I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa
2/ Kĩ năng:
- Phân biệt cây một năm và cây lâu name
- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa
3/ Thái độ:
- Yêu thích thiên nhiên, yêu thích môn học.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ như bảng 2 SGK/ T13. Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa và hạt
2/ Chuẩn bị của học sinh:
Tuần: 2 Ngày soạn: 29/08/2015 Tiết: 4 Ngày dạy: 01/09/2015 BÀI 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA? I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa 2/ Kĩ năng: - Phân biệt cây một năm và cây lâu name - Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa 3/ Thái độ: - Yêu thích thiên nhiên, yêu thích môn học. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ như bảng 2 SGK/ T13. Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa và hạt 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm mẫu cây dương xỉ , cây rau bợ. Kẻ bảng phụ như bảng 2 SGK/ T13 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ôån định lớp (1 phút): 6A1 6A2 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút): Nêu đặc điểm chung của thực vật? 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Giới thiệu bài mới: Thực vật trong tự nhiên có một số đặc điểm chung. Tuy nhiên, khi quan sát kĩ chúng ta sẽ thấy thực vật có một số điểm rất khác nhau. b/ Phát triển bài: Hoạt động 1 (20 phút): THỰC VẬT CÓ HOA VÀ THỰC VẬT KHÔNG CÓ HOA HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA GV a/ Tìm hiểu các cơ quan của cây cải - Hs quan sát bảng 1 SGK, trả lời câu hỏi: +Cây cải có những loại cơ quan nào? + Chức năng của từng cơ quan đó? b/ Phân biệt cây có hoa, cây không có hoa - HS quan sát, thảo luận hoàn thành bảng - Gv theo dõi Hs các nhóm thảo luận - Gv gọi các nhóm lên hoàn thành bảng + Kể thêm một số cây không có hoa? + Vậy dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm ? - Yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ dựa vào hình 4.2 sgk và mẫu vật mang theo + Lấy VD cây có hoa và cây không có hoa - GV chốt lại ghi bảng - Quan sát H 4.1 tr13 đối chiếu với bảng 1 + Gồm 2 loại cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản + Chức năng: Cơ quan sinh dưỡng: Nuôi dưỡng cây. Cơ quan sinh sản: Duy trì nòi giống - Hs quan sát bảng 2, thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày hoàn thành bảng - Hs kể thêm một số cây không có hoa + Rêu, rau bợ +Có thể chia làm 2 nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa - Học sinh thảo luận theo bàn hoàn thành bài tập trên dựa vào tranh và mẫu vật mang theo. + Cây có hoa: mít, ổi xoài, bơ, sen, súng Cây không có hoa: dương xỉ, thông, pơmu - HS ghi bài Tiểu kết : Thực vật được chia làm 2 nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa + Thực vật có hoa là thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt + Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không là hoa, quả, hạt Cơ thể thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan: + Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây + Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt => sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống Hoạt động 2 (13 phút): PHÂN BIỆT CÂY MỘT NĂM VÀ CÂY LÂU NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA GV - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK + Cây lâu năm và cây 1 năm khác nhau ở điểm nào? + Lấy ví dụ cây một năm và cây lâu năm? - HS đọc thông tin + Dấu hiệu phân biệt: Thời gian sống, số lần ra hoa kết quả trong đời + Cây 1 năm: lúa, ngô, chuối Cây lâu năm: mít, cà phê, điều Tiểu kết: - Cây một năm: sống trong vòng một năm - Cây lâu năm: sống lâu năm, ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố (5 phút): Yêu cầu HS trả lời CH: + Kể 1 số cây lâu năm và cây 1 năm? + Kể tên vài cây có hoa và cây không có hoa? 2/ Dặn dò (1 phút): - GV nhận xét tiết học - Về học bài theo 3 câu hỏi trên và xem bài mới V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: