Giáo án Sinh học 11 - Bài 31: Tập tính ở động vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

- Nêu được định nghĩa tập tính.

- Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.

- Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ

Yêu thích môn học, tích cực thảo luận, phát biểu xây dựng bài.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4800Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 31: Tập tính ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Tuần: 26
Tiết: 32
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa tập tính.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
- Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
Yêu thích môn học, tích cực thảo luận, phát biểu xây dựng bài.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Hình 31.1, 31.2 SGK phóng to.	
Phiếu học tập
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được
Khái niệm
Cơ sở thần kinh của tập tính
Ví dụ
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(5’): Quá trình truyền tin qua xináp được diễn ra như thế nào? Vai trò của chất trung gian hóa học trong truyền tin qua xináp.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Ong làm tổ, hổ rình mồi, nhện giăng lưới người ta gọi đây là tập tính vậy tập tính là gì ?
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (8’) I. Khái niệm tập tính
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm tập tính
 Tập tính là chuổi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
- Cho một số ví dụ: khỉ làm xiếc, nhện giăng tơ, tò vò xây tổ, gà ấp trứng, mèo bắt chuột
Những hoạt động trên gọi là tập tính của động vật
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:Tập tính là gì?
- Yêu cầu HS cho thêm một số ví dụ về tập tính.
- Chú ý.
- Tập tính là chuổi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
- Ví dụ: Sư tử săn mồi, chim di cư,.
F Hoạt động 2: (8’) II. Phân loại tập tính
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Phân loại tập tính 
1. Tập tính bẩm sinh
- Là tập tính sinh ra đã có, di truyền, đặc trưng cho loài
Vd: ong làm tổ
2. Tập tính học được
- Là loại tập tính được hình thành trong đời sống cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Vd: hổ rình mồi
III. Cơ sở thần kinh của tập tính
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện đã được gen quy định, có đặc điểm bền vững và không thay đổi. 
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện được hình thành nhờ sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên ít bền vững và có thể thay đổi. 
- Cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau về 2 ví dụ đó.
- ? Tập tính được chia ra thành mấy loại? Kể tên.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm trong 5 phút hoàn thành PHT.
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và bô sung.
- Nhận xét và nhấn mạnh sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi và trả lời câu lệnh trang 125, 126 trong 5phút.
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và bô sung.
- Nhận xét và nhấn mạnh sự khác nhau về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Cho ví dụ: mèo bắt chuột. ? Đó là tập tính bẩm sinh hay học được? Tại sao?
- Nhận xét và bổ sung: Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt là tập tính bẩm sinh hay học được. Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.
- Phân biệt.
- 2 loại: bẩm sinh và học được.
- Trao đổi và hoàn thành PHT.
- Các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và bô sung.
- Chú ý.
- Trao đổi và trả lời.
- Đại diện trình bày.
- Chú ý.
- Bẩm sinh.
- Chú ý lắng nghe và khái quát kiến thức.
 4. Củng cố( 4’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Tập tính là
A. tập tính sinh ra đã có, di truyền, đặc trưng cho loài.
B. loại tập tính được hình thành trong đời sống cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. chuổi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. là 1 phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 2: Tập tính bẩm sinh là
A. tập tính sinh ra đã có, di truyền, đặc trưng cho loài.
B. loại tập tính được hình thành trong đời sống cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. chuổi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. là 1 phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 3: Chim di cư là loại tập tính
A. bẩm sinh	B. học được	C. hỗn hợp.	D. dễ thay đổi.
5. Dặn dò (1’): 
- Học bài trả lời các câu hỏi cuối bài, tìm thêm nhiều ví dụ về tập tính
- Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo “ Tập tính ở động vật tiếp theo ”, hoàn thành phiếu học tập sau
Kiểu học tập
Khái niệm
Ví dụ
Quen nhờn
In viết
Điều kiện hoá đáp ứng
Điều kiện hoá hành động
Học ngầm
Học khôn
* Chú thích: Đáp án PHT
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được
Khái niệm
Là tập tính sinh ra đã có, di truyền, đặc trưng cho loài.
Là loại tập tính được hình thành trong đời sống cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Cơ sở thần kinh của tập tính
là chuỗi phản xạ không điều kiện đã được gen quy định, có đặc điểm bền vững và không thay đổi. 
là chuỗi phản xạ có điều kiện được hình thành nhờ sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên ít bền vững và có thể thay đổi.
Ví dụ
ong làm tổ
hổ rình mồi

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 31 S11.doc