Giáo án Sinh học 11 - Bài 39: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích tranh hình SGK và một số hình ảnh liên quan

- Làm việc nhóm.

3. Thái độ:

Tích cực học tập, bảo vệ môi trường sống của động vật.

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Diễn giảng

- Trực quan

- Hoạt động nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15657Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 39: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 39. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (TT)
Tuần: 31
Tiết: 41
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích tranh hình SGK và một số hình ảnh liên quan
- Làm việc nhóm.
3. Thái độ:
Tích cực học tập, bảo vệ môi trường sống của động vật.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Hình ảnh hưởng của các tác nhân ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển ở một số động vật.
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(7’): 
 Kể các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
 Trình bày tác dụng của ecđixơn và Juvenin.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’):Tiết trước các em đã được tìm hiểu nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Vây nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (18’) II. Ảnh hưởng các nhân tố bên ngoài.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Ảnh hưởng các nhân tố bên ngoài
1. Thức ăn. 
Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Nhiệt độ.
- Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
- Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
3. Ánh sáng.
 Tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D  ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sau trong 5 phút
+ Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
+ ? Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 
- Nhận xét và cho HS phân tích câu nói “ ăn như tằm ăn rỗi”.
+ ? Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 
+ ? Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối ( khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
- Liên hệ : Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt là cơ thể đang lớn, kiểm tra sức khoẻ để phát hiện bệnh liên quan đến chế độ ăn.
- Giới thiệu thếm một số nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đễn sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Trao đổi và trả lời :
+ Thiếu prôtêin động vật chậm lớn và gầy yếu ; thiếu vitamin A thị lực kém phát triển,.... 
+ Vì các chất dinh dướng có trong thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
- Ăn như tằm ăn rỗi là ăn rất nhiều.
+ Khi nhiệt độ xuống thấp động vật mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh nên quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ thể bị ôxi hoá nhiều hơn.
+ Vì tia tử ngoại tác dụng lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi, hình thành xương qua đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 2: (12’) III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật 
1. Cải tạo giống:
- Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi, tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
2. Cải thiện môi trường
 Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi ( thức ăn, vệ sinh, chuồng trại,.)
3. Cải thiện chất lượng dân số
- Cải thiện đời sống kinh tế văn hoá ( cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt van hoá lành mạnh, )
- Áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y họic hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
- Yêu cầu hs tìm ví dụ về thực tiển cải tạo giống giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tôc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.
- Yêu cầu hs nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.
- ? Đối với người, có biện pháp nào điều khiển sinh trưởng và phát triển? 
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- Lai giữa giống địa phương và giống nhập ngoại.
- Có chế độ ăn thích hợp cho vật nuôi trong các giai đoạn phát triển khác nhau; chuồng trại sạch sẽ, ấm về mùa đông, mát vế mùa hè, tắm nắng cho gia súc non,.
- Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền,.... 
- Lắng nghe.
4. Củng cố( 6’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Nhân tố nào sao đây không phải là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật ? 
A. Ánh sáng. 	B. Nhiệt độ. 	C. Hoocmon.	D. Ôxi.
Câu 2: Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối ( khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
A. Vì tia tử ngoại tác dụng lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi.
B. Vì tia hồng ngoại tác dụng lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi.
C. Vì tia tử ngoại tác dụng lên da biến vitamin D thành tiền vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi.
D. Vì tia hồng ngoại tác dụng lên da biến vitamin D thành tiền vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi.
Câu 3: Ý nào sao đây sai?
A. Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
B. Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi, tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
C. Thức ăn ảnh hưởng ít nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
D. Ánh sáng ảnh hưởng đến việc chuyển hoá canxi.
5. Dặn dò (1’): 
- Học bài
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc bài 40 ( Ôn lại kiến thức sinh trưởng và phát triển ở động vật).

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 39 S11.doc