I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Nêu được bản chất sinh sản vô tính ở động vật.
- Trình bày được ưu và khuyết điểm của sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được hình thức sinh sản vô tính và tái sinh ở động vật
- Nêu được một số ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích hình ảnh, phim
- Vận dụng các kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng ngoài thực tế
- Làm việc nhóm
BÀI 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Tuần: 32 Tiết: 44 Ngày soạn: Ngày dạy: Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật. - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. - Nêu được bản chất sinh sản vô tính ở động vật. - Trình bày được ưu và khuyết điểm của sinh sản vô tính ở động vật. - Phân biệt được hình thức sinh sản vô tính và tái sinh ở động vật - Nêu được một số ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống 2. Kĩ năng: - Quan sát, phân tích hình ảnh, phim - Vận dụng các kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng ngoài thực tế - Làm việc nhóm 3. Thái độ: - Hứng thú trong học tập - Thích tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng ngoài thực tế. Phương pháp - Vấn đáp - Diễn giảng - Trực quan - Hoạt động nhóm. Phương tiện - Giáo viên: Hình 44.1, 2, 3 SGK phóng to. - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Trình bày quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật. 3.Vào bài mới: *Mở bài(1’): Chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức sinh sản ở thực vật. Vây sinh sản ở động vật thì như thế nào? Các hình thức sinh sản ở động vật có ứng dụng gì trong đời sống chúng ta hay không? Hôm nay, chúng ta sẽ sang Phần B. Sinh sản ở động vật. Bài đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu là bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật. *Tiến trình bài học F Hoạt động 1: (10’) I. KHÁI NIỆM SINH SẢN VÔ TÍNH Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. KHÁI NIỆM SINH SẢN VÔ TÍNH 1.Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà 1 cá thể sinh ra 1 hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng 2. Cơ sở tế bào học: là quá trình nguyên phân - Cho Hs quan sát hình sinh sản ở thủy tức, sao biển. - ? Nhận xét gì về số lượng cá thể ban đầu và số lượng cá thể sau khi sinh sản? - ? Đặc điểm của cá thể con như thế nào so với cá thể ban đầu? - ? Cá thể con sinh ra có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái không? - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật. - ? Sinh sản vô tính ở động vật là gì?(Giúp HS hoàn thành câu lệnh trang 171SGK cơ bản) - ? Nhờ vào quá trình nào mà từ 1 cá thể ban đầu tạo ra được cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể giống với cá thể ban đầu? - Khẳng định cơ sở của sinh sản vô tính ở động vật là quá trình nguyên phân - Quan sát. - Số lượng cá thể ban đầu là 1, số lượng cá thể sau khi sinh sản là 2 - Đặc điểm của cá thể con giống với cá thể ban đầu - Cá thể con sinh ra không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. - Là hình thức sinh sản không có kết hợp giao tử đực và cáiàcây con giống mẹ hoàn toàn. - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà 1 cá thể sinh ra 1 hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng - Nhờ vào quá trình nguyên phân - Chú ý. F Hoạt động 2: (15’) II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Nội dung đáp án phiếu học tập - Cho HS quan sát các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. - ? Có mấy hình thức sinh sản vô tính ở động vật? Đó là những hình thức nào? - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập, để phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật - Gọi đại diện của 4 nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập - Sửa phiếu học tập - ? Vậy đối với cua bị gãy càng mọc lại càng mới, thằn lằn bị đức đuôi mọc lại đuôi mới có được gọi là sinh sản không? Tại sao? - ? Ở người có sự tái sinh không? Vì sao? - ? Điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là gì? - Khẳng định cá thể con có thể được sinh ra từ 1 phần của cá thể mẹ hoặc từ tế bào trứng. - Nhận xét. Hệ thống kiến thức. - Yêu cầu HS hoàn thành câu lệnh trang 173 SGK, đặc điểm nào là ưu và đặc điểm nào là khuyết điểm của sinh sản vô tính ở động vật? - Có 4 hình thức sinh sản vô tính ở động vật: Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh - Trao đổi nhóm - Đại diện của 4 nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập - Không. Vì đó là quá trình tái sinh chỉ sinh ra một bộ phận của cơ thể ban đầu chứ khoogn phải sinh