Giáo án Sinh học 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:

 1. kiến thức

- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.

-Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.

-Nêu được một số ứng dụng mà con người đã ứng dụng các yếu tố hóa học và vật lí để ức chế vsv gây hạ

-Hiểu được những khái niệm ,những nội dung mới:chất dinh dưỡng là gì?

-vsv khuyết dưỡng.?

-vsv nguyên dưỡng.?

-chất ức chế sự sinh trưởng.?

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10488Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 
SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Mục tiêu:
	Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
 1. kiến thức 
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
-Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
-Nêu được một số ứng dụng mà con người đã ứng dụng các yếu tố hóa học và vật lí để ức chế vsv gây hạ 
-Hiểu được những khái niệm ,những nội dung mới:chất dinh dưỡng là gì?
-vsv khuyết dưỡng.?
-vsv nguyên dưỡng.?
-chất ức chế sự sinh trưởng.?
2. kĩ năng 
-Phân tích –khái quát đươc nội dung bài học.
-Xây dựng mối liên hệ giữa các khái niệm mới.
3. thái độ 
-Vận dụng vào đời sống thực tiễn:
 + ứng dụng vào việc bảo quản thực phẩm hoặc bảo vệ sức khỏe bản thân gia đình.?( vd:theo em hiện nay trên thị trường thực phẩm như :thịt ,sữa ,trứng ..thì có những vấn đề gì bất cập?
 Khi chọn thực phẩm đồ hộp ,đóng gói làm thức ăn hàng ngày ,các em nên chọn như thế nào?)
 + vì sao rửa sau sống nên ngâm nước muối 5-10’.?
 + vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm khuẩn.
II. Phương tiện dạy học
	-Bảng, phấn, SGK Sinh học 10 Cơ bản.
 -Mẫu vật thật :một ít cơm .
 - Phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học
	-Vấn đáp – tìm tòi.
 - Trực quan
 - Sử dùng bài tập thí nghiệm trong dạy học.
 - Giảng giải.
	 - Thảo luận nhóm - PHT
IV. Trọng tâm bài học
	-Ảnh hưởng của một số yếu tố hoá - lý học lên sự sinh trưởng củavi sinh vật.
 -Ứng dụng vào đời sống trong chế biến và bảo quản thực phẩm hàng ngày.
V. Tiến trình bài học .
	 1: Ổn định lớp.(1p)
 2: Tiến trình bài giảng()
 Đặt vấn đề:
	- GV: Ở bài học trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về sự sinh trưởng của vi sinh vật. Một bạn cho Cô biết: ở vi sinh vật có những hình thức sinh sản nào?
(nhân sơ: phân đôi, nảy chồi, tạo bào tử; nhân thực: tương tự, mức tiến hoá cao hơn)
GV: nhờ sinh sản mà quần thể vi sinh vật có thể gia tăng số lượng và thay thế những cá thể già. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu như sự sinh sản là vô hạn độ?
(vsv sẽ tràn lan khắp nơi trên Trái đất!)
GV: như vậy, chắc chắn có những “yếu tố ” ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của vi sinh vật để kìm hãm sự sinh trưởng của chúng như chúng ta thấy hiện nay. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những yếu tố đó ở bài 27:Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
	- Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của chất hóa học .
 Mục tiêu: - Nêu được vai trò của chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật.
Phân biệt được vi sinh vật nguyên dưỡng ,vsv khuyết dưỡng.
Nêu được vai trò của chất ức chế đối với vi sinh vật.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
1.Chất hóa học
GV: ví dụ :mẫu vật thật
-1 bát cơm để trong 2 ngày trong điều kiện bình thường .
GV: ,yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
-Hãy nêu hiện tượng của bát cơm trên ( mùi gì –màu gì?).
-Nguồn dinh dưỡng mà vi sinh vật sử dụng là gì?cụ thể trong bát cơm đó là những chất nào?
Vậy theo các em ,chất dinh dưỡng đối với vsv là những chất gì? 
Hs: trả lời.
Gv: các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hoá như thế nào trong cơ thể?
(tạo năng lượng, dự trữ và xây dựng cơ thể)
 GV: các nguyên tố vi lượng có tham gia các quá trình dinh dưỡng không?
Hs:trả lời
 GV: thế nào là nhân tố sinh trưởng?
HS:trả lời
 GV: dựa vào việc tổng hợp được hay không một nhân tố sinh trưởng, người ta chia vsv ra làm mấy nhóm?
Hs:
Gv: Các em hãy phân biệt vsv khuyết dưỡng và vsv nguyên dưỡng?
-Một số chất rất cần cho sự sinh trưởng vsv lại không thể tổng hợp được từ các chất vô cơ,các chủng vsv gọi các chủng khuyết dưỡng với các hợp chất trên.
Muốn nuôi cấy chủng này cần bổ sung vào môi trường các nhân tố sinh trưởng (các bazo,aa,vitamin).
