Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

- Trình bày được các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật

- Ứng dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính vào trong nông nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Hình thành kỹ năng tư duy tích cực trong học tập của học sinh.

- Tạo kỹ năng làm việc nhóm cho HS.

- Vận dụng kiến thức trong bài để bảo quản nông sản, tạo quả không hạt  nâng cao lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên xung quanh thông qua tìm hiểu về thế giới sinh vật.

- Kích thích khả năng tìm tòi nghiên cứu khoa học của học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9740Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết: 44
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật
- Ứng dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính vào trong nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Hình thành kỹ năng tư duy tích cực trong học tập của học sinh.
- Tạo kỹ năng làm việc nhóm cho HS.
- Vận dụng kiến thức trong bài để bảo quản nông sản, tạo quả không hạt à nâng cao lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên xung quanh thông qua tìm hiểu về thế giới sinh vật.
- Kích thích khả năng tìm tòi nghiên cứu khoa học của học sinh.
Phương pháp 
- Vấn đáp	- Diễn giảng	
- Trực quan	- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: projector.
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(7’): 
 Sinh sản vô tính là gì? Có mấy hình thức sinh sản vô tính? Ưu và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính là gì?
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Vậy sinh sản vô tính có nhược điểm là kém đa dạng kiểu gen nên dẫ đến sức chống chịu kém trước môi trường. Vậy thì trong tự nhiên cây xanh đã khăc phục điểm yếu này nhơ vào hình thức sinh sản nào? Vậy sinh sản hữu tính là gì? Gồm những quá trìh chủ yếu nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (8’) Khái niệm.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm về sinh sản hữu tính : 
1. Khái niệm : Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cá thể mới.
2. Ưu điểm :
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với điều kiện môi trường luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền¨cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa
- ? Thế nào là sinh sản hữu tính ở thực vật? Cho ví dụ minh họa.
- ? Sinh sản hữu tính có những đặc trưng như thế nào?
- Nhấn mạnh những ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cá thể mới.
- Trả lời được.
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 2: (20’) Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa:
1. Cấu tạo hoa: Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a. Hình thành hạt phấn:
TB trong bao phấn (2n) GP tạo 4 tiểu bào tử đơn bội (n), mỗi tiểu bào tử (n) NP tạo 1 hạt phấn(tế bào sinh sản và tế bào ống phấn). Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2giao tử đực.
b. Hình thành túi phôi;
 Tế bào noãn (2n) GP tạo 4 tế bào (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào NP 3 lần tạo túi phôi ( nhân cực 2n, noãn cầu n )
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh.
a.Thụ phấn:
- Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhị.
- Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
- Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió.
b. Thụ tinh:
- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử(2n), khởi đầu của cá thể mới.
- Quá trình thụ tinh kép: 
 * 1 tinh tử(n) + noãn cầu (n)" hợp tử(2n) phát triển thành phôi.
 * 1 tinh tử(n) + nhân cực (2n) " nhân tam bội(3n) phát triển thành nội nhũ (3n) cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
4.Quá trình hình thành hạt, quả:
a. Hình thành hạt:
- Noãn thụ tinh phát triển thành hạt.
- Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhủ, hạt không có nội nhủ.
b. Hình thành quả:
- Bầu nhụy phát triển thành quả.
- Quả không có thụ tinh noãn à quả giả (quả đơn tính)
- ? Những loài thực vật nào có khả năng sinh sản hữu tính?
- Bổ sung: những thực vật không có hoa như: dương xỉ, rêu, cũng có khả năng sinh sản hữu tính.
- ? Cơ quan nào của thực vật có hoa thực hiện sinh sản hữu tính?
- Cho HS quan sát 1 hoa. ? Hoa được cấu tạo gồm những bộ phận nào? 
- ? Bộ phận nào tạo ra giao tử đực và giao tử cái để cây tiến hành sinh sản hữu tính? 
- Cho HS quan sát quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. ? Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm những giai đoạn nào?
- Yêu cầu Hs quan sát hình 42.1 và 42.2 và thông tin SGK trao đổi nhóm trong 3 phút:
+ Nhóm 1: mô tả quá trình hình thành hạt phấn.
+ Nhóm 2: mô tả quá trình hình thành túi phôi.
+ Nhóm 3: mô tả quá trình thụ tinh kép và phân biệt thụ tinh và thụ phấn.
+ Nhóm 4: mô tả quá trình hình thành quả và hạt; tìm những điểm khác nhau giữa quả xanh và quả chính.
- Gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày.
- Nhận xát và khái quát kiến thức.
- Thực vật có hoa.
- Lắng nghe.
- Hoa.
- Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.
- Nhị và nhụy.
- Hình thành hạt phấn và túi phôi " thụ phấn và thụ tinh" hình thành hạt, quả
- Trao đổi nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV.
+ TB trong bao phấn (2n) GP tạo 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) NP tạo 1 hạt phấn( nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản).
+ Tế bào noãn (2n) GP tạo 4 tế bào (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào NP 3 lần tạo túi phôi ( nhân cực 2n, noãn cầu n )
+ * 1 tinh tử(n) + noãn cầu (n)" hợp tử(2n) phát triển thành phôi.
 * 1 tinh tử(n) + nhân cực (2n) " nhân tam bội(3n) phát triển thành nội nhũ (3n) cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
+ Noãn thụ tinh phát triển thành hạt; Bầu nhụy phát triển thành quả.
- Trình bày.
- Chú ý lắng nghe.
4. Củng cố( 6’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1. Thụ tinh kép là 
A. Giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào cực (n) ® hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) ® phôi nhũ (3n)
B. Giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào trứng (n) ® hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) ® phôi nhũ (3n)
C. Giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào kèm (n) ® hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n)+ tế bào nhân cực (2n) ® phôi nhũ (3n)
D. Giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào đối cực (n) ® hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) ® phôi nhũ (3n)
Câu 2. Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu hạt phấn? 
A. 4	B. 3	C. 2 	D. 1
Câu 3. Trong túi phôi những tế bào tham gia vào quá trình thụ tinh kép là: 
A. Tế bào đối cực và tế bào kèm	
B. Tế bào đối cực và tế bào cực
C. Tế bào cực và tế bào trứng	
Câu 4. Hạt được hình thành từ:
A. Hạt phấn	B. Bầu nhụy	
C. Bầu nhị	D Noãn đã được thụ tinh
5. Dặn dò (2’): 
- Học bài
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài 43 (Yêu cầu các nhóm về nhà tiến hành phương pháp giâm cành và hoàn thành bảng trang 168 SGK sinh 11CB).

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 42 S11.doc