Giáo án Sinh học 10 - Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được cách tiến hành, thực hành và nhận xét được thí nghiệm về co nguyên sinh.

- Nêu được cách tiến hành, thực hành và nhận xét được thí nghiệm về phản co nguyên sinh.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Lá thài lài tía hoặc lá cây khác có kích thước tế bào lớn và dễ tách lớp biểu bì.

- Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40 và thị kính x10, x15.

- Dao lam, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt và giấy thấm.

- Nước cất và dung dịch muối (đường) loãng.

 

doc 1 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3932Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/07/2015	Ngày dạy:	Lớp:

Tuần: 12	Tiết PPCT: 12
BÀI 12: THÍ NGHIỆM
CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
@&?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được cách tiến hành, thực hành và nhận xét được thí nghiệm về co nguyên sinh.
- Nêu được cách tiến hành, thực hành và nhận xét được thí nghiệm về phản co nguyên sinh.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Lá thài lài tía hoặc lá cây khác có kích thước tế bào lớn và dễ tách lớp biểu bì.
- Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40 và thị kính x10, x15.
- Dao lam, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt và giấy thấm.
- Nước cất và dung dịch muối (đường) loãng.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Giáo viên phân công và chia nhóm: 6 nhóm.
 2. Giáo viên tiến hành thí nghiệm mẫu: Học sinh lắng nghe và ghi chú.
 3. Học sinh tiến hành thí nghiệm:
- Dùng dao lam tách lớp biểu bì lá thài lài tía và đặt lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất.
- Đặt lá kính lên mẫu vật và dùng giấy thấm hút bớt phần nước cất dư ở phía ngoài lá kính.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi quang học và điều chỉnh vào giữa bàn kính hiển vi quang học.
- Tiến hành quan sát mẫu vật (x10 è x40) và vẽ các tế bào biểu bì bình thường, các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Tiếp theo, lấy tiêu bản ra khỏi bàn kính hiển vi quang học.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch muối (đường) loãng vào rìa lá kính của tiêu bản và dùng giấy thấm đặt ở đầu kia của lá kính để dung dịch muối (đường) được đưa nhanh vào vùng có tế bào.
- Tiến hành quan sát mẫu vật (x10 è x40) và vẽ các tế bào biểu bì đang co nguyên sinh chất, các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Cuối cùng, dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch nước cất vào rìa lá kính của tiêu bản và dùng giấy thấm đặt ở đầu kia của lá kính để dung dịch nước cất được đưa nhanh vào vùng có tế bào.
- Tiến hành quan sát mẫu vật (x10 è x40) và vẽ các tế bào biểu bì đang phản co nguyên sinh chất, các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
V. THU HOẠCH:
- Các nhóm báo cáo về kết quả thí nghiệm.
- Các nhóm nộp bài tường trình về kết quả thí nghiệm.
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa:
? Trước khi nhỏ dung dịch muối (đường) loãng, khí khổng lúc này đóng hay mở? è Mở.
? Sau khi nhỏ dung dịch muối (đường) loãng, khí khổng lúc này đóng hay mở? è Đóng.
? Sau khi nhỏ dung dịch nước cất, khí khổng lúc này đóng hay mở? è Mở.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Thuc_hanh_Thi_nghiem_co_va_giam_co_nguyen_sinh.doc