Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.

- Trình bày được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào.

- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản chứng minh cho mục đích nghiên cứu.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.

3. Thái độ:

- GD cho hs thái độ yêu thích môn học

- GD kĩ năng sống: Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày, quản lí thời gian.

- GD ý thức bảo vệ một số động vật trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm trường.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2013
Ngày giảng: 20/9/2013(6B)
 24 /9/2013(6A)
Tiết 10- Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ(tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Trình bày được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào.
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản chứng minh cho mục đích nghiên cứu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Thái độ:
- GD cho hs thái độ yêu thích môn học
- GD kĩ năng sống: Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày, quản lí thời gian.
- GD ý thức bảo vệ một số động vật trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm trường.
II. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Sử dụng đồ dùng trực quan
- Quan sát + Thực hành thí nghiệm
- Thảo luận nhóm 
- PP bàn tay nặn bột
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Kết quả thí nghiệm 1, 2, 3 SGK Tr. 35
2. Học sinh: 
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
- Kiểm tra sĩ số.
2. Khởi động: (5ph) 
a. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu cấu tạo và chức năng của miền hút?
Đáp án: 
- Các bộ phận của miền hút thể hiện ở sơ đồ sau:
 Biểu bì
 Vỏ
Các bộ Thịt vỏ
phận 
của M.rây
miền Bó mạch 
hút Trụ giữa M.gỗ
 Ruột
- Chức năng: hút nước và muối khoáng hòa tan cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
b. Giới thiệu bài: 
3. Bài mới: (34ph)
*Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: (Tạo vấn đề vào bài).
- GV chiếu hình ảnh hai bức tranh: hoạt động tưới nước và bón phân cho cây
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ tranh hình.
? Hai bức tranh đang diễn ra hoạt động gì?
- HS phát biểu ý kiến: hoạt động tưới nước và bón phân cho cây
? Nước và muối khoáng có cần thiết cho cây không?
->GV giới thiệu vấn đề nghiên cứu ->Ghi đầu bài
*Pha 2: Hình thành câu hỏi của HS (Nghi vấn).
- GV: Em có những câu hỏi nào thắc mắc về nhu cầu nước và muối khóng của cây.
- HS ghi vào vở thực hành những câu hỏi thắc mắc:
+ Tại sao cây cần nước và muối khoáng?
+ Cây nào cần nhiều nước, cây nào cần ít nước?
+ Những gia đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
+ Tại sao phải tưới nước bón phân cho cây?
+ Phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh nhu cầu nước và muối khoáng của cây.
*Pha 3: Đề xuất: Đưa ra phương tiện kiểm chứng.
- GV: Từ các câu hỏi HS đưa ra GV lựa chọn, định hướng cho HS trả lời một số câu hỏi hướng vào nội dung bài học. 
- GV: để trả lời được các câu hỏi trên em cần phải làm gì?( Yêu cầu HS đưa ra giả thiết, phương án thực hiện).
- HS: Thảo luận nhóm thống nhất phương án thực hiện: 
+ Làm thí nghiệm kiểm chứng:
Trồng cây tưới nước và trồng cây không tưới nước.
Trồng cây bón đủ phân và trồng cây không bón phân đạm.
- Quan sát, nhận xét, dự đoán kết quả.
*Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.
- GV: lựa chọn trong các phương án HS đưa ra phù hợp có thể tiến hành được. 
- GV yêu cầu học sinh thực hiện theo phương án lựa chọn. Trồng cây tưới nước và trồng cây không tưới nước.
Trồng cây bón đủ phân và trồng cây không bón phân đạm.
 (GV cần giới thiệu cho học sinh rõ cách quan sát. Đồng thời hướng dẫn các em các thao tác tiến hành thí nghiệm, cách ghi chép)
- GV bao quát các nhóm, uốn nắn các nhóm(nếu cần).
- GV yêu cầu HS dự kiến kết quả thí nghiệm và ghi vào vở thực hành(nhận xét dộ cao của cây, màu sắc lá...).
*Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
- HS: các nhóm báo cáo kết quả để kiểm chứng các giả thiết đưa ra.
- GV chiếu kết quả đã làm thí nghiệm để HS đối chứng với kết quả mà các em dự kiến?
?Qua kết quả trên em rút ra kết luận về nhu cầu nước và muối khóng của cây?
- GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức(GV chốt kiến thức trên bảng).
Kết luận:
- Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
- Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều: muối đạm, muối lân, muối kali. Ngoài ra còn cần các loại phân vi lượng khác.
? Chúng ta có nên bón quá nhiều phân bón hoá học không?
- HS : Không nên vì bón quá nhiều phân bón hoá học không những lãng phí mà còn làm cho đất bị ô nhiễm.
? Ngoài cung cấp đủ nước và muối khoáng cây cần điều kiện gì đẻ phát triển tốt?
- HS: nhổ cỏ, bắt sâu, xới đất tơi xốp...
? Có loài động vật nào trong đất làm cho đất tơi xốp?
- HS: Giun đất-> GD ý thức bảo vệ động vật trong đất.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài: (7ph)
a. Củng cố và kiểm tra đánh giá: 
+ Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
+ Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
b. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung ghi trong vở
- Đọc mục ''Em có biết?''
c. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Đọc trước phần còn lại: Sự hút nước và muối khoáng của rễ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Sự hút nước và muối khoáng của rễ.doc