Giáo án Sinh học 6 - Bài 18: Thực hành quan sát biến dạng của thân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Nhận biết được một số biến dạng của thân.

-Xác định được đặc điểm, chức năng của một số thân biến dạng .

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát hình, mẫu vật, thực hiện thao tác thực hành đơn giản.

 - Rèn kĩ năng phân tích, thảo luận nhóm.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: hình 18.1, mẫu vật như hình 18.1, bảng phụ kẻ bảng /59

2. Học sinh: củ khoai tây, củ su hào, củ gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm; kẻ bảng/59 vào vở.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Bài 18: Thực hành quan sát biến dạng của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 	Tiết : 18	
ND:	 Bài 18: THỰC HÀNH QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN 
Lớp 6	 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
-Nhận biết được một số biến dạng của thân.
-Xác định được đặc điểm, chức năng của một số thân biến dạng . 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng quan sát hình, mẫu vật, thực hiện thao tác thực hành đơn giản. 
 - Rèn kĩ năng phân tích, thảo luận nhóm. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: hình 18.1, mẫu vật như hình 18.1, bảng phụ kẻ bảng /59
2. Học sinh: củ khoai tây, củ su hào, củ gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm; kẻ bảng/59 vào vở.
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Ổn định, kiểm tra sĩ số:
Kiểm tra bài cũ: Có những loại rễ biến dạng nào? Chức năng của các loại rễ biến dạng đó?
Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Thân cũng có một số biến dạng, những biến dạng đó là gì? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu-->GV ghi tiêu đề. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI BIẾN DẠNG THÂN.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu HS quan sát các loại củ: củ khoai tây, củ gừng, củ dong ta. 
+ Nêu những bộ phận có trên các loại củ trên?
+ Tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân?
+ Kiểm tra cẩn thận các loại củ và phân chia các loại củ dựa vào vị trí của chúng ở trên mặt đất và hình dạng của củ. 
+ Nêu sự giống và khác nhau giữa củ khoai tây và củ su hào? 
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa củ dong ta và củ gừng?
- Hướng dẫn HS quan sát chồi nách của củ dong ta.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
+ Vậy thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của nó đối với thân là gì? 
+ Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ là gì? 
+ Kể tên 1 số loại thân củ mà em biết? Cho biết công dụng của chúng?
+ Kể 1 loại thân rễ mà em biết? Nêu công dụng và tác hại của chúng?
- Yêu cầu HS quan sát cây xương rồng 3 cạnh chú ý thân và gai?
- Lấy que chọc vào cây xương rồng 3 cạnh, rút ra nhận xét?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
 + Thân cây xương rồng có đặc điểm gì? 
+ Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì? 
+ Cây xương rồng sống ởø những nơi như thế nào thì có lá? Khi nào thí cây xương rồng không có lá?
+ Ta thấy cây xương rồng thường sống ở đâu? 
+ Kể tên một số cây thân mọng nước khác mà em biết?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS quan sát các loại củ: củ khoai tây, củ gừng, củ dong ta. 
+ Có lá, ngọn, chồi.
+ Có chồi nách và chồi mang lá 
+ Củ su hào: thân củ nằm trên mặt đất, thân rễ nằm dưới mặt đất.
+ Giống nhau: đều là biến dạng thân
Khác: Củ su hào nằm trên mặt đất, củ khoai tây nằm dưới mặt đất.
+ Giống: Đều là biến dạng thân rễ.
Khác: gừng nhiều nhánh, dong ít nhánh và dài.
- Quan sát và làm theo mẫu bóc vẩy của củ dong ta. 
- HS thảo luận nhóm
+ Thân củ nằm trên và dưới mặt đất. Có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng 
+ Thân rễ nằm dưới mặt đất. Dự trữ chất dinh dưỡng
+ HS tự liên hệ
- HS quan sát cây xương rồng 3 cạnh chú ý thân và gai
+ Có nhiều nước 
+ Thân của cây xương rồng chứa nhiều nước.
+ Có chức năng dự trữ nước 
+ Cây xương rồng thường sống ở những nơi có nhiều nước thì có lá và ngược lại.
+ Cây xương rồng thường sống ở những nơi khô hạn 
+ HS tự liên hệ
- HS rút ra kết luận.
* Tiều kết:
Thân củ: ở trên hoặc dưới mặt đất.
Thân rễ:Trên mặt đất
Thân mọng nước: Trên mặt đất
 HOẠT ĐỘNG 2 TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA BIẾN DẠNG THÂN.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu HS làm bài tập SGK/59 nêu đặc điểm và chức năng các loại biến dạng thân. 
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về chức nămg biến dạng thân.
- HS làm bài tập SGK/59 nêu đặc điểm và chức năng các loại biến dạng thân.
- HS rút ra kết luận về chức nămg biến dạng thân.
STT
Tên mẫu vật
Đặc điểm biến dạng thân
Chức năng đối với cây
Tên biến dạng thân
1
Củ su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
2
Củ khoai tây
Thân củ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
3
Củ gừng
Thân rễ nằm dưới mặt đất, thân phụ nằm trên mặt đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ 
4
Củ dong ta
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ 
5
Xương rồng
Thân mọng nước 
Dự trữ nước
Thân mọng nước
* Tiểu kết:
 - Thân rễ, thân củ có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng 
 - Thân mọng nước có chức năng dự trữ nước 
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
Lấy điểm thực hành: Bài tập (10đ/3 câu+ sự chuẩn bị mẫu vật (10đ/3 loại thân biến dạng+ điểm hoạt động nhóm(nhóm trưởng đánh giá)/3)
1. Nhóm toàn cây thân củ
a. Cây khoai tây, cây xu hào, cây củ dền	b. Cây dong ta, cây gừng, cây dong riềng
c. Cây cành giao, cây xương rồng, cây càng cua. d. Cây khoai lang, cây cà rốt, cây sắn mì
2. Nhóm toàn cây thân rễ là:
a. Cây khoai tây, cây xu hào, cây củ dền	b. cây dong ta, cây gừng, cây dong riềng
c. Cây cành giao, cây xương rồng, cây càng cua	d. Cây khoai lang, cây cà rốt, cây sắn mì
3. Nhóm toàn cây thân mọng nước là:
a. Cây khoai tây, cây xu hào, cây củ dền	b. cây dong ta, cây gừng, cây dong riềng
c. Cây cành giao, cây xương rồng, cây càng cua	d. Cây khoai lang, cây cà rốt, cây sắn mì
2. Dặn dò:
- Dặn HS về trả lời câu hỏi cuối bài, làm bài tập trang 60, đọc mục em có biết?/60
-Dặn HS ôn lại các kiến thức về tế bào , rễ, thân 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_18_Bien_dang_cua_than.doc