Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 21: Quang hợp

I- Mục tiêu:

- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế: Vì sao trồng cây nơi đủ ánh sáng ? Vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?

*Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về điều kiện cần cho cây tiến hành quang hợp và sản phẩm của quang hợp.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 21: Quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 24
Bài 21: QUANG HỢP (2 tiết)
I- Mục tiêu:
- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.
- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế: Vì sao trồng cây nơi đủ ánh sáng ? Vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh? 
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về điều kiện cần cho cây tiến hành quang hợp và sản phẩm của quang hợp.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian.
II- Chuẩn bị:
GV: kết quả thí nghiệm (nếu được), tranh vẽ theo hình 21.1, 21.2, dung dịch iôt, cơm (tinh bột). hình vẽ 21.3, 21.4, kết quả thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm như ở SGK
HS: nghiên cứu trước bài.
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Kiểm diện 
Hoạt động 2 : kiểm tra bài cũ.
- Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Trình bày phần biểu bì.
TL: Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thịt lá và gân lá
	Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau, vách phía ngoài dày, có chức năng bảo vệ lá
	Trên biểu bì( nhất là ở mặt dưới) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Cấu tạo và chức năng phần thịt lá? Gân lá có chức năng gì?
TL: * Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm hai lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất.
1/ Khám phá:
Ta đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào? Để trả lời câu hỏi đó ta hãy tìm hiểu qua các thí nghiệm.
2/ Kết nối:
Hoạt động 3: tìm hiểu thí nghiệm.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV: biểu diễn thí nghiệm thử tinh bột bằng iôt.
 GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và thảo luận nhóm ( 4 phút).
HS: tự đọc thông tin, thảo luận nhóm ghi ra nháp các câu hỏi:
- Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì?
- Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
- Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?
GV: có thể đến các nhóm để gợi ý thêm cho học sinh trả lời đúng. Gọi đại diện các nhóm trả lời.
HS: đại diện nhóm trả lời.
- Bịt lá thí nghiệm bằng một băng giấy đen làm cho một phần lá không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá đối chứng vẫn được chiếu sáng.
- Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế tạo được tinh bột vì chỉ có phần này bị nhuộm thành màu xanh tím với thuốc thử tinh bột.
- lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. 
GV: bổ sung nếu sai. Đưa kết quả thí nghiệm cho HS xem ( nếu có). Cho HS lặp lại kết luận để ghi bài.
HS: nhắc lại kết luận → ghi bài.
 Hoạt động 4
GV: Trong quá trình lá chế tạo tinh bột , lá còn thải ra chất khí, để biết đó là chất khí gì, ta cùng tìm hiểu tiếp thí nghiệm sau.
GV: Cho học sinh đọc thông tin, quan sát hình 21.2, thảo luận.( 3 phút)
- Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?
- Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?
- Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm?
HS: thảo luận nhóm, trả lời.
GV: có thể đưa thí nghiệm và làm thí nghiệm thử khí oxi bằng tàn đóm đỏ.
 Cho học sinh trao đổi toàn lớp về câu trả lời.
HS: nhận xét lẫn nhau:
+ Cành rong trong cốc B chế tạo được tinh bột vì được chiếu sáng
+ Hiện tượng : có bọt khí thoát ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở đáy ống nghiệm trong cốc B. Đó là khí oxi vì đã làm que đóm vừa tắt lại bùng cháy. 
+ Lá đã nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột.
GV: yêu cầu học sinh nêu kết luận.
HS: nêu kết luận → ghi bài.
1- Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
- Thí nghiệm ( SGK).
- Kết luận:lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2- Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
- Thí nghiệm: SGK.
- Kết luận: trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxi ra môi trường ngoài
Hoạt động 5: Kiểm tra, đánh giá:
GV cho HS trả lời 3 câu hỏi ở SGK.
Câu 1: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng?
=> làm thí nghiệm .........
Câu 2: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thả thêm vào bể các loại rong?
=> Khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong để khi có ánh sáng rong quang hợp sẽ hút bớt khí cacbônic và nhả khí oxi hòa tan vào nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn.
Câu 3: Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng?
=> Phải trồng cây nơi đủ ánh sáng để quá trình quang hợp diễn ra thuận lợi , tạo nhiều chất hữu cơ cho cây, tăng sản lượng, tăng năng suất cây trồng.
Hoạt động 6- Dặn dò:
Học bài theo câu hỏi SGK.
Xem lại nội dung các thí nghiệm vừa học ở SGK. Nghiên cứu trước phần quang hợp tiếp theo và đọc mục “ em có biết” ở SGK trang 73.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Quang hợp (6).doc