Giáo án Sinh học 10 - Bài 29: Cấu trúc các loại virut

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Biết:

• Trình bày được các đặc điểm của virut.

• Nhận biết được các dạng hình thái của virut.

• Nhắc lại nội dung thí nghiệm của Franken và Conrat.

- Hiểu:

• Nêu được cấu tạo của virut.

• So sánh được cấu tạo virut trần và virut có vỏ.

• Giải thích được kết quả thí nghiệm Franken và Conrat.

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9305Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 29: Cấu trúc các loại virut", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Biết:	
Trình bày được các đặc điểm của virut.
Nhận biết được các dạng hình thái của virut.
Nhắc lại nội dung thí nghiệm của Franken và Conrat.
Hiểu: 
Nêu được cấu tạo của virut.
So sánh được cấu tạo virut trần và virut có vỏ.
Giải thích được kết quả thí nghiệm Franken và Conrat.
Tổng hợp:
Phân biệt sự khác nhau giữa virut và vi khuẩn.
Kỹ năng:
Rèn luyện các kỹ năng: đọc tài liệu, trực quan, làm việc nhóm
Xây dựng mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
Thái độ:
Hình thành cho học sinh tính hứng thú môn học và kích thích sự tìm tòi kiến thức khoa học.
Học sinh vận dụng kiến thức mới để giải thích một số hiện tượng bệnh trên động vật, thực vật do virut gây ra trong thực tiễn.
Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to các hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK.
Phương pháp dạy học:
Trực quan tìm tòi.
Vấn đáp- giảng giải.
Sử dụng bài tập thí nghiệm.
Bài mới:
Nội dung trọng tâm: Cấu tạo virut.
Ổn định lớp: (3p)
Đặt vấn đề:
Hằng ngày chúng ta thường nge đến các loại đại dịch do virut gây ra như: H1N1, H5N1, cúm sởi, viêm não Nhật Bản, Ebola Một thống kê cho thấy, trong lịch sử loài người, số người chết do các trận dịch bệnh do virut còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Vậy, virut có đặc điểm, cấu tạo chuyên biệt nào mà với những hiện đại của khoa học công nghệ hiện nay loài người vẫn không thể tiêu diệt được chúng. Chúng ta cùng tìm hiểu vào bài 29: “ Cấu trúc các loại virut”.
Tiến trình bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: đặc điểm và cấu tạo của virut.
Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của virut.
- Trình bày được cấu tạo của virut.
- Phân biệt được virut trần và virut có vỏ.
- Giải thích được một số bệnh do virut gây ra trong thực tiễn.
- Rèn luyện các kỹ năng: đọc tài liệu, hoạt động nhóm..
Gv: yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 7.1 sau đó đưa ra nhận xét về đặc điểm chung của virut?
HS: đọc thông tin, quan sát hình, tư duy trả lời.
GV: nhận xét và bổ sung.
Gv mở rộng kiến thức phân loại của virut:
Dựa vào axit nucleic: gồm virut AND và virut ARN.
Dựa vào cấu trúc vỏ capsit: gồm virut có vỏ và virut không có vỏ.
Dựa vào hình dạng: gồm virut xoắn, virut khối, virut hỗn hợp.
Dựa vào vật chủ: virut động vật, thực vật và virut vi sinh vật.
Gv:Treo hình 29.1 phóng to trên bảng, yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm (2 bàn/ nhóm, 5p) trả lời các câu hỏi sau:
Nhìn vào hình vẽ, hãy nêu cấu trúc chung của virut?
So sánh cấu tạo của virut trần và virut có vỏ? Ví dụ?
Theo em loại virut nào có khả năng tồn tại tốt hơn? Vì sao?
HS: Hoạt động nhóm và trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung và kết luận.
Gv bổ sung kiến thức: Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsome.
Phức hợp gồm axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleocapsit.
GV:Tại sao không có thuốc tiêu diệt virut mà chỉ có thuốc phòng chống nhiễm virut? Thực chất tiêm phòng vắc xin đó là gì? Hiểu biết của em các bệnh do virut gây ra ở địa phương?
Đặc điểm và cấu tạo của virut.
Đặc điểm của virut:
Có kích thước nhỏ. (10- 100nm)
Chưa có cấu tạo tế bào.
Kí sinh nội bào bắt buộc.
Cấu trúc của virut:
Gồm 2 thành phần:
Lõi: là axit nucleic (AND/ARN).
Vỏ: là protein (gọi là capsit).
Ngoài ra : một số virut có thêm một lớp vỏ bao ngoài vỏ capsit gọi là vỏ ngoài
Hoạt động 2 : Hình thái của virut.
Mục tiêu:
Nhận biết được các dạng hình thái của virut và ví dụ.
Gv treo hình 29.2 (không có ghi chú) lên bảng, yêu cầu HS đọc thông tin SGK và phân biệt các dạng cấu trúc của virut và nhóm các hình vào các dạng cấu trúc đó ?
HS : nghiên cứu, trả lời và kết luận kiến thức.
Hình thái
Virut có 3 loại cấu trúc :
Dạng xoắn :capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
VD : virut cúm, virut sởi
Dạng khối : capsome sắp xếp theo hình khối đa diện.
VD : virut bại liệt
Dạng hỗn hợp : capsome sắp xếp hỗn hợp nhiều hình dạng khác nhau.
VD : Phage.
Hoạt động 3 : thí nghiệm của Franken và Conrat.
Mục tiêu:
Mô phỏng được thí nghiệm.
Giải thích được thí nghiệm và kết luận kiến thức.
Hình thành cho HS tính thích thú với môn học và nghiên cứu khoa học.
GV treo hình 29.3 lên bảng yêu cầu HS mô tả thí nghiệm, hoạt động nhóm và nghiên cứu trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập:
Tại sao virut phân lập được là chủng A?
Từ kết quả thí nghiệm cho ta kết luận gì ?
Theo em virut có phải là thể vô sinh không ?
Em hãy so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách hoàn thành bảng trong SGK-tr117 ?
HS : hoạt động nhóm và cử đại diện hoàn thành phiếu học tập.
GV : Nhận xét và kết luận.
Củng cố :
Yêu cầu HS tóm tắt lại kiến thức vừa học xong.
Yêu cầu HS làm bài tập sau : Dựa vào hình 29.3, nếu trộn axit nucleic của chủng B với một nữa protein của chủng A và một nữa protein của chủng B thì chủng lai có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B?
Yêu cầu HS về nhà học bài và đọc bài mới.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_29_Cau_truc_cac_loai_virut.docx