Giáo án Sinh học 6 - Bài 21 - Quang hợp

Bài 21. quang hîp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

Môn sinh hoc

 - HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận:

+Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi.

+Hiểu được lá cần các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.

+ Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.

+Viết sơ đồ tóm tắt và hiện tượng quang hợp

- Tìm được một số ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp

- Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.

Môn hóa học

+ Khí oxi : có vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật, cách thử để nhận biết khí oxi

+ Khi cho Iot vào tinh bột chuyển đổi thành màu xanh

 Môn Công nghệ

- Giải thích được ý nghĩa của vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.

Môn Mỹ thuật

- Vẽ sơ đồ tư duy về quang hợp

 

docx 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Bài 21 - Quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21. quang hîp 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Môn sinh hoc
 	- HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: 
+Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi.
+Hiểu được lá cần các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
+ Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
+Viết sơ đồ tóm tắt và hiện tượng quang hợp
- Tìm được một số ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp
- Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
Môn hóa học 
+ Khí oxi : có vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật, cách thử để nhận biết khí oxi
+ Khi cho Iot vào tinh bột chuyển đổi thành màu xanh
 Môn Công nghệ 
- Giải thích được ý nghĩa của vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
Môn Mỹ thuật
- Vẽ sơ đồ tư duy về quang hợp
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng thực hiện thí nghiệm.
- Kỹ năng quan sát và phân tích thí nghiệm,sử lý thông tin, kỹ năng trình bày ý tưởng, và tự tin trình bày trước tổ nhóm và trước lớp 
 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Tranh hình 21.1; 21.2; 21.3;21.4 SGK - tr 68,69,71. 
 - dung dịch iot,củ khoai lang luộc chín ,đế sứ,ống hút nhỏgiọt
 - Sưu tầm về cây ưa sáng và ưa bóng
 2. Học sinh: - Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà;
III. CÁC MÔN TÍCH HỢP TRONG BÀI
GDCD lớp 6: tiết 8- Bài 7 Yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên
Công nghệ 7: Bài 16- tiết 16 Gieo trồng cây công nghiệp
Hóa học 9:Tiết 63 –Tinh bột và xenlulozo Tiết 13: Một số ba zơ quan trọng
Hóa Học8:Tiết 38 – Tính chất của oxi
IV.HOẠT ĐỘNG DẬY – HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày cấu tạo trong của phiến lá ? Chức năng của mỗi phần là gì ?
 3. Bài mới
Vào bài : Khác với động vật cây xanh có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ để tự nuôi sống mình Vậy cây xanh tạo ra được những chất nào trong các điều kiện nào và cơ quan nào của cây xanh đảm nhiệm được chức năng này
 Hoạt động I: 
Xác định chất mà lá cây chế tạo được và Chất khí thải ra khi có ánh sáng. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tình huống xuất phát 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận 
1. Theo em cây tự tạo ra chất hữu cơ nào ? và trong quá trình đó thải ra những chất nào?
-HS:Các nhóm thảo luận đưa ra nhân định ban đầu của mình về chất do cây xanh tạo và thải ra
 Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh
-GV :yêu cầu các nhóm trình bày quan điểm của mình 
 -HS: Các nhóm cử đại diện trình bày quan điểm của mình trước lớp
Bước 3: Đề xuất câu hỏi giả thuyết và phương án thực nghiệm
GV: từ những khác biệt về biểu tượng ban đầu giúp học sinh đề xuất các giả thuyết cho vấn đề nêu ra trong tình huống xuất phát 
HS: Dựa vào những khác biệt giữa quan điểm của các nhóm đề xuất giả thuyết – câu hổi liên quan tới bài học
GT1: lá cây tạo ra tinh bột 
GT2: lá cây thải ra khí các bonic
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận đề ra phương án kiểm chứng cho các giả thuyết 
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu 
GV:
*Dùng kiến thức liên môn với môn Hóa học Hóa học 9:Tiết 63 –Tinh bột và xenlulozo 
tiến hành làm thí nghiệm cho dd iot vào tinh bột – cho học sinhquan sát và nhận xét:Khi cho dd Iot vào chỗ có tinh bột bao giờ cũng có màu xanh tím đặc trưng
.* Yêu cầu các nhóm tiến hành tìm tòi nghiên cứu theo phương án mình đưa ra 
HS: 
-Các nhóm tiến hành thực hiện tìm tòi nghiên cứu theo các phương án của nhóm nêu ra
+ Quan sát + ghi chép + đặt ra câu hỏi thắc mắc liên quan đến bài học trong quá trình nghiên cứu 
+ Thảo luận tìm ra kết luận chung của nhóm
Bước 5: Kết luận 
GV:
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình 
HS: 
+ Cử đại diện trình bày các kết quả nghiên cứu của nhóm mình 
+ Các nhóm khác theo dõi và đặt ra các câu hỏi thắc mắc – lớp thảo luận 
GV
+ Cùng học sinh rút ra kết luận chung 
- GV kết luận và mở rộng thêm: Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác, lá sẽ tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