ra cá thể mới. - Không. Do các tế bào đã có sự chuyên hóa cho các chức năng nhất định - + Giống nhau: Cá thể con sinh ra giống cá thể mẹ; đều trải qua quá trình nguyên phân; quá trình sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái + Khác nhau: quá trình sinh ra cá thể mới - Chú ý. - Trả lời. F Hoạt động 3: (8’) III. ỨNG DỤNG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS III. ỨNG DỤNG 1. Nuôi mô sống Mô động vật nuôi cấy trong môi trường đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp¦mô tồn tại và phát triển 2. Nhân bản vô tính Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào 1 tế bào trứng đã lấy mất nhân¦kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi ¦đem cấy trở lại vào dạ con ¦ cơ thể mới - ? Quá trình nuôi mô sống diễn ra như thế nào? - ? Thành tựu của việc nuôi mô sống ở động vậtở động vật là gì? - Cho HS quan sát hình về việc nuôi cấy da người để chửa cho các bệnh nhân bị bỏng da. - Diễn giảng. - ? Nhân bản vô tính đầu tiên đã tạo ra loài động vật nào? - Cho HS quan sát qui trình nhân bản Cừu Đôlly - ? Cừu Đôlly được tạo ra bằng cách nào? - ? Cừu Đôlly giống cừu mặt trắng hay cừu mặt đen? Tại sao? - Giới thiệu cho HS biết thời gian sống của cừu Đôly - Cho HS quan sát hình một số loài động vật đã được nhân bản thành công. - ? Ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì ? nêu những hạn chế có thể có của động vật nhân bản vô tính ? - ? Nhân bản vô tính có thể áp dụng để nhân bản người được không? - Diễn giảng hệ thống kiến thức. - Mô động vật nuôi cấy trong môi trường đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp¦mô tồn tại và phát triển - Trả lời: Nuôi cấy da để chửa cho những người bị bệnh bỏng da - Trả lời: Cừu Đôlly - Cừu Đôlly được tạo ra bằng cách: Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào 1 tế bào trứng đã lấy mất nhân¦kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi, cơ thể mới¦đem cấy trở lại vào dạ con - Giống cừu mặt trắng vì trong di truyền nhân là yếu tố quyết định. - Trả lời: + Ý nghĩa: Tạo ra một số lượng lớn các cá thể trong một thời gian ngắn; Tạo ra các vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt và đồng đều về tốc độ sinh trưởng thích nghi với điều kiện chăn nuôi công nghiệp + Hạn chế: Khi môi trường thay đổi dẫn đến việc nhiều cá thể bị chết hàng loạt - Trả lời 4. Củng cố( 4’): Cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Bọt biển có hình thức sinh sản A. Nảy chồi và phân mảnh B. Phân đôi và nảy chồi C. Nảy chồi và trinh sinh D. Phân đôi và phân mảnh Câu 2: Nhân bản vô tính là hình thức A. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng còn nhân B. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã lấy mất nhân C. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma còn nhân D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma đã lấy mất nhân Câu 3: Câu nào sau đây không đúng đối với hình thức nảy chồi? A. Cá thể con sinh ra luôn tách khỏi cơ thể mẹ B. Cá thể con sinh ra có thể tách khỏi cơ thể mẹ C. Một cá thể mẹ có thể tạo ra nhiều cá thể mới D. Nảy chồi có ở nhóm động vật: thủy tức, ruột khoang Câu 4: Trinh sinh là hiện tượng A. Tế bào trứng thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể 2n B. Tế bào trứng không được thụ tinh và phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể n C. Tế bào trứng không được thụ tinh và phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể 2n D. Tế bào trứng được thụ tinh và phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể 2n 5. Dặn dò (1’): - Học bài: Làm bài tập trang 171; Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật;Trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK - Đọc trước “bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật” thử giải thích các câu hỏi lệnh ở bài 45, Tìm hiểu xem thế nào là thụ tinh ngoài và thụ tinh trong? * Chú thích PHIẾU HỌC TẬP Hình thức sinh sản Đặc điểm Đối tượng Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh ( trinh sản) ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Hình thức sinh sản Đặc điểm Đối tượng Phân đôi - Từ cơ thể mẹ(2n) ¦phân chia nhân¦phân chia tế bào chất¦phát triển thành cơ thể mới(2n) Động vật nguyên sinh, giun dẹp Nảy chồi - Từ cơ thể mẹ(2n) ¦mọc chồi¦cơ thể mới(2n) Ruột khoang, bọt biển Phân mảnh - Từ cơ thể mẹ(2n) ¦tách thành nhiều mảnh nhỏ ¦ phát triển thành một cơ thể mới(2n) Bọt biển Trinh sinh ( trinh sản) - Từ tế bào trứng(n) không qua thụ tinh phát triển thành cơ thể đơn bội(n) - Thường xen kẻ với sinh sản hữu tính Chân khớp: ong, kiến, rệp.
Tài liệu đính kèm: