Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 18: Biến dạng của thân

I-Mục tiêu bài học.

 1.Kiến thức.

 - Biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.

 - Nhận dạng được 1 số loại thân biến dạng trong tự nhiên.

 2.Kỹ năng.

 - Quan sát, phân tích, so sánh qua mẫu vật và tranh hình.

 - Học sinh tự tin khi trinh bày trước nhóm, tổ

 3.Thái độ.

 - Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

II-Chuẩn bị

 1.Chuẩn bị của giáo viên.

 - Mẫu vật: Củ khoai tây, củ xu hào, củ gừng, củ nghệ, cành cây xương rồng.

 - Hình 18.1 trong SGK trang 57 phóng to.

 

docx 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 18: Biến dạng của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I-Mục tiêu bài học.
 1.Kiến thức.
 - Biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
 - Nhận dạng được 1 số loại thân biến dạng trong tự nhiên.
 2.Kỹ năng.
 - Quan sát, phân tích, so sánh qua mẫu vật và tranh hình.
 - Học sinh tự tin khi trinh bày trước nhóm, tổ
 3.Thái độ.
 - Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II-Chuẩn bị
 1.Chuẩn bị của giáo viên.
 - Mẫu vật: Củ khoai tây, củ xu hào, củ gừng, củ nghệ, cành cây xương rồng.
 - Hình 18.1 trong SGK trang 57 phóng to.
 2.Chuẩn bị của học sinh.
 - Mẫu vật: Củ khoai tây, củ gừng, củ xu hào.
 - Đọc trước bài mới.
III- Tiến trình dạy học
 1.Ổn định lớp.
 - Kiểm tra sĩ số : Tổng:..
 Vắng:.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 ? Cấu tạo của thân gồm những bộ phận gì? Chức năng của thân?
Trả lời: 
 - Cấu tạo của thân gồm những bộ phận: thân chính, chồi nách, chồi ngọn.
 - Chức năng của thân: + Nâng đỡ tán lá.
 + Vận chuyển các chất từ rễ lên lá và từ lá xuống rễ.
3. Bài mới:
 Qua các bài trước các em đã được học chức năng của thân cây là nâng đỡ tán lá, vận chuyển các chất. Vậy thân còn có chức năng gì ? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
Bài 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về 1 số loại thân biến dạng.
Mục tiêu : Quan sát hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Quan sát và ghi lại những thông tin về 1 số loại thân biến dạng
a. Các loại thân củ
GV: yêu cầu HS quan sát hình 18.1 trong SGK kết hợp với mẫu vật mang đến.
Yêu cầu trả lời
? Quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm gì chứng tỏ là thân? 
GV: nhận xét
GV: yêu cầu quan sát củ khoai tây và trả lời:
?Vì sao củ khoai tây lại là thân củ?
? Khoai tây có chồi
ngọn và chồi lá.Vậy người ta gọi là củ khoai tây có đúng không? Vì sao?
HS: Quan sát mẫu vật và hình.
HS: nêu được:
+ Chúng có chồi và lá.
HS: cá nhân trình bày
lớp nhận xét, bổ sung.
HS: quan sát
HS: nêu được;
GV: nhận xét
? Khi khoai tây mọc mầm thì chúng ta có nên ăn không? Vì sao?
? Ngoài thân củ khoai tây còn có loại thân củ nào giống củ khoai tây nữa không?
GV: nhận xét
GV: yêu cầu HS quan sát củ khoai tây khi chưa mọc mầm và khi mọc mầm rồi có đặc điểm gì khác nhau?
+ Vì khoai tây có chồi nách và chồi ngọn
+ Không đúng. Phải gọi là thân củ khoai tây vì nó có chồi ngọn và chồi nách.
HS: cá nhân trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung.
HS: nêu được
+ Không được ăn. Khi mọc mầm các chất dinh dưỡng được hoạt hóa tạo ra 1 số chất gây hại nên khi con người ăn vào sẽ gây bệnh ung thư.
+ Củ khoai sọ, củ khoai môn..
HS: cá nhân trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung
HS: quan sát và suy nghĩ câu trả lời.
HS: nêu được;
+ Khi chưa mọc mầm thì vỏ củ còn căng và các chất dinh đưỡng còn nhiều. còn khi mọc mầm thi các chất dinh dưỡng bị lấy đi làm vỏ củ co lại và bị xẹp xuống.
GV: nhận xét
GV: yêu cầu HS quan sát củ xu hào trả lời:
? Vì sao củ xu hào là thân? 
? Người ta gọi củ xu hào có đúng không? Vì sao ?
GV: nhận xét
?Quan sát 2 loại củ : củ xu hào và củ khoai tây cho biết đặc điểm khác nhau của chúng?
GV: nhận xét
GV: yêu cầu thảo luận nhóm và trả lời 2 câu hỏi phần Ñ trong SGK trang 58.
?Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ đối với cây?
?Kể tên 1 số cây thuộc loại thân củ và chức năng của chúng?
HS: cá nhân trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung
HS: quan sát
HS: nêu được:
+ Trên củ xu hào có chồi và lá.
+ Không đúng. Vì nó có chồi ngọn và lá
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
HS: cá nhân trình bày
Lớp nhận xét,bổ sung
