Giáo án Sinh học 10 - Bài 6: Axit nuclêic

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được cấu trúc và chức năng của ADN.

- Nêu được cấu trúc và chức năng của ARN.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6626Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 6: Axit nuclêic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/06/2015	Ngày dạy:	Lớp:

Tuần: 06	Tiết PPCT: 06
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC
@&?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu trúc và chức năng của ADN.
- Nêu được cấu trúc và chức năng của ARN.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.
IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Nêu được cấu trúc và chức năng của ADN.
- Nêu được cấu trúc và chức năng của ARN.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1: Prôtêin là gì? Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là gì?
Câu 2: Dựa vào đâu để phân loại prôtêin thành các bậc cấu trúc khác nhau?
Câu 3: Prôtêin có các chức năng gì? Ví dụ?
	3. Hoạt động dạy - học bài mới: (37 phút)
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu axit đêôxiribônuclêic – (20 phút)
- Nêu được cấu trúc và chức năng của ADN.
- GV treo hình phóng to 6.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi:
6 Phân tử ADN có cấu trúc như thế nào?
? Thành phần cấu tạo của nuclêôtit là gì?
- GV mở rộng: Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều xác định và trình tự của các nuclêôtit sẽ mã hóa tạo ra gen.
? ADN gồm có mấy mạch?
? Các bazơ nitơ liên kết với nhau bằng liên kết gì và theo nguyên tắc gì?
- GV mở rộng: Liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều nuclêôtit, nên số lượng liên kết hiđrô là rất lớn. Do đó, ADN vừa bền vừa linh hoạt.
? Ở tế bào nhân sơ, ADN thường có cấu trúc dạng gì? Ở tế bào nhân thực, ADN thường có cấu trúc dạng gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi:
? Chức năng của ADN là gì?
? TTDT được mang như thế nào?
? TTDT được bảo quản như thế nào?
? TTDT được truyền đạt như thế nào?
6 Hãy cho biết đặc điểm về cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền?
- GV mở rộng: Các TTDT trên ADN sẽ quy định tất cả các đặc điểm của sinh vật.
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit.
 + Đường pentôzơ (C5H10O4), nhóm phôtphat, bazơ nitơ (A, T, G, X).
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + 2 mạch pôlinuclêôtit.
 + Liên kết hiđrô (A = T, G ≡ X) và theo nguyên tắc bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + Ở tế bào nhân sơ, ADN thường có cấu trúc dạng mạch vòng. Ở tế bào nhân thực, ADN thường có cấu trúc dạng mạch thẳng.
- HS nghiên cứu mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
 + Mang dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
 + Bảo quản chặt chẽ nhờ hệ thống enzim sửa sai.
 + Truyền đạt từ tế bào này sang tế bào khác nhờ nhân đôi ; Truyền đạt từ ADN – ARN – Prôtêin nhờ phiên mã và dịch mã.
 + ADN gồm có 2 mạch pôlinuclêôtit và các bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 I. Axit đêôxiribônuclêic (ADN):
 1. Cấu trúc:
- ADN: Nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit.
- Nuclêôtit: Đường pentôzơ (C5H10O4), nhóm phôtphat, bazơ nitơ (A, T, G, X).
- ADN gồm có 2 mạch pôlinuclêôtit.
- Các bazơ nitơ liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô (A = T, G ≡ X) và theo nguyên tắc bổ sung.
 2. Chức năng:
- Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
Hoạt động 2: Tìm hiểu axit ribônuclêic – (17 phút)
- Nêu được cấu trúc và chức năng của ARN.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Phân tử ARN có cấu trúc như thế nào?
? Thành phần cấu tạo của nuclêôtit là gì?
? ARN gồm có mấy mạch?
- GV mở rộng: Mặc dù chỉ được cấu tạo từ 1 mạch pôlinuclêôtit nhưng nhiều đoạn của ARN có thể bắt đôi bổ sung với nhau tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ.
6 Có bao nhiêu loại ARN? Người ta phân loại chúng dựa vào tiêu chí nào?
- GV mở rộng: Các liên kết hiđrô được hình thành do sự bắt đôi bổ sung trong nội bộ ARN hay giữa ARN với nhau hoặc với ADN, giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phiên mã và dịch mã.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi:
? Chức năng của mARN là gì?
? Chức năng của rARN là gì?
? Chức năng của tARN là gì?
- GV mở rộng: ARN là phiên bản được đúc trên mạch khuôn của gen nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng, chúng sẽ bị các enzim của tế bào phân hủy thành các nuclêôtit.
? Ở một số loại virut, TTDT được lưu trữ dưới dạng ADN hay ARN?
- HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit.
 + Đường pentôzơ (C5H10O5), nhóm phôtphat, bazơ nitơ (A, U, G, X).
 + 1 mạch pôlinuclêôtit.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + Dựa vào chức năng của ARN được tổng hợp, ARN gồm có 3 loại: mARN, rARN, tARN.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Dùng như khuôn để tổng hợp prôtêin và truyền thông tin từ ADN đến ribôxôm.
 + Tổng hợp prôtêin và cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm.
 + Phiên dịch thông tin trình tự nuclêôtit trên ADN thành trình tự axit amin trên prôtêin và vận chuyển các axit amin đến ribôxôm.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + ARN.
 II. Axit ribônuclêic (ARN):
 1. Cấu trúc:
- ARN: Nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit.
- Nuclêôtit: Đường pentôzơ (C5H10O5), nhóm phôtphat, bazơ nitơ (A, U, G, X).
- ARN gồm có 1 mạch pôlinuclêôtit.
- Dựa vào chức năng của ARN được tổng hợp, ARN gồm có 3 loại: mARN, rARN, tARN.
 2. Chức năng:
- mARN: Dùng như khuôn để tổng hợp prôtêin và truyền thông tin từ ADN đến ribôxôm.
- rARN: Tổng hợp prôtêin và cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm.
- tARN: Phiên dịch thông tin trình tự nuclêôtit trên ADN thành trình tự axit amin trên prôtêin và vận chuyển các axit amin đến ribôxôm.
4. Củng cố: (3 phút)
Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc giữa ADN và ARN?
Câu 2: Chức năng của ADN là gì?
Câu 3: Chức năng của mARN, rARN, tARN là gì?
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 30.
- Đọc mục: “Em có biết ?”.
- Chuẩn bị: “Kiểm tra 1 tiết”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Axit_nucleic.doc