- HS ghi nhớ.
I. Xác định chất mà lá cây chế tạo được và Chất khí thải ra khi có ánh sáng. 
- Kết luận: 
1.Lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng. 
2. Lá nhả ra khí ôxi trong quá trình chế tạo tinh bột.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Cây cần những chất gì cần để chế tạo tinh bột. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV
Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung thí nghệm của nhóm đã thực hiện theo hướng dẫn trong SGK - tr 71.
HS: Các nhóm trình bày nội dung thí nghiệm của nhóm mình.
GV: Yêu cầu các nhóm lấy 2 lá trong 2 chuông A và B để cho vào dung dịch iốt loãng và tiến hành quan sát màu sắc của 2 lá.
HS: Các nhóm tiến hành lấy 2 lá trong 2 chuông A và B để cho vào dung dịch iốt loãng và tiến hành quan sát màu sắc của 2 lá.
 GV cho các nhóm tiến hành thảo luận hoàn thành nội dung các câu hỏi sau:
+ Điều kiện thí nghiệm trong chuông A khác so với chuông B ở điểm nào ?
+ Lá trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột ? Vì sao ?
+ Từ thí nghiệm trên em rút ra điều gì ?
HS Các nhóm tiến hành thảo luận hoàn thành nội dung các câu hỏi trên.
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trên, nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét chung và kết luận.
- GV
+ nêu :Quá trình lá cây nhờ các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi goi là quá trình quang hợp .
+ yêu cầu HS viết sơ đồ quang hợp?
+ Các nguyên liệu lá cây lấy thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?
+ Lá chế tạo tinh bột trong những điều kiện nào?
HS Thảo luận trả lời.
 GV Yêu cầu HS thảo luận + Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người thải ra môi trường nhiều khí các bôníc vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ khí này nhìn chung không tăng ?
II. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột.
- Kết luận: Không có khí cacbônic lá cây không thể chế tạo được tinh bột.
III. Khái niệm về quang hợp
- Kết luận: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
Hoạt động II: Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GVđặt câu hỏi : theo em quá trình quang hợp có lợi ích gì ?
HS: thảo luận trả lời 
- GV: Liên môn môn Hóa học 8 Tiết 38 – Tính chất của oxi nêu câu hỏi bổ sung: 
1.Tại sao vào mùa hè khi trời nắng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở ? 
2.Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
3. + Khí ôxi thả ra trong quá trình quang hợp cần cho những loài sinh vật nào ?
4. Tại sao xung quanh nhà và nơi công cộng người ta thường trồng nhiều cây xanh ?
5. Hãy kể tên những sản phẩm của cây xanh tạo ra phục vụ cho đời sống con người ?
6.Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra đã được những sinh vật nào sử dụng?
HS:Thảo luận cả lớp nêu được
1.Vào mùa hè khi trời nắng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở là vì cây xanh thải khí oxi trong quá trình quang hợp
2. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong vì rong sẽ sinh ra khí oxi – hòa tan trong nước 
3.Khí ôxi thả ra trong quá trình quang hợp cần cho người và động vật
4. Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người thải ra môi trường nhiều khí các bôníc vào không khí, nhưng cây xanh lại dùng những nguyên liệu này để chế tạo các chất hữu cơ nuôi cây trong quá trình quang hợp
5.Một số Sản phẩm cây xanh : nguyên liệu dược phẩm, rau...
II. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
- Kết luận: Nhờ quá trình quang hợp cây xanh đã tạo ra các chất cần cho sự sống của sinh vật và con người.
Hoạt động IV
Tìm hiểu Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
+ Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ?
- 1 HS trả lời, lớp bổ sung.
GV dùng kiến thức liên môn với Công nghệ 7: Bài 16- tiết 16 Gieo trồng cây công nghiệp
- GV nhận xét và yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời và giải thích các nội dung sau:
+ Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch được sản lượng cao, thì không nên trồng cây với mật độ dày?
+ Tại sao nhiều loại cây cảnh được trồng ở chậu trong nhà vẫn xanh tốt?
+ Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng, chống rét cho cây?
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung các câu hỏi trên.
- GV yêu cầu mỗi nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. 
- GV nhận xét chung và kết luận.
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
- Kết luận: Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như:
+ ánh sáng.
+ Nhiệt độ.
+ Hàm hượng khí các bôníc.
+ Nước.
 4. Củng cố:
- GV hệ thống hoá kiến thức toàn bài.
-Tích hợp với môn GDCD lớp 6: tiết 8- Bài 7 Yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên: GV ra câu hỏi
1. Theo em ta cần bảo vệ cây xanh như thế nào 
- GV đưa ra sơ đồ tư duy 
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục " Em có biết".
- lập sơ đồ tư duy về bài học theo ý mình
- Nghiên cứu nội dung bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an KIEN THUC LIEN MON sinh hoc 6_12220394.docx