Giáo án Sinh học 11 - Bài 15: Tiêu hoá ở động vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

- Nêu được sự tiến hóa về HTH ở động vật, từ tiêu hóa nội bào đến túi tiêu hóa và ống tiêu hóa.

- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

- Nêu được quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ

Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn bảo vệ động vật và môi trường sống.

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Diễn giảng

- Trực quan

- Hoạt động nhóm.

III. Phương tiện

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 23947Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 15: Tiêu hoá ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
Tuần: 
Tiết:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức	
- Nêu được sự tiến hóa về HTH ở động vật, từ tiêu hóa nội bào đến túi tiêu hóa và ống tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Nêu được quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa.
Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn bảo vệ động vật và môi trường sống.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 - Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6. SGK.
 - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(2’):Kiểm tra bài thu hoạch ở bài trước. 
 3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Đặt vấn đề: Cây xanh tồn tại được là nhờ quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường thông qua các quá trình: Hút nuớc và muối khoáng ở rễ; quang hợp diễn ra ở lá; hô hấp diễn ra chủ yếu ở rễ. Như vậy ở người và động vật thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào?
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (10’) I. Tiêu hóa là gì ? 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tiêu hóa là gì ? 
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Các hình thức tiêu hoá: 
+ Tiêu hóa nội bào: Tiêu hoá bên trong tế bào thức ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào tiêu hoá nhờ enzim do lizôxôm cung cấp.
+ Tiêu hóa ngoại bào: Tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hoá hoá học và cơ học trong túi tiêu hoá hoặc ống tiêu hoá.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi : 
- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa.
- Nhận xét, bổ sung → kết luận.
- ? Thức ăn và các chất dinh dưỡng khác nhau ở chổ nào?
- ? Nhữnh chất hữu cơ nào được gọi là chất dinh dưỡng? 
- Yêu cầu HS kể thức ăn giàu chất dinh dưỡng? nghèo chất dinh dưỡng?
- Nhấn mạnh: 
- ? Tiêu hoá ở động vật nguyên sinh và ở các loài động vật bậc cao khác nhau ở chổ nào?
- Giới thiệu có hai hình thức tiêu hoá: Nội bào và ngoại bào.
- Yêu cầu HS phân biệt hai hình thức tiêu hoá.
- Nhận xét và kết luận.
- Nghiên cứu SGK,trao đổi nhóm và trả lời :
- D.
- Chú ý.
- Chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể tiếp nhận từ bên ngoài vào để sản xuất năng lượng, kiến tạo tế bào hoặc tham gia vào các phản ứng hoá học trong cơ thể. Thức ăn chức các chất dinh dưỡng và cả những chất không phải là chất dinh dưỡng.
- Cacbohiđrat, lipit, prôtêin,
- Thức ăn giàu chất dinh dưỡng ( thịt, cá,), thức ăn nghèo chất dinh dưỡng (măn, cỏ,)
- Tiêu hoá ở động vật nguyên sinh là tiêu hoá trong tế bào, ở các loài động vật bậc cao là tiêu hoá bên ngoài tế bào.
- Chú ý.
- Phân biệt được.
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 2: (8’) II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip 
- Hình thức tiêu hóa: nội bào. Thức ăn được thực bào và bị phân huỷ nhờ enzim thuỷ phân chứa trong lizôxôm.
- ? Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hoá? Vậy chúng tiêu hoá bằng cách nào?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm nhỏ, quan sát hình 15.1 trả lời câu lệnh: Đánh dấu câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào.
- Nhận xét và kết luận.
- Động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip , Tiêu hoá theo hình thức nội bào
- Chọn đáp án B.
F Hoạt động 3: (8’) III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Động vật : Ruột khoang và giun dẹp. 
- Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào ( nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hoá trên thành túi) và tiếp tục tiêu hóa nội bào.
- ? Động vật nào có túi tiêu hoá? 
- ? Túi tiêu hoá là túi như thế nào?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm nhỏ và trả lời câu lệnh trang 63SGK.
- ? Ở động vật có túi tiêu hoá, tiêu hoá bằng hình thức nào? 
- Nhận xét và kết luận.
- Ruột khoang và giun dẹp. 
- Trả lời được.
- Trao đổi và trả lời.
- Ngoại bào → nội bào.
- Chú ý.
F Hoạt động 4: (10’) IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Động vật : Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Hình thức tiêu hoá : tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hoá nhờ enzim thuỷ phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hoá) thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hoá học hình thành các chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- ? Động vật nào có ống tiêu hoá? 
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm nhỏ và trả lời câu lệnh trang 64,65SGK.
- ? Ở động vật có ống tiêu hoá, tiêu hoá bằng hình thức nào? 
- Nhận xét và hệ thống kiến thức.
- Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Trao đổi và trả lời.
- Ngoại bào.
 4. Củng cố( 4’): Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1Tiêu hoá là quá trình:
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng
C. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo năng lượng
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
Câu 2. Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng:
A. nghèo dinh dưỡng C. dễ tiêu hoá hơn B. có đầy đủ chất dinh dưỡng D. dễ hấp thụ 
5.Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Xem lại các bài 1 → bài 14 tiết sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 15 S11CB.doc