Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.

- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát và nhận biết.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2207Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12. Tiết 23
Ngày soạn: 29/10/2013
Ngày dạy: 05/11/2013
Bài 20: 
CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá. 
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và nhận biết.
-	Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 20.1, 20.4. 
-	Phiếu học tập.
-	Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà, vẽ hình 20.4 vào vở học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 	- Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? 
- Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng? 
3. Bài mới : CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
Giới thiệu bài: Vì sao lá có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng cho cây? Vậy lá có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 1: Biểu bì
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV giới thiệu sơ lược PP nghiên cứu cấu tạo trong của phiến lá để HS có thể hiểu các hình vẽ trong SGK.
- GV gọi HS đọc đoạn thông tin SGK tr.65, quan sát hình 20.1 để nhận biết các phần chính của phiến lá và vị trí của mỗi phần.
- GV cho HS thảo luận nhóm dựa vào thông tin và quan sát hình 20.2, 20.3 SGK tr.65 -> trả lời câu hỏi:
1. Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?
2. Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?
- GV chốt lại kiến thức đúng, cho HS ghi bài
- GV hỏi thêm: Tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá? 
- GV: Nhận xét câu trả lời.
- HS lắng nghe
- HS đọc to đoạn thông tin, lớp quan sát hình 20.1.
- HS thảo luận trả lời:
1. Biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài dày, xếp sát nhau -> bảo vệ; Các tế bào biểu bì không màu, trong suốt -> ánh sáng chiếu qua được
2. Hoạt động đóng, mở của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước
- HS trả lời: Vách tế bào biểu bì ở mặt trên dày hơn so với mặt dưới ( hạn chế thoát hơi nước) do đó có ít hoặc không có lỗ khí. 
- Biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài dày, xếp sát nhau -> bảo vệ
- Các tế bào biểu bì không màu, trong suốt -> ánh sáng chiếu qua được
- Có nhiều lỗ khí -> giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
Hoạt động 2: Thịt lá 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát hính 20.4 SGK tr.66, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm -> hoàn thành phiếu học tập.
- GV cho thảo luận cả lớp hoàn thành mục 6SGK 
- GV ghi nhận ý kiến các nhóm, sau đó nhận xét -> bổ sung hoàn chỉnh kiến thức bằng bảng phụ -> cho HS rút ra kết luận
- GV hỏi: Tại sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
- HS quan sát hính 20.4 SGK tr.66, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm -> hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm nêu ý kiến, cả lớp bổ sung
- HS tự sửa chửa -> rút ra kết luận
- HS trả lời đạt: Có nhiều lục lạp hơn
 Tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp giúp phiến lá thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Phiếu học tập
Các đặc điểm so sánh
Tế bào thịt lá phía trên
Tế bào thịt lá phía dưới
Hình dạng tế bào
Những tế bào dạng dài
Những tế bào dạng tròn
Cách xếp của tế bào
Xếp rất sát nhau
Xếp không sát nhau
Lục lạp
Nhiều lục lạp hơn, xếp theo chiều thẳng đứng
Ít lục lạp hơn, xếp lộn xộn trong tế bào
Chức năng
Chế tạo chất hữu cơ
Chứa và trao đổi khí
Hoạt động 3: Gân lá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Gân lá có chức năng gì? 
- GV y/c HS nhận xét bổ xung. 
- GV rút ra kết luận.
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất
- HS trả lời bổ xung. Các bó mạch gân lá nối với bó mạch của cành và thân
 Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất, các bó mạch gân lá nối với bó mạch của cành và thân.
4. Củng cố đánh giá: 
Cho HS làm bài tập đã photo sẵn.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, bảo vệ, đóng mở.
	 Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào (1)..trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng(2)cho các phần bên trong của phiến lá
	Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều(3). Hoạt động (4) của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.
Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều(5). có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ
Gân lá có chức năng(6)..các chất cho phiến lá. 
Đáp án: 1: Biểu bì	2: Bảo vệ	3: Lỗ khí	
 4: Đóng mở 5: Lục lạp	6: Vận chuyển
5. Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Đọc phần Em có biết ?
Ôn lại kiến thức: Chức năng của lá. Chất khí nào duy trì sự cháy.
Làm thí nhiệm 1 ở nhà và báo cáo kết quả, kèm theo mẫu vật.
Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Cấu tạo trong của phiến lá - Nguyễn Văn Lực.doc