Giáo án Sinh học 11 - Bài 35: Hoocmon thực vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về hocmôn thực vật

- Kể ra 5 hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động của những hocmôn này đối với họat động sinh trưởng của thực vật.

2. Kĩ năng:

Phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích tranh vẽ và đọc SGK

3. Thái độ:

 Biết được vai trò quan trọng của Hocmôn trong đời sống thực vật, có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm hocmôn nhân tạo đối với các sản phẩm dùng làm thức ăn.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14376Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 35: Hoocmon thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 35. HOOCMON THỰC VẬT
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về hocmôn thực vật
- Kể ra 5 hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động của những hocmôn này đối với họat động sinh trưởng của thực vật.
2. Kĩ năng:
Phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích tranh vẽ và đọc SGK
3. Thái độ:
 Biết được vai trò quan trọng của Hocmôn trong đời sống thực vật, có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm hocmôn nhân tạo đối với các sản phẩm dùng làm thức ăn.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: 
+ Tranh, hình H35.1 và 352 và 35.3 SGK phóng to.
+ Phiếu học tập.
Nơi tổng hợp
Tác dụng sinh lí
Auxin 
Gibêrelin
Xitôkinin 
Êtilen
Axit abxixic
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(5’): Trình bày sự sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật? Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Nguyên nhân bên trong gây ra sự chuyển động của thực vật về nơi ánh sáng là gì?
" Là do hocmôn Auxin gây nên. 
GV: Các hóa chất hữu cơ như auxin và một số chất khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật như vật là các hocmôn thực vật.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (7’) I. Khái niệm.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm.
1. Khái niệm : 
Hocmôn thực vật là các hợp chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
2. Đặc điểm : 
+ Đựơc tạo ra ở một nơi nhưng lại gây ra phản ứng ở một nơi khác
+Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hocmôn ở động vật bậc cao
+ Trong cây, hocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: ? Hoocmôn thực vật là gì?
- ? Các loại hocmôn thực vật có đặc điểm gì?
- ? Tính chuyên hóa thấp có nghĩa là gì?
- Nhận xét.
- Là các hợp chất hữu cơ có tác dụng kích thích, điều tiết hoạt động sống của thực vật.
- Có các đặc điểm sau:
+ Đựơc tạo ra ở một nơi nhưng lại gây ra phản ứng ở một nơi khác.
+ Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
+Tính chuyên hóa thấp.
+ Trong cây, hocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
- Trả lời.
F Hoạt động 2: (20’) II, III. Hoocmon kích thích và hoocmon ức chế.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Hoocmon kích thích 
(Đáp án phiếu học tập)
III.Hoocmôn ức chế
(Đáp án phiếu học tập)
- ? Hocmôn sinh trưởng của thực vật có những nhóm hocmôn nào?
- Chia lớp thành 5 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dựa vào thông tin SGK hoàn thành PHT trong 5 phút ( mỗi nhóm nghiên cứu 1 loại hoocmon).
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Sử dụng hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 để giúp HS trả lời các câu lệnh có trong SGK bài 35. 
- Nêu các biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmon thực vật.
- Điều cần tránh trong việc sử dụng hoocmon thực vật là gì, vì sao ? 
- Nhận xét và hoàn thiện : Với một nồng độ rất thấp cũng gây ra những tác động lớn nên việc sử dụng các hocmôn rất cần có sự cẩn thận trong việc pha chế nồng độ cho phù hợp.
- Có 2 nhóm gồm :
+ Nhóm các chất kích thích : auxin, gibêrelin, xitôkinin.
+ Nhóm các chất ức chế : êtilen, axit abxixic.
- Phân nhóm.
- Trao đổi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Trả lời.
- Trả lời :
+ Auxin : Kích thíchra rễ và kích thích thụ tinh, kết hạt ( cà chua).
+ Gibêrelin : Phá ngủ cho hạt, củ ( khoai tây), tạo quả không hạt ( nho).
+ Xitôkinin : Nuôi cấy tss bào và mô thực vật, kích thích chồi nách phát triển.
+ Êtilen : Thúc quả xanh chóng chín và sản xuất dứa trái vụ.
+ Axit abxixic : Ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.
- Không nên sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn vì các chất nhân tạo không có các enzem phân giải, chúng sẽ được tích lũy lại trong nông phẩm nên gây độc hại cho người và gia súc.
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 3: (6’) IV. Tương quan hocmôn thực vật
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. Tương quan hocmôn thực vật
- Tương quan giữa hocmôn kích thích và ức chế sinh trưởng là AAB và GA."Điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt và chồi. Thiếu AAB chính là nguyên nhân của hiện tượng “ Sinh con” ở một số cây
- Tương quan giữa hocmôn kích thích với nhau: auxin và xitôkinin."Điều tiết sự phát triển của mô callus.
- ? Mối tương quan giữa tỉ lệ AAB/ GA như thế nào?
- ? Trong cơ thể thực vật hai loại hoocmôn nào của hai nhóm kích thích và ức chế đối kháng với nhau? Hai loại hocmôn này điều tiết những trạng thái sinh lý nào?
- Giáo dục môi trường: về việc sử dụng các chat kích thích sinh trưởng.
- Tương quan này điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt và chồi. Thiếu AAB chính là nguyên nhân của hiện tượng “ Sinh con” ở một số cây 
- Trả lời.
- Lắng nghe.
 4. Củng cố( 4’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu1: Hoocmon thực vật là:
những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu2: Xitôkinin có vai trò:
kích thích nguyên phân của mô phân sinh và phát triễn chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào.
kích thích nguyên phân của mô phân sinh và phát triễn chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào.
kích thích nguyên phân của mô phân sinh và chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào.
kích thích nguyên phân của mô phân sinh và chậm sự phát triển của chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào.
Câu3: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn vì:
làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
Không có enzim phân giải nên tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia súc.
làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.
Câu4: Những hoocmon thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:
Auxin, Xitôkinin.
Auxin, Gibêrelin.
Gibêrelin, Êtylen.
Êtylen, Axít abxixic
5. Dặn dò (1’): 
- Học bài
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài 36 ( Tìm hiểu các nhân tố chi phối sự ra hoa và Tìm hiểu xem tại sao trong vườn Thanh Long người ta thường bật bóng đèn dây tóc vài giờ trong đêm). 
* Chú thích :
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP
Nơi tổng hợp
Tác dụng sinh lí
Auxin 
- Được tạo ra chủ yếu ở đỉnh của thân và cành.
- Có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá non.
- Làm kéo dài tế bào " kích thích thân và rễ kéo dài.
- Gây hiện tượng hướng động. 
- Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ..
- Tăng ưu thế đỉnh, ức chế chồi bên.
Gibêrelin
- Được sinh ra chủ yếu ở trong lá và trong rễ.
- Có ở các cơ quan đang sinh trưởng : lá non, quả non, hạt đang nảy mầm,.
- Làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào
- Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.
Xitôkinin 
- Có ở tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
- Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình hóa già của tế bào.
- Làm yếu ưu thế ngọn, phát triển chồi bên.
Êtilen
- Được tạo ra ở hầu hết các phần khác nhau của cây. Đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già và quả đang chín.
- Thúc đẩy quả đang chín, rụng lá.
- Gây rụng lá, quả.
- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân, củ.
Axit abxixic
- Được tổng hợp ở lá( lục lạp), chóp rễ.
- Có trong cơ quan đang hóa già, cơ quan đang ngủ, nghỉ hoặc sắp rụng.
- Ức chế sinh trưởng.
- Gây rụng lá, quả.
- Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn.
- Kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt và chồi.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 35 S11.doc