào từ cấp nhỏ đến cấp lớn? Câu 2: Đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống là gì? Đơn vị cấu trúc lớn nhất của thế giới sống là gì? Câu 3: Các cấp tổ chức sống có các đặc điểm chung nào? 5. Dặn dò: (1 phút) - Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 9. - Xem trước bài mới: Bài 2 - “Các giới sinh vật”.
Tài liệu đính kèm: