Giáo án Sinh học 12 - Vấn đề: Bảo vệ di truyền của loài người

- Khái niệm: “gánh nặng di truyền”

- Nguyên nhân gây bệnh, tật di truyền.

- Biện pháp bảo vệ di truyền ở loài người.

Yêu cầu: Ngắn gọn (tối đa 7 phút), khoa học, logic, ít chữ, có hình ảnh.

* Khái niệm “gánh nặng di truyền”:

Các loại đột biến luôn phát sinh và chỉ một phần bị loại bỏ khỏi quần thể người bởi CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên. Nhiều loại gen đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gây nên “gánh nặng di truyền” cho loài người.

- Gánh nặng di truyền là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gen gây chết hoặc nửa chết. Khi các đột biến gen này ở trạng thái đồng hợp tử sẽ làm chết các cá thể hay làm giảm sức sống của họ.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Vấn đề: Bảo vệ di truyền của loài người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề: Bảo vệ di truyền của loài người
- Khái niệm: “gánh nặng di truyền”
- Nguyên nhân gây bệnh, tật di truyền.
- Biện pháp bảo vệ di truyền ở loài người.
Yêu cầu: Ngắn gọn (tối đa 7 phút), khoa học, logic, ít chữ, có hình ảnh.
* Khái niệm “gánh nặng di truyền”:
Các loại đột biến luôn phát sinh và chỉ một phần bị loại bỏ khỏi quần thể người bởi CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên. Nhiều loại gen đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gây nên “gánh nặng di truyền” cho loài người.
- Gánh nặng di truyền là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gen gây chết hoặc nửa chết. Khi các đột biến gen này ở trạng thái đồng hợp tử sẽ làm chết các cá thể hay làm giảm sức sống của họ.
Ở trẻ sơ sinh, đột biến gen có hại khoảng 1%, còn đột biến NST gây hại khoảng 1/150.
Hiện nay đã phát hiện được hơn 6000 bệnh do đột biến gen và hơn 100 hội chứng do đột biến NST gây nên.
* Nguyên nhân gây bệnh, tật di truyền:
- Do nhân tố di truyền: sự sai khác trong cấu trúc hoặc số lượng NST, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
VD: đột biến lệch bội ( Có 3 NST 21 gây hội chứng Đao; chỉ có 1 NST giới tính X gây hội chứng Tơcnơ ...)
- Do nhân tố môi trường: sự biến đổi lâu dài của môi trường làm con người phải tiếp xúc với nhiều với các loại tác nhân gây đột biến.
VD: ô nhiềm nguồn nước, đất và không khí
- Ngoài ra còn do các nhân tố khác.
 VD: + Vật lí: tia phóng xạ, tia tử ngoại...
 + Hóa học: thuốc trừ sâu, dioxin, chất độc hóa học,...
 + Sinh học: Virus,...
* Các biện pháp bảo vệ di truyền ở loài người: 
- Để hạn chế bớt gánh nặng di truyền, có thể tiến hành một số biện pháp sau:
1. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến.
VD: Hạn chế sử dụng chất hóa học độc hại trong nông nghiệp, lọc khí thải công nghiệp ở nhà máy...
2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh.
VD: Chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai để tách lấy tế bào phôi cho phân tích NST, phân tích ADN và nhiều chỉ tiêu hóa sinh.
3. Liệu pháp gen – kĩ thuật của tương lai.
 Kĩ thuật liệu pháp gen: là kĩ thuật thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng gen lành. Kĩ thuật này vẫn được coi là kĩ thuật của tương lai vì cần phải hoàn thiện nhiều trước khi đưa vào chữa trị cho bệnh nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docBao_ve_von_gen_di_truyen_cua_loai_nguoi.doc