I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ
- Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.
- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng thực vật liên quan đến rễ cây.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh , vẽ hình
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cây
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Phiếu học tập bảng cấu tạo và chức năng miền hút
2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng
Tuần 06 Ngày soạn: 20/09/2014 Tiết 11 Ngày dạy: 24/09/2014 BÀI 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ - Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút. - Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng thực vật liên quan đến rễ cây. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh , vẽ hình 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cây II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: Phiếu học tập bảng cấu tạo và chức năng miền hút 2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 6A2 .. 6A3 .. 6A4 .. 6A5 .. 2. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy loại rễ? Rễ có mấy miền? Chức năng của mỗi miền? 3. Các hoạt động dạy và học Mở bài: Miền nào của rễ có chức năng quan trọng nhất? Vì sao? Cấu tạo và chức năng của miền hút sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay Hoạt động 1 : TÌM HIỂU CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS H10.1 và 10.2 + Miền hút gồm mấy phần chính? Kể tên + Phần vỏ gồm những bộ phận nào? + Phần trụ giữa gồm những bộ phận nào? - GV dẫn dắt HS ghi sơ đồ cấu tạo của rễ - GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung tranh 10.1 trả lời câu hỏi. + Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào ? - GV nhận xét câu trả lời và ghi kết luận. - HS quan sát hình vẽ thu thập thông tin + Phần vỏ và trụ giữa + Biểu bì, thịt vỏ + Bó mạch, ruột - HS quan hình và phần chú thích cùng Gv xây dụng sơ đồ cấu tạo các miền của rễ - HS đọc nội dung SGK và quan sát hình 10.1. Nêu được: + Vì có màng tế bào, vách tế bào, chất tế bào, nhân. Tiểu kết: Biểu bì Vỏ Thịt vỏ Các bộ phận Mạch rây Của miền hút Bó mạch Trụ giữa Ruột Mạch gỗ Hoạt động 2: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA MIỀN HÚT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS đọc bảng tr.32 SGK. - Tổ chức cho Hs thảo luận trả lời câu hỏi + Lông hút có tồn tại mãi không ? + Tìm sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào lông hút ? + Vì sao bộ rễ lại thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con ? - GV nghe HS báo cáo để nhận xét phần trả lời - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ vào vở ghi - Học sinh đọc bảng thu thập thông tin - HS thảo luận trả lời câu hỏi : + Lông hút không tồn tại mãi. + Tế bào lông hút không có diệp lục. + Để hút được nhiều nước và muối khoáng. - HS báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. - HS vẽ hình. Tiểu kết: Chức năng của miền hút: Biểu bì: Hút nước và muối khoáng, bảo vệ Thịt vỏ: vận chuyển nước và muối khoáng vào trong trụ giữa Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ Ruột: dự trữ chất dinh dưỡng IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ. 1. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK * Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì sao? a. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa b. Có mạch rệ và mạch rây vận chuyển các chất c. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan d. Có ruột chứa chất dự trữ 2. Dặn dò: Học bài cũ Làm thí nghiệm của bài “ Sự hút nước và muối khoáng”. V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: