Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - HS phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc, rễ chùm

 - Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 - Giáo dục thái độ yêu thích môn học và bảo vệ thực vật

 II. Phương tiện dạy học:

 - GV: + một số cây có rễ: rau cải, nhãn, cây rau dền, cây hành.

 + Tranh phóng to hình 9.1, h 9.2- SGK

 - HS: chuẩn bị 1 số cây có rễ, cây cải, cây mít, cây hành, cây cỏ, cây đậu.

 III. Tiến trình bài giảng:

 1. ổn định:

 2. KTBC (5'):

? Quá trình phân chia của tế bào diễn ra như thế nào? Tế bào ỏ những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?

3. Bài mới:

Vào bài: Rễ giúp cây đứng vững trên đất, rễ hút nước và muối khoáng hòa tan. Không phải tất cả các cây đều có cùng một loại rễ. Vậy có những loại rễ nào? để biết được điều đó chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
Chương II: Rễ
Tiết 9: Các loại rễ- Các miền của rễ
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - HS phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc, rễ chùm
 - Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Giáo dục thái độ yêu thích môn học và bảo vệ thực vật
 II. Phương tiện dạy học:
 - GV: + một số cây có rễ: rau cải, nhãn, cây rau dền, cây hành.
 + Tranh phóng to hình 9.1, h 9.2- SGK
 - HS: chuẩn bị 1 số cây có rễ, cây cải, cây mít, cây hành, cây cỏ, cây đậu.
 III. Tiến trình bài giảng:
 1. ổn định:
 2. KTBC (5'):
? Quá trình phân chia của tế bào diễn ra như thế nào? Tế bào ỏ những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
3. Bài mới:
Vào bài: Rễ giúp cây đứng vững trên đất, rễ hút nước và muối khoáng hòa tan. Không phải tất cả các cây đều có cùng một loại rễ. Vậy có những loại rễ nào? để biết được điều đó chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài hôm nay.
Hoạt động 1: Các loại rễ (18')
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn -> kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
- Quan sát các loại rễ cây mà các em mang đến ->Phân loại chúng thành 2 nhóm? 
- Quan sát thật ký các loại rễ cây -> Hãy đối chiếu với H9.1 sgk/29 
? Hãy xếp các loại rễ cây vào một trong 2 nhóm A và B ( Những loại rễ nào có những đặc điểm giống với rễ nhóm A; nhóm B) 
? Ghi lại những đặc điểm để phân loại rễ.
Gọi đại diện một nhóm -> yêu cầu HS đó chọn một cây ở nhóm A và một cây ở nhóm B
? Nêu đặc điểm của rễ cây của nhóm A
? đặc điểm của rễ cây ở nhóm B
? Rễ cây ở nhóm A gọi là rễ gi? và rễ cây ở nhóm B gọi là rễ gì?
GV tren bảng phụ bài tập điền từ phần ẹ 
- Gọi 1 HS lên điền từ -> HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV xuống kiểm trứng lại ở 1 một nhóm -> chốt lại kiến thức
Yêu cầu HS : Dựa vào đặc điểm vừa nghiên cứu -> quan sát H9.2 sgk/30 
? Ghi tên cây có rễ cọc, cây có rễ chùm
Gọi HS trả lời -> GV ghi vào phần ví dụ luôn
Giảng thêm về đặc điểm của một số loại rễ (Cây Ngô, cây si, cây đa, cây bèo tây)
Chuyển ý: Để thực hiện được chức năng giữ cho cây đứng vững và hút nước, muối khoáng hòa tan cung cấp cho cây thì Rễ phải có cấu tạo như thế nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk/30 + quan sát H9.3 -> ghi nhớ kiến thức
Gọi 1 HS đọc phần   sgk
Rễ có 4 miền vậy đó là những miền nào -> nghiên cứu nội dung trong bảng 
-> Lên điền các miền của rễ vào tranh câm
Gọi hs khác nhận xét bổ sung -> chốt kiến thức
? Hãy nêu chức năng của từng miền?
Gọi HS đọc kết luận sgk
1. Các loại rễ
HS hoạt động theo nhóm
Rễ cọc: có rễ cái to khỏe 
* Kết luận: 	 
Có 2 loại rễ chính:
+ Rễ cọc: có rễ cái to khoẻ đâm sâu xuống đất, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc ra nhiều rễ nhỏ hơn.
VD: cây cải,bưởi, cây hồng xiêm.
+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ dài gần bằng nhau, mọc toả ra từ gốc thân thành chùm.
VD: Cây hành, lúa, ngô,..
2. Các miền của rễ:
HS nghiên cứu TT sgk + quan sát tranh hình 9.3
1 HS lên điền các miền của rễ
Rễ có 4 miền:
+ Miền trưởng thành: Chức năng dẫn truyền ( có các mạch dẫn)
+ Miền hút: hấp thụi nước và muối khoáng (có các lông hút)
+ Miền sinh trưởng: Làm cho rễ dài ra
+ Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rễ
4. Kiểm tra đánh giá:
1.Treo bảng phụ bài tập:
 Trong những loại cây sau đây cây nào có rễ cọc, cây nào có rễ chùm. Hãy đánh dấu (x) vào bảng sao cho phù hợp. 
TT
Tên cây
Rễ cọc
Rễ chùm
1
Cây hành
2
Cây cà chua
3
Cây ngô
4
Cây nhãn
5
Cây lúa
6
Cây rau dền
7
Cây bưởi
8
Cây bèo tây
2. Gọi HS nhắc lại nội dung bài 
? Có mấy loại rễ? đặc điểm của từng loại rễ?
? Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
5. Dặn dò
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 - Chuẩn bị bài mới
*. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Các loại rễ, các miền của rễ (3).doc