Các chủng vsv sống hoang dại từ môi trường tự nhiên thường là những chủng nguyên dưỡng .Còn các chủng khuyết dưỡng là những chủng đột biến ,nuôi cấy lâu,và được tuyển chọn từ các chủng nguyên dưỡng hoặc chủng đã thích nghi với môi trường giàu chất dinh dưỡng trong dk kí sinh hoặc hoại sinh.
Gv: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lênh sgk trang 106:
-Vì sao ,có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptophan âm để kiểm tra thực phẩm có triptophan không?) 
Hs:nghiên cứu trả lời.
Gv: nhận xét –bổ sung.
2.Chất ức chế sự sinh trưởng.
Gv: các em,đã ai từng bị thương chưa?
-Hãy nêu các bước băng bó vết thương?
Hs: Thảo luận và trình bày ý kiến.
Gv hỏi: Tại sao trước khi băng bó vết thương cần phải sát trùng?
Hs : Trả lời
Gv dẫn dắt : Ngoài thuốc sát trùng thì còn có những chất nào gây ức chế đến sinh trưởng của vi sinh vật.
GV:yêu cầu hs nghiên cứu sách giáo khoa bảng 106 và trả lời câu hỏi lệnh:
Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện ,trường học và gia đình?
Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút.
Xà phòng có pải là chất diệt khuẩn không?
Hs: Thảo luận nhóm trả lời.
Gv: Bổ sung,nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng vi sinh vật.
Mục tiêu:
Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vi sinh vật qua đó liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế.
II. Các Yếu Tố Lí Học .
GV: Đưa ra hai bát cơm :
Một bát ở điều kiện bình thường trong 2 ngày.
Một bát ngâm nước trong 2 ngày.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Hãy so sánh mùi và màu sắc của cơm trong 2 bát trên ?
Tại sao lại có sự khác nhau đó ?
Từ thí nghiệm trên hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của độ ẩm đối vs sự sinh trưởng của vsv?
Hs: Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
GV: Ngoài yếu tố trên còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, 
-Chia lớp thành 4 nhóm .
Nhóm 1: Nhiệt Độ.
-Vì sao có thể giữ thức ăn lâu trong tủ lạnh ?
-Vì sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ hư hơn cá sông?
-Tại sao phải sử dụng nước đun sôi,thức ăn phải nấu chín trước khi ăn.
Nhóm 2: PH
-Tại sao rau quả muối lại bảo quản lâu hơn rau quả tươi?
-Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
-
Nhóm 3:Ánh Sáng
-
Nhóm 4 : áp suất thẩm thấu 
-
1 Chất hóa học.
- Chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid, là những phân tử hữu cơ, kích thước lớn.
- Các nguyên tố vi lượng (tồn tại trong các chất vô cơ) có vai trò quan trọng trong quá trình hoá thẩm thấu và hoạt hoá enzyme.
 - Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ chỉ cần có một hàm lượng rất nhỏ nhưng vsv không thể tổng hợp được.
- Dựa vào việc tổng hợp được hay không 1 nhân tố sinh trưởng nào đó, mà người ta chia vi sinh vật ra làm 2 nhóm:
 + VSV nguyên dưỡng: tự TH được
 + VSV khuyết đưỡng: không TH được, phải lấy từ môi trường.
2 Chất ức chế sinh trưởng.
-Các hợp chất phenol.
-Các loại cồn .
-Iốt,rượu iot.
2. các chất ức chế sinh trưởng.
-Clo.
-
II. Các Yếu Tố Lí Học.
Nhiệt độ:
 -Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt ,chia thành 4 nhóm:
 + vsv ưa nhiệt.
 + vsv ưa ấm.
 + vsv ưa nhiệt .
 + vsv siêu nhiệt.
Độ ẩm.
 Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
Ph
ảnh hưởng đến tính thấm qua màng .
Hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào.
Hoạt tính enzim,sự hình thành ATP.
VI: Củng cố: 
Câu 1: Các chất phenol và alcol, các halogen,các chất oxihoa. Các chất hữu cơ này gọi là gì?
A.Chất hoạt động bề mặt. C.Chất dinh dưỡng phụ.
B.Chất ức chế sinh trưởng. D.Chất sinh trưởng.
Câu 2: Nhóm vi sinh vật nào sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ <15°C?
A.Nhóm ưa lạnh. C.Nhóm ưa nhiệt.
B.Nhóm ưa ấm. D.Nhóm siêu nhiệt.
Câu 3: Đa số vi sinh vật sống trong cơ thể người và gia súc thuộc nhóm?
A.Nhóm ưa lạnh. C.Nhóm ưa ấm .
B.Nhóm ưa nhiệt. D.Nhóm siêu nhiệt.
Hướng dẫn về nhà:
-Làm bài tập sách giáo khoa.
-Đọc trước nội dung bài mới.
VII: Rút kinh nghiệm:
..
.
A. Chất hoạt động bề mặt. C. Chất dinh dưỡng phụ.
B. Chất ức chế sinh trưởng. D. Yếu tố sinh trưởng
A. Nhóm ưa lạnh. C. Nhóm ưa ấm.
 B. Nhóm ưa nhiệt. D. Nhóm ưa siêu nhiệt.
Câu 4: Đa số VSV sống trong cơ thể người và gia súc thuộc nhóm ?
A. Nhóm ưa lạnh. C. Nhóm ưa ấm.
 B. Nhóm ưa nhiệt. D. Nhóm ưa siêu nhiệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_27_Cac_yeu_to_anh_huong_den_sinh_truong_cua_vi_sinh_vat.docx