Giáo án Sinh học 10 - Bài 2: Các giới sinh vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm giới và trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật.

- Nêu được đặc điểm của hệ thống phân loại sinh giới.

- Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12581Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 2: Các giới sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/06/2015	Ngày dạy:	Lớp:

Tuần: 02	Tiết PPCT: 02
BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
@&?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm giới và trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật.
- Nêu được đặc điểm của hệ thống phân loại sinh giới.
- Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.
IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1: Các cấp tổ chức nên thế giới sống được tổ chức như thế nào từ cấp nhỏ đến cấp lớn?
Câu 2: Đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống là gì? Đơn vị cấu trúc lớn nhất của thế giới sống là gì?
Câu 3: Các cấp tổ chức sống có các đặc điểm chung nào?
	3. Hoạt động dạy - học bài mới: (37 phút)
BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới và hệ thống phân loại sinh giới – (7 phút)
- Nêu được khái niệm giới và trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật.
- Nêu được đặc điểm của hệ thống phân loại sinh giới.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Giới là gì?
? Nêu trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật theo thứ tự nhỏ dần?
- GV treo hình phóng to 2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi:
? Thế giới sinh vật gồm có mấy giới?
? Tác giả của hệ thống phân loại 5 giới đang được chấp nhận cho đến nay là ai?
? Các giới nào thuộc tế bào nhân sơ?
? Các giới nào thuộc tế bào nhân thực?
- HS nghiên cứu mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung đặc điểm nhất định.
 + Giới>Ngành>Lớp>Bộ>Họ>Chi>Loài.
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi:
 + 5 giới.
 + Whittaker và Margulis.
 + Giới khởi sinh.
 + Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
 I. Giới và hệ thống phân loại sinh giới:
 1. Giới:
- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung đặc điểm nhất định.
- Thế giới sinh vật được phân loại theo thứ tự nhỏ dần: Giới>Ngành>Lớp>Bộ>Họ>Chi>Loài.
 2. Hệ thống phân loại sinh giới:
- Theo Whittaker và Margulis, thế giới sinh vật gồm có 5 giới:
 + Tế bào nhân sơ: Giới khởi sinh.
 + Tế bào nhân thực: Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chính của các giới sinh vật – (30 phút)
- Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Giới khởi sinh gồm có các sinh vật nào?
? Giới khởi sinh có các đặc điểm gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi:
? Giới nguyên sinh gồm có các sinh vật nào?
? Tảo có các đặc điểm gì?
? Nấm nhầy có các đặc điểm gì?
? Động vật nguyên sinh có các đặc điểm gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời câu hỏi:
? Giới nấm gồm có các sinh vật nào?
? Địa y là gì?
? Giới nấm có các đặc điểm gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.4 SGK và trả lời câu hỏi:
? Giới thực vật có các đặc điểm gì?
? Giới thực vật gồm có các ngành nào?
? Nguồn gốc chung của giới thực vật là gì?
? Khi chuyển đời sống lên cạn, tổ tiên của giới thực vật đã tiến hóa như thế nào?
? Giới thực vật có các vai trò gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.5 SGK và trả lời câu hỏi:
? Giới động vật có các đặc điểm gì?
? Giới động vật gồm có các ngành nào?
? Nguồn gốc chung của giới động vật là gì?
? Giới động vật có các vai trò gì?
- HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Vi khuẩn.
 + Sinh vật đơn bào, rất bé nhỏ. Phương thức sinh sống rất đa dạng.
- HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
 + Đơn bào hoặc đa bào, quang tự dưỡng, sống trong nước.
 + Đơn bào hoặc hợp bào, dị dưỡng, sống hoại sinh.
 + Đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
- HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
 + Sự kết hợp cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam.
 + Đơn bào hoặc đa bào, thành tế bào chứa kitin và không chứa lục lạp. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử, dị dưỡng.
- HS nghiên cứu mục II.4 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Đa bào, có khả năng quang hợp, thành tế bào bằng xenlulôzơ. Tự dưỡng, phần lớn sống cố định và có khả năng phản ứng chậm.
 + Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
 + Tảo lục đa bào nguyên thủy.
 + Rêu (Thể giao tử chiếm ưu thế) và quyết, hạt trần, hạt kín (Thể bào tử chiếm ưu thế).
 + Cung cấp thức ăn, nguyên dược liệu, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn và lũ lụt
- HS nghiên cứu mục II.5 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Đa bào, có cấu trúc phức tạp và chuyên hóa cao. Dị dưỡng, phần lớn sống di chuyển và có khả năng phản ứng nhanh.
 + Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có dây sống.
 + Động vật đa bào nguyên thủy.
 + Cung cấp thức ăn, nguyên dược liệu, góp phần làm cân bằng hệ sinh thái
 II. Đặc điểm chính của các giới sinh vật:
 1. Giới khởi sinh (Monera):
- Đại diện: Vi khuẩn.
- Đặc điểm:
 + Sinh vật đơn bào, rất bé nhỏ.
 + Phương thức sinh sống rất đa dạng.
 2. Giới nguyên sinh (Protisa):
- Đại diện: Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
- Đặc điểm:
 + Tảo: Đơn bào hoặc đa bào, quang tự dưỡng, sống trong nước.
 + Nấm nhầy: Đơn bào hoặc hợp bào, dị dưỡng, sống hoại sinh.
 + Động vật nguyên sinh: Đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
 3. Giới nấm (Fungi):
- Đại diện: Nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
- Đặc điểm:
 + Đơn bào hoặc đa bào, thành tế bào chứa kitin và không chứa lục lạp.
 + Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử, dị dưỡng.
 4. Giới thực vật (Plantae):
- Đặc điểm:
 + Đa bào, có khả năng quang hợp, thành tế bào bằng xenlulôzơ.
 + Tự dưỡng, phần lớn sống cố định và có khả năng phản ứng chậm.
- Các ngành: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
- Vai trò: Cung cấp thức ăn, nguyên dược liệu, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn và lũ lụt
 5. Giới động vật (Animalia):
- Đặc điểm:
 + Đa bào, có cấu trúc phức tạp và chuyên hóa cao.
 + Dị dưỡng, phần lớn sống di chuyển và có khả năng phản ứng nhanh.
- Các ngành: Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có dây sống.
- Vai trò: Cung cấp thức ăn, nguyên dược liệu, góp phần làm cân bằng hệ sinh thái
4. Củng cố: (3 phút)
Câu 1: Giới là gì? Nêu trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật theo thứ tự nhỏ dần?
Câu 2: Giới thực vật có các đặc điểm gì? Giới thực vật gồm có các ngành nào?
Câu 3: Giới động vật có các đặc điểm gì? Giới động vật gồm có các ngành nào?
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 12 & 13.
- Đọc mục: “Em có biết ?”.
- Xem trước bài mới: Bài 3 - “Các nguyên tố hóa học và nước”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Cac_gioi_sinh_vat.doc