Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang - Đan Rông - Lâm Đồng

I / MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ

- Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.

- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng thực vật liên quan đến rễ cây.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh , vẽ hình

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cây

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập bảng cấu tạo và chức năng miền hút

2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và chuẩn bị bài

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ ổn định lớp: 6A1 6A2 6A3

2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK

Bài Mới :Miền nào của rễ có chức năng quan trọng nhất ? Vìsao?

 Cấu tạo và chức năng của miền hút sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang - Đan Rông - Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06	 Ngày soạn: 17/09/2013
Tiết : 11	 Ngày dạy: 23/09/2013
BÀI 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I / MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ 
- Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.
- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng thực vật liên quan đến rễ cây. 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh , vẽ hình 
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cây 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập bảng cấu tạo và chức năng miền hút 
2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ ổn định lớp: 6A16A26A3 
2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK
Bài Mới :Miền nào của rễ có chức năng quan trọng nhất ? Vìsao?
 Cấu tạo và chức năng của miền hút sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Yêu cầu HS H10.1 và 10.2 
+ Miền hút gồm mấy phần chính? Kể tên
+ Phần vỏgồm những bộ phận nào?
+ Phần trụ giữa gồm những bộ phận nào?
- Gv dẫn dắt Hs ghi sơ đồ cấu tạo của rễ 
- Gv yêu cầu hs quan sát lại nội dung tranh 10.1 trả lời câu hỏi 
 + Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào ?
- Gv nhận xét câu trả lời và ghi kết luận 
- HS quan sát hình vẽ thu thập thông tin
+ Phần vỏ và trụ giữa
+ Biểu bì, thịt vỏ
+ Bó mạch, ruột
- Hs quan hình và phần chú thích cùng Gv xây dụng sơ đồ cấu tạo các miền của rễ 
- Hs đọc nội dung SGK và quan sát hình 10.1 
+ Vì có màng tế bào, vách tế bào, chất tế bào, nhân 
 Tiểu kết: Biểu bì 
 Vỏ Thịt vỏ 
Các bộ phận Mạch rây
Của miền hút Bó mạch
 Trụ giữa Ruột Mạch gỗ 
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA MIỀN HÚT 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu Hs đọc bảng tr 32 SGK
- Tổ chức cho Hs thảo luận trả lời câu hỏi 
+Lông hút có tồn tại mãi không ?
+Tìm sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào lông hút ?
+Vì sao bộ rễ lại thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con ? 
- Gv nghe Hs báo cáo để nhận xét phần trả lời 
- YC HS vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ vào vở
- Học sinh đọc bảng thu thập thông tin
- Hs thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Lông hút không tồn tại mãi 
+ Tế bào lông hút không có diệp lục 
+ Để hút được nhiều nước và muối khoáng 
- Hs báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung 
 - HS vẽ hình
Tiểu kết 2: Chức năng của miền hút:
- Biểu bì: Hút nước và muối khoáng, bảo vệ
- Thịt vỏ: vận chuyển nước và muối khoáng vào trong trụ giữa
- Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng
- Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ
- Ruột: dự trữ chất dinh dưỡng
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
1/ Củng cố:
- YC HS đọc ghi nhớ SGK
 * Hãy chọn câu trả lời đúng nhất : Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì sao?
a. Gồm 2 phần : vỏ và trụ giữa 
b. Có mạch rệ và mạch rây vận chuyển các chất 
c. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan 
d. Có ruột chứa chất dự trữ 
2/ Dặn dò : Học bài cũ
 Làm thí nghiệm của bài “ Sự hút nước và muối khoáng”
V. RÚT KINH NGHỆM:
Tuần: 06	 Ngày soạn: 17/09/2013
 Tiết: 12	 Ngày dạy: 27/09/2013
BÀI 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Hs biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số muối khoáng hoà tan 
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra 
2. Kĩ năng 
 - Rèn các thao tác và các bước làm thí nghiệm 
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh hình 11.1 , 11.2 SGK 
2/ Chuẩn bị của học sinh : Các mẫu kết quả của thí nghiệm chuẩn bị ở nhà 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/ ổn định lớp: 6A16A26A3 
2/ Kiểm tra bài cũ:+ Nêu thành phần cấu tạo miền hút của rễ
 + Chức năng các thành phần cấu tạo của rễ 
Bài mới: Cây cần nước và muối khoáng như thế nào?
 Hoạt động 1 : TÌM HIỂU NHU CẦU NƯỚC CỦA CÂY 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 * Thí nghiệm 1 : 
- YC Hs trình bày lai thí nghiệm của bạn Minh 
- Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi , cho các nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
+ Hãy dự đoán kết quả và giải thích? 
 * Thí nghiệm 2 : 
- Gv cho các nhóm báo cáo kết quả cân rau quả ở nhà 
- Yêu cầu Hs đọc nội dung SGK
+ Từ thí nghiệm 1 và 2, nhận xét về nhu cầu nước của cây? 
+ Kể tên những cây cần nhiều nước và những cây cần ít nước?
+ Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao ?
- Gv lưu ý 1 số loại cây sống ở nước và ở cạn cần nước 
- Hs trính bày thí nghiệm 1 của bạn Minh 
- Các nhóm tổ chức thảo luận thống nhất ý kiến 
+ Tìm hiểu nhu cầu nước đối với cây
+ Cây ở chậu A phát triển tốt vì ccos đầy đủ nước. Cây ở chậu B sẽ chết vì thiếu nước
- Đại diện nhóm báo cáo bài làm 
- Đọc nội dung SGK 
+ Nước rất cần đối với cây, nếu thiếu cây sẽ chết
+ Cây cần nhiều nước: các loại rau, lúa
Cây cần ít nước: xương rồng, càng cua 
- Hs rút ra kết luận về vai trò của nước 
Tiểu kết 1: - Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây
Hoạt động 2: TÌM HIỂU NHU CẦU MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Gv treo tranh H11.1 , cho hs đọc thí nghiệm 3 trong sách 
- Gv hướng dẫn Hs thiết kế thí nghiệm trên giấy theo nhóm 
- Gv yêu cầu hs nêu: Mục đích, Đối tượng nghiên cứu, Tiến hành : Điều kiện và kết quả 
- Gv cho hs đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi 
 - Gọi Hs báo cáo bài làm 
 - Gv gọi Hs rút ra kết luận chung về nhu cần muối khoáng của cây 
 - Hs đọc nội dung thí nghiệm 3 
- Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv 
 - Nêu mục đích yêu cầu của thí nghiệm 
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, thư kí ghi lại cách làm của thí nghiệm 
- Đọc thông tin làm phần ∇ 
- Hs báo cáo bài làm 
- Hs rút ra nhận xét về nhu cầu cần muối khoáng của cây 
Tiểu kết: - Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính là : đạm, lân, kali 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
1/ Củng cố : Học sinh đọc ghi nhớ sgk. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Trong đời sống của cây, giai đoạn nào cây cần nhiều nước hơn các giai đoạn khác?
Giai đoạn quả chín, cây già
Giai đoạn cây đâm chồi, để nhánh
Giai đoạn chuẩn bị ra hoa
Cả b và c
Câu 2: Trong đời sống của cây, giai đoạn nào cây cần nhiều muối khoáng?
Khi mọc cành, đẻ nhánh
Khi sắp ra hoa
Khi quả bắt đầu chín
Cả a và b
2/ Dặn dò: - Đọc mục “ Em có biết ”
 - Học bài và đọc bài mới 
V. RÚT KINH NGHỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Cấu tạo miền hút của rễ - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang - Đan Rông - Lâm Đồng.doc