1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức :
- HS biết được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
- HS hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
1.2. Kĩ năng : Quan sát, phân tích
1.3. Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thực vật.GDHN.
2.Trọng tâm: Cấu tạo miền hút của rễ.
3. Chuẩn bị :
3.1 GV : H.10.1.
3.2.HS : Chuẩn bị bài mới, bảng nhóm.
Bài:10 Tiết 9 Tuần: 5 ND: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ 1. Mục tiêu : 1.1. Kiến thức : - HS biết được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng. - HS hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ. 1.2. Kĩ năng : Quan sát, phân tích 1.3. Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thực vật.GDHN. 2.Trọng tâm: Cấu tạo miền hút của rễ. 3. Chuẩn bị : 3.1 GV : H.10.1. 3.2.HS : Chuẩn bị bài mới, bảng nhóm. 4.Tiến trình : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: KTSS. 6A1. 6A2 6A3.. 4.2. : Kiểm tra miệng: Câu 1. Có mấy loại rễ chính ? Rễ gồm mấy miền ? Chức năng của mỗi miền ? 8đ Câu 2.Cấu tạo miền hút gồm mấy phần ? 2đ ĐA: 1.Có 2 loại rễ chính : rễ cọc và rễ chùm. - Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con. VD : cây cam. - Rễ chùm gồm cac1 rễ mọc từ gốc thân. VD : cây hành. Rễ có 4 miền : - Miền sinh trưởng có chức năng dẫn truyền. - Miền hút hấp thu nước và muối khoáng. - Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra. - Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ. 2.Cấu tạo miền hút gồm 2 phần: Vỏ và trụ giữa. 4.3. Bài mới : Hoạt động của GV &HS Nội dung bài học * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài:Các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất bài học hôm nay chúng ta cùng tiềm hiểu. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ. Mục tiêu:Cấu tạo miền hút của rễ Tiến hành: GV treo tranh câm H10.1 hướng dẫn HS quan sát - HS đọc phần lệnh SGK - Hướng dẫn HS quan sát so sánh sự khác nhau giữa sơ đồ cấu tạo của tế bào và sơ đồ cấu tạo lông hút. - Yêu cầu HS lên chú thích tranh điền các bộ phận cũa miền hút. - HS nhận xét phần trình bày của bạn. - HS trả lời vì sao mỗi lông hút là một tế bào. - Gọi HS khác nhận xét *Hoạt động 3:Tìm hiều chức năng của miền hút. Mục tiêu :Chức năng của miền hút . GV treo tranh H7.4 và H10.2 Tiến hành :Thảo luận nhóm 5 phút Cấu tạo miền hút gồm mấy phần? Chức năng của từng phần? -Vì sao nói mỗi lông hút là 1 tế bào ? Nó tồn tại mãi không? -Quan sát H10.2 và H7.1 rút ra nhận xét sự giống nhau và khác nhau. Gọi nhóm 1,2 báo cáo, mhóm 4,5 bổ sung. GV nhận xét * GDHN:Qua việc nghiên cứu các loại rễ, cấu tạo và hoạt động của rễ, liên hệ với các kiến thức trong nông nghiệp như: trồng lúa, trồng rau, củ, quả... 1.Cấu tạo miền hút của rễ. - Cấu tạo miền hút gồm 2 phần: Vỏ và trụ giữa. Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút, lông hút là tế bào biểu bì kéo dài. Phía trong là thịt vỏ. - Trụ giữa gồm các mạch gỗ, mạch rây và ruột. 2. Chức năng của miền hút. - Lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. - Thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. - Trụ giữa có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ 4.4 Củng cố và luyện tập: Câu 1.Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng? Câu 2.Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào ? ĐA: 1.Gồm 2 phần vỏ và trụ giữa. Lông hút hút nước và muối khoáng hoà tan 2. Vì có đủ các thành phần của tế bào 4.5 Hướng dẫn HS tự học : * Đối với bài học ở tiết học này : Học bài ,trả lời câu hỏi SGK ,câu hỏi trong vở bài tập .Đọc phần em có biết. * Đối với bài học ở tiết học tiêp theo : Chuẩn bị làm BT trang 33 để chuẩn bị tốt cho tiết sau.Mỗi tổ chuẩn bị trước thí nghiệm. Đọc trước bài :Sự hút nước và muối khoáng của rễ .Tìm hiểu nhu cầu nước ,muối khoáng cùa cây ? 5. Rút kinh nghiệm : * Ưu điểm : Nộidung:............................................................................................................................ ........................................................................................................................................... Phươngpháp:...................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học ............................................................................... ........................................................................................................................................... .* Khuyết điểm : Nộidung:............................................................................................................................ ........................................................................................................................................... Phương pháp : .................................................................................................................. ........................................................................................................................................... .Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học : .......................................................................... ......................................................................................................................................... Hướng khắc phục : .
Tài liệu đính kèm: