Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

 - Kể tên các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.

 - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động độc lập

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ

 - Rèn luyện thái độ tự giác học tập.

 - Rèn luyện ý thức yêu quý , bảo vệ sinh vật có ích quanh ta

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 + 2
Tiết 1 + 2
Ngày soạn: 18/8/2015
Ngày dạy: 24 – 30/8/2015
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức 
	- Kể tên các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.
	- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kĩ năng hoạt động độc lập
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
	- Rèn luyện thái độ tự giác học tập.
	- Rèn luyện ý thức yêu quý , bảo vệ sinh vật có ích quanh ta
II. Phương tiện dạy học:
	- SGK
	- Tranh hình các sinh vật, các cấp tổ chức của thế giới sống.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Gv: Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa vật vô sinh và hữu sinh.
Hs:
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống.
- Người ta chia thế giới sống thành các cấp độ tổ chức khác nhau: phân tử® bào quan® tế bào® mô ® cơ quan® hệ cơ quan® cơ thể ® quần thể ® quần xã ® hệ sinh thái® sinh quyển.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái.
* Cấp tổ chức cơ bản là tế bào vì :
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
- Tế bào còn là đơn vị chức năng: các hoạt động sống như tiêu hóa, hô hấp, bài tiếtđều diễn ra trong tế bào.
- Qúa trình sinh sản ở mức cơ thể có cơ sở từ sự sinh sản ở mức tế bào.
- Cấu tạo đại cương của tế bào gồm 3 phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân( vùng nhân).
- Các thành phần cấu trúc của tế bào được tạo bởi các phân tử, đại phân tử và các bào quan.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
* Các đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa và thích nghi với môi trường sống.
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Tổ chức sống cấp dưới là nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
 VD: mô là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.
- Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có các đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được.
 VD: từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não con người có được bộ não thông minh và trạng thái tình cảm.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
 - Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Tự điều chỉnh: Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống, giúp các tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
 VD: Nhiệt độ cơ thể người luôn được duy trì 36,7oC, nếu nhiệt độ môi trường hạ thấp hơn nhiệt độ cơ thể thì cơ thể run lên và co lỗ chân lông để giảm mát nhiệt, nếu nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể thì cơ thể thoát mồ hôi để làm mát cơ thể.
3.Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó các sinh vật đều có các đặc điểm chung.
- Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi.
" Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.
Vật vô sinh
Vật hữu sinh
Trao đổi chất và năng lượng
x
Sinh trưởng và phát triển
x
Sinh sản
x
Cảm ứng
Khả năng tự điều chỉnh
x
Thích nghi và tiến hóa
x
Gv:
- Để nghiên cứu sự sống thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống vì chỉ ở cấp cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.
- Để hiểu được sự sống ở cấp cơ thể phải nghiên cứu các cấp tổ chức dưới và các cấp tổ chức trên cơ thể.
Hình 1/7 SGK
Gv: Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống?
Gv: Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan.
Gv: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? 
Gv: Cấp tổ chức nào là cấp tổ chức cơ bản ? Vì sao?
Gv: Hãy nêu các đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống.
Gv: Hãy sắp xếp các cấp tổ chức sống theo nguyên tắc từ thấp đến cao.
Gv: Em có nhận xét gì về mối quan hệ và đặc điểm của các cấp tổ chức này ?
GV: Hãy nêu ví dụ cho từng đặc điểm.
Gv: Cơ thể thực vật nhận quang năng, nước và CO2 từ môi trường đồng thời cũng trả lại môi trường nước , CO2 và nhiệt năng.
Gv: Nồng độ glucozo trong máu luôn ổn định khoảng gần 1%, nếu glucozo > 1% thì cơ thể bị bệnh đái tháo đường, nếu glucozo < 1% thì cơ thể bị bệnh hạ đường huyết. Trong thực tế tì nồng độ glucozo luôn được ổn định nhờ cơ chế cân bằng nội môi của cơ thể.
Gv: Hãy nêu ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người ?
4. Củng cố: bài tập SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Cac_cap_to_chuc_cua_the_gioi_song.doc