Giáo án Sinh học 11 - Bài 28, 29: Điện thế nghỉ - điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm điện sinh học, điện tĩnh và điện động

- Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và không có bao miêlin.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, thích nghiên cứu khoa học, bảo vệ cây trồng.

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Diễn giảng

- Trực quan

- Hoạt động nhóm.

III. Phương tiện

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7382Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 28, 29: Điện thế nghỉ - điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 28-29. ĐIỆN THẾ NGHỈ- ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
Tuần: 25
Tiết: 30
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Kiến thức
- Nêu được khái niệm điện sinh học, điện tĩnh và điện động
- Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và không có bao miêlin.
Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, thích nghiên cứu khoa học, bảo vệ cây trồng.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: tranh hình SGK phóng to.
+ Phiếu học tập
Cấu tạo
Cách lan truyền
Vận tốc
Sợi thần kinh không có bao miêlin
Sợi thần kinh có bao miêlin
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống? Đặc điểm của Hệ TK dạng ống?
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Đặt vấn đề: Chúng ta biết các tế bào sống đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là gì? Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (10’) I. Khái niệm điện thế nghỉ.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm điện thế nghỉ.
1. Khái niệm điện sinh học:
- Là khả năng tích điện của tế bào và cơ thể.
- Gồm: điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
2. Khái niệm điện thế nghỉ:
 Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương.
- Yêu cầu HS đọc mục “ em có biết”. ? Giáo sư Ganvani tiến hành thí nghiệm để chứng minh điều gì?
- ? Tế bào, cơ thể có tích điện không? 
- ? Điện sinh học là gì?
- ? Điện sinh học gồm những loại nào?
- Nhận xét.
- Cho hs quan sát H28.1. các nhóm thảo luận nghiên cứu hình và sgk cho biết:
- ? Điện thế nghỉ có ở tế bào lúc nào?
- ? Cách đo điện thế nghỉ?
- ? Kết quả đo cho thấy điều gì xảy ra?
- ? Rút ra được kết luận gì?
- ? Điện thế nghỉ là gì?
- ? Tại sao có dấu (-) nằm ở phía trước các giá trị điện thế nghỉ?
- Thông báo: Chỉ số ĐTN đo được rất bé. Như ở tbtk khổng lồ mực ống là -70mV, tb nón trong mắt ong mật: -50mV
- Chứng minh các tổ chức sôngd có điện.
- Có.
- Trả lời.
- Gồm: điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
- Quan sát hình, nghiên cứu SGK và trả lời:
- Lúc tb đang nghỉ , không bị kích thích như tb cơ đang giãn, TBTK không bị kích thích.
- Đồng hồ đo điện có hai điện cực. Một điện cực để sát mặt ngoài màng tế bào, còn điện cực kia cắm vào phía trong màng( để sát màng)
- Chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tb.
- 2 phía của màng tb có sự phân cực (trong tích điện âm, ngoài dương)
- Trả lời được.
- Vì bên trong màng tích điện âm so với bên ngoài tích điện dương. Cho nên trước chỉ số ĐTN là dấu “-”, chỉ số này rất bé
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 2: (8’) II. Điện thế hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Điện thế hoạt động:
1. Khái niệm.
 - Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.
- Gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
- Nhắc lại thế nào là điện thế nghỉ?
 → Từ câu trả lời trên em hãy cho biết thế nào điện thế hoạt động (điện động).
- ? Điện thế hoạt động gồm những giai đoạn nào?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm nhỏ và cho biết điện thế nghỉ và điện thế hoạt động khác nhau ở điểm nào?
- Nhận xét và kết luận.
- Nhắc lại khái niệm→ Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.
- Gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
- Trao đổi nhóm và trả lời.
F Hoạt động 3: (15’) III. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.
1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
- Vận tốc lan truyền chậm.
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
- Trên sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác, do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
- ? Xung thần kinh là gì? 
- Nhấn mạnh: để dẫn truyền được xung thần kinh trên các sợi thần kinh thì các sợi thần kinh phải toàn vẹn về cấu tạo và chức năng sinh lí.
- Yêu cầu HS quan sát hình 29.3, 29.4 và nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành PHT trong 3’.
- Gọi các nhóm trình bày đáp án.
- Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Yêu cầu HS trao đổi trả lời câu lệnh SGK trang 119 trong 1’.
- Gọi đại diện 1 vài nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét và khẳng định điểm khác nhau về sự lan truyền xung thần kinh ở sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
- Yêu cầu HS khái quát kiến thức.
- Liên hệ thực tế: người ta ứng dụng dòng điện sinh học để ghi điện não và điện tâm đồ để chuẩn đoán bệnh.
- Đọc thông tin SGK và trả lời.
- Chú ý.
- Quan sát hình và hoàn thành PHT.
- Trình bày.
- Chú ý lắng nghe.
- Trao dổi và trả lời: Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được. 
- Chú ý.
- Khái quát kiến thức.
 4. Củng cố( 5’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Điện thế nghỉ là:
Sự chênh lệch điện thế (=hiệu điện thế) giữa trong và ngòai màng sợi trục của nơron thần kinh khi không bị kích thích.
Sự chênh lệch điện thế (=hiệu điện thế) giữa trong và ngòai màng sợi trục của nơron thần kinh khi bị kích thích.
Sự chênh lệch điện thế (=hiệu điện thế) giữa trong và ngòai màng tế bào khi bị kích thích
Sự chênh lệch điện thế (=hiệu điện thế) giữa trong và ngòai màng tế bào khi không bị kích thích
Câu 2: Trên sợi trục của nơron ở trạng thái nghỉ có sự phân bố điện tích như sau:
Điện tích dương ở trong màng, điện tích âm ngòai màng
Điện tích dương ở ngòai màng, điện tích âm trong màng
Điện tích dương và điệ tích âm đều ở ngòai màng
Điện tích dương và âm đều ở trong màng
Câu 3: Điện thế hoạt động là 
Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực
Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực
Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực
Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
5. Dặn dò (1’): 
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài 30.
* Chú thích: ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 
Cấu tạo
Cách lan truyền
Vận tốc
Sợi thần kinh không có bao miêlin
Không có bao miêlin bao bọc bên ngoài
Xung được lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
Chậm
Sợi thần kinh có bao miêlin
Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngát quãng tạo thành eoranviê, bao miêlin có bản chất là photpholipit, cách điện.
Sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc”
Nhanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 28- 29 S11.doc