HS: nêu được
+ Củ xu hào ở trên mặt đất còn củ khoai tây ở dưới mặt đất.
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
HS: thảo luận nhóm và hoàn thành câu trả lời
HS: nêu được
+Thân củ có dạng to, tròn. Chứa chất dự trữ dùng khi ra hoa, tạo quả.
+ Khoai sọ, khoai môn, 
b. Các loại thân rễ
GV: nhận xét
GV: mở rộng : Cây chuối mọc trên mặt đât chỉ là thân giả, gồm những bẹ lá tạo thành. Thân cây thật là thân ngầm dưới mặt đất mà ta quen gọi là “ củ chuối”
Chuyển ý:
Ta đi tìm hiểu loại thân biến dạng thứ hai là thân rễ .
GV: yêu cầu HS quan sát củ giềng, củ nghệ, củ gừng cho biết:
?vì sao củ gừng, củ nghệ được coi là thân?
?vậy tại sao các củ trên được gọi là thân rễ?
GV: nhận xét
GV: mở rộng: củ dong ta cũng thuộc loại thân rễ. mỗi vảy bên ngoài chính là lá.bên trong có những mắt nhỏ đó là chồi nách.
GV: yêu cầu HS quan sát củ gừng, củ nghệ trả lời:
? quan sát phần thân trên mặt đất có màu xanh còn phần dưới mặt đất có màu trắng hoặc xám. Vậy tại sao có sự khác biệt đó?
củ xu hàocó chức năng làm thức ăn.
HS: lắng nghe
HS: quan sát
HS:nêu được:
+ Có chồi và lá
+ Có thân hình dạng rễ nên được gọi là thân rễ.
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
HS: quan sát
HS: nêu được
GV: nhận xét
GV: yêu cầu HS thảo luận và trả lời 2 câu còn lại phần Ñ trong SGK trang 58.
? Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ đối với cây?
? Kể tên 1 sô cây thân rễ và chưc năng của chúng?
GV: nhận xét
? vì sao khoai lang gọi là rễ còn khoai tây gọi là thân?
+ Phần thân trên mặt đất có điệp lục còn phần dưới không có điệp lục.
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
HS: thảo luận và hoàn thành câu trả lời.
HS: nêu được
+ Thân rễ có dạng hình rễ. Chứa chất dự trữ.
+ Củ khoai lang, cây nghệ, cây gừngChức năng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh.
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
HS: nêu được
+ Củ khoai lang do rễ của dây khoai lang đâm xuống đất. lúc đầu nhỏ sau to dần do tích lũy tinh bột mà thành.
+ Củ khoai tây có những cành ở gần gốc khi bị vùi xuống đất thì cành sẽ phát triển thành củ. nếu như củ lộ trên mặt đất chúng sẽ có màu xanh do có điệp lục.
c. Thân mọng nước
GV: nhận xét
Chuyển ý: ngoài thân củ và thân rễ thì còn có thân mọng nước.
GV: cho HS quan sát cành xương rồng. yêu cầu trả lời:
? Đặc điểm của cây xương rồng?
GV: nhận xét
GV: thao tác trên mẫu vật: lấy que nhọn chọc vào thân cây xương rồng có nhựa chảy ra đó là nước.
Yêu cầu trả lời:
? Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì?
? Cây xương rồng thường sống ở đâu?
? kể tên 1 số cây mọng nước?
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
HS: quan sát
HS: nêu được
+ Thân màu xanh và có nhiều gai.
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
HS: quan sát 
HS: nêu được
+ Cây dự trữ nước để trong điều kiện khô hạn, thiếu nước thì cây có thể cung cấp nước cho mình.
+ Thường sống ở xa mạc.
+ Cành giao, nha đam
HS: cá nhân trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
Hoạt động 2: Đặc điểm, chức năng của 1 số loại thân biến dạng
Mục tiêu : HS tự rút ra được đặc điểm, chức năng của 1 số thân biến dạng
2.Đặc điểm, chức năng của 1 số loại thân biến dạng.
*Kết luận: Nội dung phiếu học tập.
*Kết luân chung SGK trang 59
GV: yêu cầu HS thảo luận và trả lời phiếu học tập.
GV: Đưa bảng chuẩn kiến thức.
? Qua bài nội dung phiếu học tập cho biết đặc điểm của thân biến dạng?
GV: nhận xét
GV: yêu cầu HS đọc kêt luận
HS: thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
HS: Đại điện nhóm trình bày.
Nhón khác bổ xung, nhận xét. 
HS: nêu được
+Thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ.
+Thân mọng nước dự trữ nước.
HS: đọc kết luận.
4. Củng cố - luyện tập
Câu 1: trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ?
Cây xu hào, cây tỏi, cây cà rốt.
Cây giềng, cây cải, cây gừng.
Cây nghệ, cây dong ta, cây gừng.
Câu 2: trong những cây sau đây nhóm nào gồm toàn những cây mọng nước?
Cây xương rồng, cây cành giao, cây nha đam
Cây mít, cây nhãn, xương rồng
Cây nha đam, cây xương rồng, cây cải
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi ở cuối bài
- Đọc mục “ Em Có Biết”
- Chuẩn bị bài mới
IV- Rút Kinh Nghiệm
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 18. Biến dạng của thân.docx